Phân tích tác phẩm Cái kính lớp 81. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả A-dít Nê-xin và tác phẩm "Cái kính" + A-dít Nê-xin là nhà văn trào phúng nổi tiếng của Nga.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả A-dít Nê-xin và tác phẩm "Cái kính" + A-dít Nê-xin là nhà văn trào phúng nổi tiếng của Nga. + "Cái kính" là một truyện ngắn tiêu biểu trong tập "Những người thích đùa". - Nêu vị trí, vai trò của tác phẩm: phê phán những người sĩ diện hão, thích khoe mẽ và đề cao giá trị của sự trung thực, chân thành. 2. Thân đoạn: a) Phân tích nhân vật "tôi" - Là một người đàn ông sĩ diện hão, thích khoe mẽ: + Muốn đeo kính cho giống người tri thức, dù mắt không bị tật. + Tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ, dù không phù hợp với bản thân. + Khi đeo kính không đúng độ, vẫn cố chịu đựng vì sĩ diện. - Hậu quả của việc sĩ diện hão: + Gặp nhiều phiền toái: buồn nôn, chóng mặt, chảy nước mắt,... + Mất đi khả năng nhìn rõ ràng. + Gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. => Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mắt anh ta vẫn bình thường. b) Các bác sĩ khám mắt - Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân. c) Phân tích nghệ thuật trào phúng - Sử dụng các chi tiết, hình ảnh hài hước, châm biếm: - Nhân vật "tôi" với những hành động ngớ ngẩn, phi lý. - Những tình huống oái ăm, dở khóc dở cười. - Ngôn ngữ mỉa mai, giễu cợt, đả kích: - Lời văn dí dỏm, châm biếm. - Sử dụng các câu hỏi tu từ, ẩn dụ, so sánh. d) Giá trị nội dung và nghệ thuật - Nội dung: Phê phán những người sĩ diện hão, thích khoe mẽ; đề cao giá trị của sự trung thực, chân thành. - Nghệ thuật: + Khắc họa nhân vật sinh động, điển hình. + Sử dụng thành công các biện pháp trào phúng. 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Liên hệ bản thân. Rút ra bài học phải sống trung thực, chân thành, không nên sĩ diện hão. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ. Như vậy, truyện cười Cái kính tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng bài học sâu sắc cho người đọc. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Truyện cười Cái kính của nhà văn A-dít Nê-xin đã gửi gắm thông điệp giá trị trong cuộc sống. Truyện kể về nhân vật tôi thích tỏ vẻ là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bảo anh ta bị cận và cho anh ta đeo kính cận, nhưng khi đeo kính lại thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được . Lần hai đi khám bác sĩ khác lại kết luận là bị viễn thị, đeo kính mới nhưng lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe như khóc . Lần thứ ba đi khám, bác sĩ kết luận anh ta bị loạn thị nhưng đeo kính thì nhìn cái gì cũng như lùi ra xa, không sinh hoạt bình thường được . Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình đã vỡ. Rõ ràng, nhân vật tôi đã bị mắc bệnh tưởng. Dù vậy, nhân vật “tôi” vẫn không nhận ra vấn đề bản thân không hề bị bệnh, mà chỉ một mực tin vào lời bác sĩ. Đến cuối truyện, nhân vật tôi đã bị ngã khiến mắt kính bị vỡ. Anh ta đeo kính lên thì nhìn thấy mọi vật bình thường. Tôi lấy làm ngạc nhiên, sung sướng vô cùng nhưng vẫn không phát hiện ra mắt kính bị vỡ. Chỉ đến khi người vợ thắc mắc kính của anh ta bị làm sao, tôi mới nhận ra. Rõ ràng, nhân vật “tôi” đã trở nên ám ảnh, cho rằng bản thân bị mắc bệnh mặc dù anh ta hoàn toàn bình thường. Qua nội dung câu chuyện, tác giả đã phê phán bệnh tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ. Có thể khẳng định rằng đây là một thông điệp giá trị đối với mỗi người trong cuộc sống. Truyện Cái kính đã tạo ra tiếng cười hài hước cho bạn đọc. Đồng thời, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học quý giá trong cuộc sống. Bài thâm khảo Mẫu 1 A-dít Nê-xin là nhà văn châm biếm người Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả của hơn một trăm cuốn sách. Một trong những truyện cười tiêu biểu của ông có thể kể đến Cái kính. Nội dung truyện cười kể về nhân vật tôi vì muốn tỏ ra tri thức, đã đi khám và đeo kính. Lần đầu tiên, bác sĩ bảo anh ta bị cận và cho anh ta đeo kính cận, nhưng khi đeo kính lại thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Lần hai đi khám bác sĩ khác lại kết luận là bị viễn thị, đeo kính mới nhưng lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe như khóc. Lần thứ ba đi khám, bác sĩ kết luận anh ta bị loạn thị nhưng đeo kính thì nhìn cái gì cũng như lùi ra xa, không sinh hoạt bình thường được. