Nêu cảm nhận về tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hàYêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm Nam quốc sơn hà. - Nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam). 2. Thân bài * Lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của đất nước: "Nam quốc... thiên thư" (Sông núi nước Nam...sách trời) - Câu 1: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam vua Nam ở) + Giọng thơ hào hùng, đanh thép => Mang ý nghĩa khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. + Cách sử dụng từ ngữ "quốc" (nước), "đế" (vua) => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam sánh vai với hoàng đế Trung Quốc. - Câu 2: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (Rành rành định phận tại sách trời) + Cách lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát => Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó đã là chân lý, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời không thể chối cãi. * Tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc: "Như hà... bại hư" (Cớ sao... tơi bời) - Câu 3: Hình thức là câu hỏi trực tiếp quân giặc "Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?" => Thái độ quyết liệt, rõ ràng coi kẻ xâm lược là "nghịch lỗ" (giặc dữ) chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa trong hành động xâm lược của kẻ thù. - Câu 4: Khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" => Kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến chúng tự chuốc lấy bại vong. => Lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại, ta sẽ giành chiến thắng. 3. Kết bài - Khẳng định lại tinh thần yêu nước trong Nam quốc sơn hà. - Nêu nhận xét, đánh giá của bản thân về giá trị của tác phẩm. Bài mẫu 1 Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế! Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lý -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này. Nhìn lại các sáng tác thời Lý - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lý. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải. Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình. Ta hãy đọc kỹ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc: Nam Quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng bay nhất định phải tan vỡ. (Theo Lê Thước và Nam Trân dịch) Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỷ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động. Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỷ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương (Bình Ngô đại cáo) Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Giặc dữ cớ sao phạm tới đây Chúng bay nhất định phải tan vỡ). Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Bài mẫu 2 'Nam quốc sơn hà' (hay còn được biết đến với tên gọi 'Thần' theo truyền thống của nhà thơ Lý Thường Kiệt), được sáng tác bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt của Đường luật. Xuất hiện trong bối cảnh Lí Thường Kiệt tham gia trận chiến quyết liệt chống lại quân xâm lược Tống tại sông Như Nguyệt vào năm 1077. Bài thơ không chỉ là khẳng định vững chắc về chủ quyền độc lập, mà còn là biểu tượng của quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. Tuy chỉ với 4 câu thơ, nhưng 'Nam quốc sơn hà' chứa đựng tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Việt Nam. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt của Đường luật, bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, nhưng khi đọc, ta cảm nhận rõ sự rực rỡ của tinh thần yêu nước. Ngay từ đầu, bài thơ tuyên bố về chủ quyền của đất nước một cách rõ ràng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Trong hai dòng thơ đầu tiên, với ngôn từ hùng tráng và quyết liệt, tác giả đã khéo léo sử dụng từ ngữ như 'quốc' (nước) và 'đế' (vua). Như ta biết, trong triều đại phong kiến Trung Quốc, chữ 'đế' thường được sử dụng để chỉ vị vua cao quý, trong khi các vua ở các nước láng giềng thường chỉ được phong là 'vương'. Với cách sử dụng 'quốc' và 'đế' ở câu thơ đầu tiên, tác giả không chỉ khẳng định nước Nam là một quốc gia độc lập với chủ quyền riêng, vua còn là biểu tượng cao quý đại diện cho nhân dân. Điều này là sự tự hào, tự tôn về dân tộc, coi nước Nam như ngang hàng với Bắc, vua Nam không thua kém hoàng đế Trung Quốc. Thông điệp này tiếp tục được củng cố trong câu thơ tiếp theo: Định mệnh kiên cường tại thiên thư Với lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát, câu thơ thứ hai mạnh mẽ khẳng định rằng sự đanh thép của nước Nam là của riêng người Nam, là điều đúng đắn, được trời cao ghi chép rõ ràng trong 'tại thiên thư' và không thể bác bỏ. Việc này chứng minh rằng ranh giới và bờ cõi của dân tộc được cả trời cao chứng nhận. Sự thiêng liêng và ý nghĩa của câu thơ khiến mỗi người đều cảm nhận rõ thái độ tự hào sâu sắc được tác giả truyền đạt qua lời tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ... 