Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái nhân tạo?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

26.1

Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái nhân tạo?
A. Bể cá cảnh.

B. Vườn rau.
C. Đồng cỏ.
D. Ao tôm.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm HST nhân tạo.

Lời giải chi tiết:

Đồng cỏ không phải HST nhân tạo.

Chọn C.

26.2

Khi thiết kệ hệ sinh thái nhân tạo là bể cá cảnh thì thành phần nào sau đây là không cần thiết?
A. Ánh sáng. B. Máy đo độ ẩm.
C. Máy sục khí oxygen. D. Sinh vật tiêu thụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần HST nhân tạo.

Lời giải chi tiết:

Máy đo độ ẩm là không cần thiết.

Chọn B.

26.3

Khi tiến hành thiết kế bể cá cảnh, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước phải tương đương với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Không thể điều chỉnh được lượng oxygẹn của hệ sinh thái.
C. Hệ sinh thái càng ít số loài thì tính ổn định càng cao.
D. Bể nuôi cá cảnh có thể là một bể kính hoặc chậu thủy tinh.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm HST nhân tạo

Lời giải chi tiết:

Bể nuôi cá cảnh có thể là một bể kính hoặc chậu thủy tinh.

Chọn D.

26.4

Trong thiết kế hệ sinh thái bể cá cảnh, loài sinh vật nào sau đây có thể sử dụng làm sinh vật sản xuất?
A. Rong đuôi chó, bèo tấm, sen, rêu, dương xỉ.
B. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, hoa hồng, dương xỉ.

C. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, sen, súng, rêu.
D. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, sen, dương xỉ.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết HST.

Lời giải chi tiết:

Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, sen, dương xỉ có thể dùng làm sinh vật sản xuất.

Chọn D.

26.5

Ngoài cá là sinh vật tiêu thụ chính, có thể sử dụng sinh vật tiêu thụ nào sau đây trong thiết kế hệ sinh thái bể cá cảnh?
A. Ốc. B. cua. C. lươn. D. tôm.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết HST.

Lời giải chi tiết:

Ngoài cá là sinh vật tiêu thụ chính, có thể sử dụng ốc trong thiết kế hệ sinh thái bể cá cảnh.

Chọn A.

26.6

Nội dung nào sau đây là khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái bể cá cảnh với các hệ sinh thái tự nhiên khác?
A. Là một hệ sinh thái khép kín. B. Có kích thước nhỏ.
C. Không có sinh vật phân giải. D. Có khả năng tự phục hồi.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Bể cá cảnh là 1 HST khép kín.

Chọn A.

26.7

Các bước thiết kế một bể nuôi cá cảnh gồm: (1) Rải đều lớp sỏi lót nền dưới đáy bể.
(2) Thả cá vào bể.
(3) Trồng cây vào trong bể.
(4) Rải lớp sỏi trên bề mặt nền phân.
(5) Từ từ cho nước vào bể để nước đẩy tràn hết bụi bẩn, váng ra ngoài. (6) Bổ sung thêm một lớp phân vi sinh.
Thứ tự đúng của các bước này là
A.1 →6 → 4 →3→ 5 →2. B.1 →6 →4 →5 →3 →2. C. 1→6 →4 →3→2 →5. D.1 →6 →4 →3 →5 →2.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự đúng: 1 →6 →4 →3 →5 →2.

Chọn D.

26.8

Việc bổ sung thêm cát hoặc đá nhỏ, sỏi vào bể cá cảnh có vai trò nào sau đây?
A. Tạo chỗ bám cho rễ của một số thực vật thủy sinh.

B. Tạo môi trường sinh sản cho một số loài cá.
C. Để giảm bớt lượng nước cho vào bể.

D. Để tạo độ thông thoáng dưới đáy bể.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết HST.

Lời giải chi tiết:

Việc bổ sung thêm cát hoặc đá nhỏ, sỏi vào bể cá cảnh có vai trò tạo chỗ bám cho rễ của một số thực vật thủy sinh. 

Chọn A.

26.9

Sục oxygen trong hệ sinh thái bể cá cảnh có vai trò gì?
A. Cung cấp O2 cho các sinh vật hô hấp.
B. Cung cấp CO2 cho các thực vật quang hợp.
C. Cung cấp O2 cho các sinh vật quang hợp.
D. Cung cấp CO2 cho các sinh vật hô hấp.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của HST.

Lời giải chi tiết:

Sục oxygen trong hệ sinh thái bể cá cảnh có vai trò: cung cấp O2 cho các sinh vật hô hấp.

Chọn A.

26.10

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái bể cá cảnh?
(1) Trong hệ sinh thái bể cá cảnh không có sinh vật phân giải.
(2) Không sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
(3) Có tí chuỗi thức ăn.
(4) Sinh vật tiêu thụ được cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài hệ sinh thái.
A. (3), (4).
B. (1), (3).
C. (1), (2).
D. (2), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết HST.

