Nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 2Xưa nay, người Việt thường gọi bài “Con mèo mà trèo cây cau" là ca dao, và cũng gọi là đồng dao (ca dao dành cho con trẻ).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Xưa nay, người Việt thường gọi bài “Con mèo mà trèo cây cau" là ca dao, và cũng gọi là đồng dao (ca dao dành cho con trẻ). Theo nghĩa đồng dao, người lớn muốn cho con trẻ biết: Con mèo chỉ biết trèo leo, chuột cũng làm tổ (ổ) trên cây cau. Phần ý nghĩa ngụ ngôn là của người lớn: “Con mèo mà trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa, Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo". Qua bài ca dao, mọi người đều hiểu được bộ mặt giả nghĩa nhân, giả đạo đức của kẻ mạnh, ranh ác (nghĩa trực tiếp là của con mèo, nghĩa bóng chỉ kẻ đạo đức giả): Đến sát hại kẻ yếu (ăn thịt chuột) , mèo ra vẻ thân tình gọi chuột là “chú" (hỏi thăm chú chuột). Cũng rất nhiều người hiểu được: Qua lời lẽ biểu cảm, người nông dân khinh miệt, tố cáo kẻ mạnh, ác, đạo đức giả; đứng về phía sinh vật nhỏ nhoi, yếu thế mà che chở, bênh vực. Đó là tâm lý bênh vực kẻ yếu của người nông dân xưa kia. Có tâm lý này là do nhiều đời người nông dân bị trị, bị bóc lột (hết thời phong kiến lại đến thời thực dân). Không những bênh vực, người nông dân còn giúp kẻ yếu chống trả lại kẻ mạnh, ác, đạo đức giả một đòn hiểm: “Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo" Mắm, muối là đồ ăn mặn, mèo rất sợ; đồng thời mắm, muối cũng để làm thịt mèo. Nhưng ý nghĩa nhân văn sâu xa của bài ca dao là tấm lòng thiện của người nông dân. Họ muốn điều lành tránh xa cái ác, không muốn cái ác xảy ra. Trong khi con mèo (kẻ gieo cái ác) đang leo cây cau tìm chuột ăn thịt - nghĩa là đang hướng thượng, thì người nông dân muốn (chỉ hướng) cho “chú" chuột đi chợ đường xa nơi mặt đất. Chợ không rõ ở đâu, nhưng miễn sao không cùng hướng chuyển động của con mèo. Bài mẫu 2 “Con mèo mà trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa, Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo". Chỉ với bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột… Mèo và chuột là những con vật rất gần gũi với con người. Cho dù con người có Hình ảnh mèo tìm bắt chuột là hình ảnh bình thường và quen thuộc, nhất là tại các gia đình ở khu vực nông thôn. Sự tìm và diệt này dưới cái nhìn bình đẳng của muôn loài dường như có điều gì đó bất nhẫn. Ngày xưa, ai đó đã thi vị hóa chuyện mèo diệt chuột thành những câu ca dao mà từ nhỏ không ai không thuộc. “Con mèo mà trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa, Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo". Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột. Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt. Sự “hỏi thăm chú chuột” của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thát bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối… Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để “giỗ cha con mèo”. Có thể hiểu đoạn ca dao như là lời đùa cợt hay là sự cảm thông chia sẻ với con “mèo cưng” đã bỏ nhiều công sức ra để săn mồi nhưng tạm thời thất bại. Tuy nhiên, qua những lời ca dao đẹp này, mối quan hệ gần gũi giữa mèo và chuột được nêu lên, quy luật sinh tồn tất yếu trong tự nhiên được diễn tả, nhưng không để lộ dấu vết nào của sự chết chóc. Cách thể hiện của đoạn ca dao thật là tuyệt mỹ. Chính điều đó đã làm mê đắm lòng tất cả những ai đọc và thuộc đoạn ca dao qua nhiều thế hệ, cho dù là trẻ thơ hay người đã lên hàng lão.
|