Qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa, hãy viết đoạn văn với chủ đề: người lao động cống hiến thầm lặngĐọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những người lao động hết lòng vì đất nước. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích: người lao động cống hiến thầm lặng 2. Thân đoạn a. Những người lao động cống hiến thầm lặng ở Sa Pa: * Anh thanh niên: - Làm công tác khí tượng, một mình sinh sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. - Công việc vất vả, đòi hỏi tính chính xác cao nhưng anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhờ tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm. - Biết cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống; tự tạo niềm vui cho mình: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà,... * Ông kĩ sư vườn rau: - Là một người lao động kiên trì, bền bỉ. - Hàng ngày ông quan sát ong thụ phấn rồi sau đó thực hiện nghiên cứu thụ phấn cho hoa su hào. * Anh cán bộ nghiên cứu sét: - Người lao động chăm chỉ, say mê trong công việc "mười một năm không xa cơ quan một ngày". - Hết lòng với công việc, quên đi hạnh phúc riêng. b. Những người lao động khác: * Cô kĩ sư: - Cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường. - Xung phong lên Lai Châu để lao động, cống hiến. * Ông họa sĩ già: - Người nghệ sĩ đam mê sáng tạo nghệ thuật. - Luôn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. 3. Kết đoạn Khẳng định vẻ đẹp thầm lặng của người lao động trong truyện và giá trị của truyện ngắn.
Bài mẫu 1 Đọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những người lao động hết lòng vì đất nước. Nhắc đến Sa Pa ta thường nghĩ đến những làn sương mù mỏng manh lặng lẽ giăng mắc ôm ấp lấy những biệt thự những vòm cây - hình ảnh đó gợi đến sự nghỉ ngơi, yên tĩnh. Nhưng đằng sau dáng vẻ nhàn hạ, chậm rãi đó là những con người như anh thanh niên; ông kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét,... họ đang âm thầm miệt mài ngày đêm lao động hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc. Anh thanh niên đã hai mươi bảy tuổi, chưa người yêu, xa gia đình và một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn cao chót vót đã mấy năm nay. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu . Công việc ấy không chỉ vĩ đại ở ý nghĩa của nó đối với đời sống mà còn ở việc con người phụ trách công việc ấy phải một mình đối mặt với những khó khăn vất vả của công việc, một mình đối với với sự cô độc, buồn tẻ. Nhưng anh thanh niên vui vẻ với cuộc sống trong hoàn cảnh đặc biệt đối với tuổi trẻ của mình để hăng hái hoàn thành tốt nhất công việc. Ông kĩ sư vườn rau qua lời kể của anh thanh niên thì "ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...". Nhà nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt,... Họ sống vui với triết lí "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" để làm việc, nghiên cứu, cuộc sống không ồn ào nhưng rạo rực và say mê. Sa Pa đã và đang ngày đêm có những con người hăng hái như thế vì sự phát triển, đẹp giàu của đất nước. Bài mẫu 2 "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một trong những tác phẩm thành công nhất khi viết về hình ảnh con người lao động thời kì đổi mới. Họ âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đời như những con ong chăm chỉ. Nổi bật phải kể đến nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn. Theo lời bác lái xe, đây là "một trong những người cô độc nhất thế gian". Công việc của anh cứ lặp đi lặp lại hàng ngày, thế nhưng anh chẳng một chút than thở, vẫn miệt mài và say mê cống hiến. Không chỉ vậy, ông họa sĩ già cũng góp phần tô đậm thêm hình ảnh của con người trên nền thiên nhiên Sa Pa thơ mộng. Ông có đam mê với nghệ thuật, luôn khát khao tìm nguồn cảm hứng cho tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, độc giả còn được biết đến ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét hay cô kĩ sư trẻ với khát khao được cống hiến cho đất nước. Tất cả họ đều không có tên riêng. Những con người vô danh ấy cứ thầm lặng mà lao động, góp sức vào công cuộc phát triển nước nhà. Tinh thần bền bỉ, miệt mài cứ cháy âm ỉ bên dưới sự tĩnh lặng, yên bình của vùng đất Sa Pa. Họ chính là đại diện cho cả một thế hệ con người thời kì đổi mới. Không cần tỏa sáng với những hi sinh lớn lao như con người trong chiến tranh, họ chỉ âm thầm, lặng lẽ cống hiến như những con ong chăm chỉ đang làm đẹp cho đời. Và đó chính là vẻ đẹp rất riêng, rất thời đại mà nhà văn Nguyễn Thành Long muốn truyền tải đến độc giả. Bài mẫu 3 "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long viết về những con người thầm lặng, đó là những con người lao động trong thời đại mới đang hăng say cống hiến cho đất nước, cuộc đời. Bức chân dung đẹp đẽ nhất trong tác phẩm đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Công việc đo nắng, đo mưa, đo chấn động mặt đất gian khổ là vậy nhưng anh vẫn luôn hoàn thành tốt nhờ tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao. Sinh sống và làm việc trên mảnh đất Sa Pa còn có bác kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét. Nếu bác kĩ sư vườn rau chăm chỉ, cần mẫn với công việc nghiên cứu quá trình thụ phấn của ong để lai tạo những giống rau củ năng suất, chất lượng thì anh kĩ sư nghiên cứu sét đam mê với công việc đến quên cả hạnh phúc riêng. Bên cạnh đó, trong truyện chúng ta còn bắt gặp cô kĩ sư trẻ - cô sinh viên mới ra trường xung phong lên Lai Châu để lao động, cống hiến. Đó còn là ông họa sĩ già, người cả đời tìm kiếm, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật. Mỗi người lao động trong truyện đều là những con người đáng quý, đáng trân trọng. Họ sẵn sàng cống hiến, hi sinh những lợi ích cá nhân để lao động, cống hiến cho quá trình phát triển chung của đất nước.
|