Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lá đỏ lớp 81. Mở đoạn: - Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: - Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ. 2. Thân đoạn: - Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. + Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình… - Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. + Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát… 3. Kết đoạn: - Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Bài thơ “lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi là một bức tranh tuyệt đẹp, là bản trường ca hào hùng về thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Trường Sơn hòa quyện với vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, với sự can trường dũng cảm của những người lính cụ Hồ. Qua bài thơ tác giả thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương yêu đất nước. Bài “lá đỏ” với hình ảnh màu đỏ tượng trưng cho lá cờ Tổ Quốc, là những dự báo về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Bài thơ "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm văn chương đầy tinh tế và sâu sắc, tạo nên một cảm giác thư thái và sâu lắng khi đọc. Tác giả đã sử dụng hình ảnh lá đỏ để tả nên những cảm xúc, tâm trạng của con người trước những biến cố cuộc đời. Bằng cách mô tả sự rụt rè, lặng lẽ của lá đỏ, tác giả đã thể hiện được sự đau lòng, hoài niệm và những nỗi buồn trong lòng người. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một bức tranh về mùa thu, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc về tâm trạng con người trước thăng trầm của cuộc sống. Đọc bài thơ "Lá Đỏ", người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của từng câu văn mà còn được đắm chìm trong những suy tư, cảm xúc sâu thẳm mà tác giả muốn truyền đạt. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Lá đỏ là một trong những tác phẩm hay của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu, tác giả đã khắc họa không gian diễn ra cuộc gặp gỡ tình cờ với “em” - giữa rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn. Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong được khắc họa chân thực. Tiếp đến, hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến đã gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất. Bài thơ “Lá đỏ” ca ngợi những đóng góp to lớn của người anh hùng chưa biết tên đã tạo ra sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bài tham khảo Mẫu 1 Áng thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm mang đậm chất tự do, phóng khoáng của vùng núi rừng Tây Nguyên. Thể thơ tự do mà tác giả lựa chọn đã góp sức lớn trong việc tạo nên âm hưởng ấy của bài thơ. Lá đó đã khắc họa vùng núi rừng Trường Sơn bao la, hùng vĩ vào mùa lá rừng chuyển đỏ, rơi rụng như một cơn mưa. Khung cảnh đậm chất trữ tình ấy, đã trở thành phông nền cho cuộc gặp gỡ giữa người lính trẻ với cô em gái tiền phương. Cuộc gặp diễn ra chóng vánh, nhưng vẫn khắc sâu vào kí ức người lính về cô gái hậu phương mộc mạc nhưng vẫn vô cùng mạnh mẽ. Các cô gái ấy là điểm tựa tinh thần vững chãi cho những người lính nơi tiền tuyến. Giúp các anh thêm vững tay súng, chắc tinh thần để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Người lính rời đi để lại lời hứa gặp nhau ở Sài Gòn khi đất nước đã thống nhất. Để lại phía sau cô gái hậu phương với đôi mắt trong veo ngời niềm tin chiến thắng, đứng giữa mưa rừng đỏ như lá cờ cách mạng. Khung cảnh vừa hào hùng vừa thi vị giữa rừng Trường Sơn rộng mở ấy khiến em rạo rực niềm tự hào xen lẫn kính yêu những con người anh hùng sinh ra trong thời chiến. Nhờ có họ, mà đất nước ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay. Bài tham khảo Mẫu 2 Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất Tây Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc liệt nhất của trận chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắt nhịp, gieo vần phóng khoáng, linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào hùng, tâm thái lạc quan của quân ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái tiền phương” giữa chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung cảnh đậm chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương” với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và gần gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân của hậu phương, của quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững tay súng, chắc bước chân. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân rời đi hướng Trường Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại hào hùng. Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời hẹn gặp mặt tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ đoàn tụ với nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là một thời thề mang nặng quyết tâm của người lính. Những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ cười và đôi mắt trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng và hi vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ đã kể lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom đạn, giúp em cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu được những hi sinh cùng khát vọng của những người lính và cả hậu phương trong chiến tranh. Bài tham khảo Mẫu 3 Bài thơ Lá đỏ của nhà văn Nguyễn Đình Thi là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ tinh thần và niềm tin quyết thắng mãnh liệt. Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã thổi vào các dòng thơ hơi thở của sự phóng khoáng, góp phần khắc họa nét hùng vĩ, bao la, hoang sơ của núi rừng Trường Sơn. Trong bài thơ, núi rừng đang bước vào mùa thu, mùa lá đỏ rụng đầy. Sự ác liệt của bom đạn chiến trận không thể nào át được vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của thiên nhiên đất nước ta. Trên bức tranh ấy, xuất hiện một cô gái hậu phương mộc mạc, tươi trẻ. Cô gái ấy đại diện cho hậu phương vững chãi, luôn ở phía sau ủng hộ, giúp sức, cổ vũ cho người lính. Chính bởi vậy, mà khi người lính gặp cô, đã cảm thấy thêm an tâm và như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu. Các anh quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, để bảo vệ quê hương và hậu phương của mình. Cuộc gặp gỡ đó diễn ra chóng vánh trong màn mưa lá đỏ. Rồi người lính lại ra đi, mạnh mẽ xông thẳng ra tiền tuyến. Anh để lại lời hẹn gặp cô gái hậu phương ở Sài Gòn khi đất nước đã thống nhất. Đó không chỉ là lời hẹn với cô gái, mà còn là lời hứa, lời tự nhủ của chàng lính trẻ, để nhấn mạnh thêm quyết tâm trong lòng. Anh rời đi để lại tấm lưng cao lớn và vững chãi cùng hậu phương đang dõi mắt trông theo. Bức tranh mà bài thơ Lá đỏ khắc họa vừa lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng. Nó tái hiện một cách chân thực về những con người sống trong thời bom lửa rực cháy. Tình yêu nước và quyết tâm của họ còn đỏ hơn cả lá phong đỏ trên rừng Trường Sơn. Thật tự hào biết bao khi đất nước ta có những thế hệ như thế.
|