'Nam quốc sơn hà' không phải là sự hiện hữu ngẫu nhiên, mà đó là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Mỗi từ trong bài thơ là một tia sáng tinh thần yêu nước, mang theo quyết tâm bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước: Như hỏi về sự xâm phạm của kẻ thù: Tại sao một sự thật rõ ràng và thiêng liêng như thế lại bị xâm phạm một cách phi lý như vậy? Thái độ quyết liệt đối mặt với kẻ xâm lược được thể hiện qua từ ngữ 'nghịch lỗ'. Câu hỏi này không chỉ là sự chỉ rõ về sự phi lý của hành động xâm lược, mà còn kích thích tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Nam với quê hương: Chúng ta cùng nhau chống lại thù địch, đồng lòng bảo vệ quê hương. Hành động ngang ngược với sách trời của kẻ thù sẽ dẫn đến thảm hại cho chúng, như một quy luật tất yếu 'thủ bại hư'. Đó là số phận không tránh khỏi cho những kẻ xâm lược, làm trái đạo trời... Câu thơ thứ tư như một lời cảnh báo sắc bén, xác nhận rằng giặc sẽ gặp thất bại thảm hại và chúng ta sẽ đạt chiến thắng. Điều này là xứng đáng với những kẻ cướp nước, chúng sẽ phải chịu trận thất bại thảm hại do hành động phi nghĩa mà chúng đã thực hiện. Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' gọn gàng trong 28 chữ ngắn, nhưng ý nghĩa sâu sắc. Đó là bản Tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền của đất nước và tuyên bố không ai được phép xâm phạm. Bài thơ cũng là một văn bản chính trị với lý lẽ nói về điều quan trọng của đất nước: độc lập, chủ quyền dân tộc, nhưng vẫn giữ nguyên sự ấm áp của tình cảm... Mặc dù đã hơn một thiên niên kỷ, nhưng 'Nam quốc sơn hà' vẫn là một minh chứng sống về tinh thần yêu nước của tổ tiên, để chúng ta ngày nay vẫn tự hào! Bài mẫu 3 Dân tộc Việt Nam luôn từng thế hệ truyền tục lòng yêu nước. Tình yêu đất nước tự nhiên hiện hữu trong những bài ca, những bài thơ bình dị. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt cũng là một minh chứng rực rỡ của truyền thống đó. Viết vào thời kỳ chống quân Tống, tác phẩm này là tuyên ngôn độc lập rạng ngời, nổi bật tinh thần yêu nước. Đầu tiên, tinh thần yêu nước thể hiện qua ý thức chủ quyền dân tộc. Là sự tự hào, là lời khẳng định vững chắc về chủ quyền, lãnh thổ của miền Nam, của đất trời Nam: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” Một tuyên bố rõ ràng, khẳng định mạnh mẽ rằng sông núi nước Nam thuộc về vua Nam và không ai khác. Không khí Bắc có vua Bắc, đất Nam cũng có vua Nam, hai lãnh thổ sánh ngang, không chấp nhận sự xâm phạm. Đất Nam là của vua Nam và của nhân dân nước Nam. 'Rành rành định phận tại sách trời' Định mệnh đã quyết định, Nam và Bắc là hai phần của thiên thư, là điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Tinh thần yêu nước tỏa sáng qua lòng tự tôn dân tộc, ý thức vững chắc về chủ quyền độc lập. Mỗi cỏ cây, đồng ruộng, từng tấc đất đều thuộc về nước Nam, không ai, không một dân tộc nào có quyền xâm phạm. Đó là sự thật không thể thay đổi, là cốt lõi của chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tinh thần yêu nước hiển hiện qua lòng tin vào chính nghĩa, vào chiến thắng tất yếu của đất Nam trước mặt quân xâm lược. Niềm tin vào ý chí chiến đấu của dân tộc chắc chắn sẽ đánh bại quân giặc phi nghĩa. Bọn giặc đang ngang nhiên hoành hành, vô tư phớt lờ đạo lý, coi thường ý trời. ' Cớ sao bọn giặc dám xâm phạm?” Một câu hỏi như một lời nhắc nhở, cảnh báo về hành động phi nghĩa. Đất Nam bình yên, nhân dân tự do, tại sao bọn giặc lao mình vào chiếm lãnh thổ? Một động thái thâm độc, tàn bạo, không có sự ủng hộ nào. Xâm phạm đất sông nước Nam là vi phạm độc lập chủ quyền, lòng tự tôn của dân tộc hướng đến hòa bình, đoàn kết và nhân ái. Điều này đối lập với tự nhiên, là một hành động ngược lại với ý trời. Nếu họ tiếp tục hành động tàn bạo như vậy, họ sẽ phải đối diện với thất bại thảm khốc: 'Chúng sẽ bị đánh bại tan tác' Tội ác của kẻ xâm lược sẽ khiến 'trời không dung, đất không tha', rồi chúng sẽ phải chấp nhận trước tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự đoàn kết và ý chí không gì lay chuyển được của nhân dân nước Nam. Chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà, những kẻ thất bại sẽ phải đối mặt với những hậu quả đắng cay do tội ác mà chúng đã gây ra. Đây là niềm tin vào chiến thắng cho tương lai của đất nước, là lòng tin mạnh mẽ và kiên định vào thắng lợi tất yếu của dân tộc. Đồng thời, đây là tuyên ngôn kêu gọi tinh thần đoàn kết và chiến đấu của nhân dân. Tinh thần yêu nước không luôn cần đến vũ khí, nó có thể được thể hiện qua những lời thơ, những trang văn sắc bén, làm dậy sóng lòng yêu nước và khiến quân giặc phải run sợ. Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' của Lí Thường Kiệt, với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, đã tạo ra một kiệt tác văn hóa vĩ đại, là bài học quý báu về tình yêu Tổ quốc, đất nước ngày hôm nay và cho những thế hệ sắp tới.
|