Lời giải chi tiết:

(1), (2) đúng.

Chọn C.

26.11

Trong thiết kế và chăm sóc hệ sinh thái bể cá cảnh, nhưng việc làm sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Lựa chọn bình/bể cá cảnh phải trong suốt.
b) Không lựa chọn các loài cá ăn thực vật.
c) Lựa chọn các loài cá đối kháng nhau để cân bằng cá thể trong quần thể.
d) Không nên thay nước hay dọn bể cá cảnh thường xuyên để tăng lượng mùn trong bể, tăng đa dạng sinh học.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết HST

Lời giải chi tiết:

a) Đúng, bình/bể từ vật liệu trong suốt để ánh sáng có thể xuyên qua, giúp các thực vật thuỷ sinh quang hợp.
b) Đúng, loài cá ăn thực vật sẽ ăn thực vật thuy sinh làm hỏng cảnh quan và chết thực vật trong bể.
c) Sai, hệ sinh thái nhỏ có sự kiểm soát và điều chỉnh của con người nên tránh lựa chọn các loài cá đối kháng để cá phát triển mạnh và các loài sống lâu.
d) Sai, phải thay nước và dọn bể cá cảnh thường xuyên để các sinh vật gây bệnh không có cơ hội phát triển và lây lan trong hệ sinh thái.

26.12

Sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóá năng lượng của hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết các loại hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở những nội dung sau:

- Về thành phần cấu trúc:
+ Số lượng loài ít, số cá thể của mỗi loài nhiều,.
+ Các loài có kích thước cơ thể, tuổi,... gần bằng nhau.
- Về chu trình dinh dưỡng:
+ Lưới thức ăn đơn giản và có ít mắt xích, tháp sinh thái có hình đáy hẹp. +Một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.
- Sự khác nhau về chuyển hóa năng lượng: Ngoài năng lượng cung cấp từ Mặt Trời, hệ sinh thái còn được cung cấp thêm một phần năng lượng và chất dinh dưỡng từ bên ngoài như: thắp đèn, bổ sung thêm phân bón, thức ăn,...

26.13

Các nhà khoa học thiết kế một thí nghiệm bằng cách tạo các bể nuôi cá tuyết và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nuôi đến tập tính và khả năng sống sót của động vật.
- Đầu tiên, 4 nhóm cá con được nuôi ở một trong các điều kiện sau đây:

+Điều kiện (1): bể nuôi không lót thêm đáy và luôn được cung cấp thức ăn tại một điểm.
+Điều kiện (2): bể nuôi không lót thêm đáy và được cung cấp thức ăn
thay đối theo không gian và thời gian.
+Điều kiện (3): bể nuôi lót thêm sỏi, cỏ biển ở đáy và luôn có thức ăn ổn định.
+Điều kiện (4): bể nuôi lót đáy như môi trường tự nhiên và được cung cấp thức ăn không ổn định.
Kết quả cho thấy cá nuôi ở điều kiện (1) sinh trưởng nhanh hơn so với cá ở các nhóm còn lại.
- Tiếp theo, bốn nhóm cá (4) được đặt vào môi trường kích thích bằng động vật ăn thịt và (3) thời gian để phục hồi hoạt động sinh lí bình thường. Kết quả sau khi kích thích được thể hiện trong biểu đồ Hình 26.1.
a) Hai yếu tố môi trường nào là tiêu chí lựa chọn để bố trí thí nghiệm của các nhà khoa học? Giải thích.
b) Điều kiện môi trường như thế nào sẽ làm cho cá thích nghi tốt hơn khi được thả về môi trường tự nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm trên.

Lời giải chi tiết:

a) - Yếu tố biến động về nguồn thức ăn hay không gian sống là tiêu chí lựa chọn để bố trí thí nghiệm của các nhà khoa học.
- Điều kiện (1), (2) là ổn định về không gian nuôi và (3), (4) là biến động về không gian nuôi.
- Điều kiện (1), (3) là ổn định về nguồn thức ăn và (2), (4) là biến động về nguồn thức ăn.
b) - Điều kiện (1) cho tốc độ tăng trưởng của cá tuyết là cao nhất nhưng thời gian phục hồi là chậm nhất, chứng tỏ điều kiện nuôi (1) là tốt cho sinh trưởng; Điều kiện (4) có thời gian phục hồi nhanh nhất.
- So sánh điều kiện (2) và (3), cho thấy điều kiện nuôi chỉ có thức ăn ổn định, môi trường biến động có tác động tốt hơn cho sự hình thành các tập tính sinh tồn có lợi ở cá tuyết con so với điều kiện nuôi chỉ có không gian ổn định, thức ăn biến động.
- Từ kết quả của điều kiện (1), (4) cho thấy điều kiện môi trường nuôi ổn định hơn về nguồn thức ăn và không gian sẽ làm cho cá thích nghi kém hơn khi được thả về môi trường tự nhiên.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close