Trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em hãy chứng minh nhận định trên.Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1, Mở bài Giới thiệu lòng yêu nước: Lòng yêu nước mà một truyền thống vô cùng cao đẹp của bao thế hệ người Việt Nam. 2, Thân bài a. Giải thích lòng yêu nước – Lòng yêu nước: là lòng yêu tổ quốc mà cụ thể là yêu gia đình, làng xóm, quê hương được thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước. – Đây là một truyền thống quý báu, là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của nhân dân ta. b. Biểu hiện của lòng yêu nước – Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập: + Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc. + Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hy sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,… + Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc. + Tấm gương tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, những người mẹ Việt Nam anh hùng,… – Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước: + Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu. + Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới. + Tình yêu nước thời kỳ mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu. + Tấm gương: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hy sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,… c. Chứng minh qua các tác phẩm văn chương d. Vai trò của lòng yêu nước – Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách. – Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt. – Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam. – Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước. – Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước. e. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay – Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,… – Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,… – Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,… 3, Kết bài Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm bản thân đối với đất nước. Bài siêu ngắn Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại truyền thống tốt đẹp về lòng yêu nước. Có câu tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại rằng''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó chính là một truyền quý báu và thiêng liêng nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta''. Lòng yêu nước đó chính là niềm tự hào của dân tộc ta. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương đến bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn một số bộ phận tiêu cực, phản động. Lo thay! Họ luôn có những hành động, thủ đoạn trái ngược với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chính vì thế những con người đó phải tự nhận thức được hành động đó và quay đầu là bờ. Chính vì thế tình yêu nước đó chính là sức mạnh của dân tộc ta để có thể chống lại lũ xâm lược, nó chính là sự đoàn kết, tinh thần dũng cảm mà bất kì kẻ thù nào cũng phải sợ hãi. Vì thế hãy luôn giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó nhé. Vì nó chính là bước ngoặt trên con đường phát triển văn minh xã hội trong tương lai ngày càng tươi đẹp hơn. Bài mẫu 1 Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước: Một xin rửa sạch thù nhà Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.. Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ” (Hịch tướng sĩ) Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước: Những trằn trọc trong cơn mộng mị Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi. Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ. Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai: Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác) Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lỡ bước” thể hiện khí phách của mình: Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con. (Đập đá ở Côn Lôn ) Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lý tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Từ ấy - Tố Hữu) Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tên một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở: Một canh... hai canh... lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Không ngủ được - Hồ Chí Minh) Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cụ: đấu tranh giữ nước: Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành. Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất: ...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường. Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ. (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung: Chi Lăng bài học thuở xưa Người đi thì có, người về thì không. Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt. Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân. Bài mẫu 2 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển. Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù. Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc. Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa. Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn. Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội. Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước. Bài mẫu 3 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển. Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù. Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc. Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn. Liên hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội. Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.
|