Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc

Tác giả Hà Ân tên thật là Hoàng Hiền Mô, quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Hà Ân.

- Tác giả Hà Ân (1928-2011) tên thật là Hoàng Hiền Mô, quê ở Hà Nội. Là nhà văn nổi tiếng Việt Nam.

- Giới thiệu khái quát bài Bên bờ Thiên Mạc: Hoàn cảnh ra đời, nội dung của bài.

2. Thân bài:

a. Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ cho Hoàng Đỗ.

+ Nhiệm vụ đó là gì?

Đi giao bản lệnh cho Thượng tướng quân.

+ Những lời căn dặn của Trần Quốc Tuấn với Hoàng Đỗ.

b. Phần 2: Món quà mà Trần Quốc Tuấn thưởng cho Hoàng Đỗ

+ Món quà đó là gì?

+ Cảm xúc của Hoàng Đỗ khi nhận món quà đó?

Vui mừng, xúc động.

+ Cảm xúc của người cha khi thấy con mình được nhận quà.

Bất ngờ, sung sướng.

- Diễn tả tâm lí nhân vật một cách độc đáo, phương thức đối thoại làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn.

3. Kết bài:

Khái quát nội dung của bài.

Câu 2

      Tác giả Hà Ân tên thật là Hoàng Hiền Mô, quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. Bên bờ Thiên Mạc là tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.

      Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, côn ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trần Quốc Tuấn cũng dành một phần thưởng dành cho Hoàng Đỗ. Đoạn trích cũng đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước một cách tha thiết và mãnh liệt, khi dân ta đang bị quân giặc xâm lược.

      Mở đầu, là chuyện Trần Quốc Tuấn gặp cậu bé chăn ngựa, trông cậu bé cũng sáng sủa và hiểu rất rõ về bãi lầy. Nơi mà chút nữa cậu bé sẽ mang bản lệnh trao cho Thượng tướng quân. Trần Quốc Tuấn đã giao cho Hoàng Đỗ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng có liên quan tới vận mệnh của đất nước. Trước khi giao, ông đã có những lời căn dặn cho cậu bé vì đây là việc lớn nên không thể để xảy ra sai sót nào được. Khi gặp giặc là phải cố gắng vượt thoát, còn nếu vượt không được phải nhau nuốt bản lệnh không để cho quân giặc lấy được bản lệnh đó.

      Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ, đây quả là một đức tính tốt và đáng để học hỏi cậu bé. “ Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ” mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì. Thế nhưng vì cậu cũng chỉ một cậu bé nên đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi. Cậu sợ đi nửa đường bị giặc bao vây, miệng thì nói sợ là vậy nhưng chính cậu bé lại tự nghĩ ra cách làm sao để mình chiến thắng lũ giặc và nếu có phải chết cậu cũng phải kéo lấy mấy tên giặc chết theo.

      Nhiều thắc mắc là vậy nhưng cậu bé cũng rất thông minh tính toán cả việc lỡ nuốt bản lệnh rồi thì lấy gì đưa cho Thượng tướng quân. Cậu bé tuy nhỏ tuổi mà thông minh vô cùng, dám làm cả việc lớn không sợ nguy hiểm, không sợ chết.

      Trần Quốc Tuấn quả thật rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm. Ông còn suy nghĩ thêm nếu như đất nước có thêm nhiều người lính có tấm lòng gan dạ, sẵn sàng hiến thân vì nước thì thật hạnh phúc và tốt biết bao.

      Vì sự can đảm và lòng gan dạ, sẵn sàng vì nước mà hiến thân mình của cậu bé nên ông quyết định tìm một phần thưởng để thưởng cho cậu bé. Đang trong thời gian giặc hoành hành xâm chiếm nước ta nên ông chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra thì ông không có gì khác. Cậu còn ít tuổi quá nên áo chiến và kiếm cũng không dùng được. Suy nghĩ hồi lâu bỗng nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ và sực nhớ ra một điều lớn lao. Ông đã rút thanh kiếm ra, dùng mũi kiếm rạch lên trán cậu bé một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” ba chữ này là để phân biệt thân phận những người dân tự do với các nô tì thân phận thấp hèn gần như loài vật. Cậu bé hẳn sẽ khao khát điều này lắm vì khi lột bỏ ba chữ đó đi thân phận của cậu không còn là một nô tì nữa, cuộc đời của cậu sẽ bớt cơ cực, khổ sở đi. Trần Quốc Tuấn với tấm lòng rộng lượng, nhân hậu đã nhận Hoàng Đỗ là em nuôi của mình, điều này chắc chẳng bao giờ cậu dám mơ tưởng đến. Việc cậu làm cũng xuất phát từ lòng yêu nước mãnh liệt, một lòng vì đất nước của mình. Thế nhưng, điều mà cậu không ngờ là cậu lại được một phần thưởng lớn như vậy.

      Sự xúc động của già Màn Trò khi nhìn lên trán đứa con trai của mình. Ông sửng sốt và cảm thấy vô cùng vui sướng. Thậm chí, ông còn không tin vào mắt mình hỏi con trai có thật không con. Niềm vui sướng của người cha khi thầy con trai mình thoát khỏi thân phận nô tì, cuộc đời của cậu như được bước sang một trang mới sáng sủa hơn, đỡ cực khổ hơn trước. Cũng vì lòng dũng cảm, sẵn sàng làm nhiệm vụ có liên quan tới vận mệnh của đất nước mà cậu bé đã được trao phần thưởng vô cùng quý báu này.

      Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Hoàng Đỗ là cậu bé tuy còn ít tuổi nhưng đã có lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hiến thân mình vì đất nước thân yêu. Truyện Bên bờ Thiên Mạc là một tác phẩm hay và ý nghĩa ngợi ca tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close