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Một lần, nhân vật tôi bị ngã, chiếc kính rơi ra. Khi đeo kính lại, anh ta đã nhìn rõ được mọi vật. Về tới nhà, người vợ hỏi về chiếc kính thì tôi mới phát hiện ra kính bị vỡ. Có thể thấy rằng nhân vật tôi đã mắc phải căn bệnh tưởng, thích giả danh trí thức. Còn các bác sĩ khám bệnh trong truyện thì khám bệnh sơ sài, kết luận không có căn cứ. Hết lần này đến lần khác, tôi nghe theo lời bác sĩ để rồi tình trạng vẫn không khá lên. Chỉ đến cuối truyện, khi “tôi” bị ngã khiến chiếc kính bị vỡ tròng và đeo kính lên, anh ta nhìn thấy mọi vật bình thường. Rõ ràng, nhân vật “tôi” đã trở nên ám ảnh, cho rằng bản thân bị mắc bệnh mặc dù anh ta hoàn toàn bình thường. Truyện có dung lượng ngắn, khoảng tầm hai trang với cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. Tình huống gây cười xuất phát từ việc nhân vật tôi không mắc bệnh, nhưng mỗi lần khám mắt đều ra một bệnh khác nhau, đeo kính mới rồi lại thay; khi ngã vỡ kính thì mắt nhìn được bình thường, không bị bệnh gì. Tác giả đã sử dụng thủ pháp phóng đại, tăng tiến để nhằm mục đích tạo ra tiếng cười phê phán, châm biếm. Truyện cười Cái kính tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng bài học sâu sắc cho người đọc. Tác phẩm đã thành công trong việc châm biếm thói sĩ diện hão, thích khoe mẽ và ca ngợi giá trị của sự trung thực, chân thành. Bài học của tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi người. Bài tham khảo Mẫu 2 A-dít Nê-xin là nhà văn châm biếm người Thổ Nhĩ Kì, tác giả của hơn một trăm cuốn sách. Một trong những truyện cười tiêu biểu của ông có thể kể đến Cái kính. Nội dung truyện cười kể về nhân vật tôi vì muốn tỏ ra tri thức, đã đi khám và đeo kính. Lần đầu tiên, bác sĩ bảo anh ta bị cận và cho anh ta đeo kính cận, nhưng khi đeo kính lại thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Lần hai đi khám bác sĩ khác lại kết luận là bị viễn thị, đeo kính mới nhưng lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe như khóc. Lần thứ ba đi khám, bác sĩ kết luận anh ta bị loạn thị nhưng đeo kính thì nhìn cái gì cũng như lùi ra xa, không sinh hoạt bình thường được. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Một lần, nhân vật tôi bị ngã, chiếc kính rơi ra. Khi đeo kính lại, anh ta đã nhìn rõ được mọi vật. Về tới nhà, người vợ hỏi về chiếc kính thì tôi mới phát hiện ra kính bị vỡ. Có thể thấy rằng nhân vật tôi đã mắc phải căn bệnh tưởng, thích giả danh trí thức. Còn các bác sĩ khám bệnh trong truyện thì khám bệnh sơ sài, kết luận không có căn cứ. Hết lần này đến lần khác, tôi nghe theo lời bác sĩ để rồi tình trạng vẫn không khá lên. Chỉ đến cuối truyện, khi “tôi” bị ngã khiến chiếc kính bị vỡ tròng và đeo kính lên, anh ta nhìn thấy mọi vật bình thường. Rõ ràng, nhân vật “tôi” đã trở nên ám ảnh, cho rằng bản thân bị mắc bệnh mặc dù anh ta hoàn toàn bình thường. Truyện có dung lượng ngắn, khoảng tầm hai trang với cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. Tình huống gây cười xuất phát từ việc nhân vật tôi không mắc bệnh, nhưng mỗi lần khám mắt đều ra một bệnh khác nhau, đeo kính mới rồi lại thay; khi ngã vỡ kính thì mắt nhìn được bình thường, không bị bệnh gì. Tác giả đã sử dụng thủ pháp phóng đại, tăng tiến để nhằm mục đích tạo ra tiếng cười phê phán, châm biếm.
|