Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên trang 142, 143, 144 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

24.1

Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt
trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...

24.1. Trong quần xã ruộng lúa nước mà học sinh tham quan và trải nghiệm, loài ưu thế là sinh vật nào?
A. Con người.
B. Lúa nước.
C. Cỏ dại.
D. Ốc bươu vàng.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Trong quần xã ruộng lúa nước mà học sinh tham quan và trải nghiệm, loài ưu thế là lúa nước.

Chọn B.

24.2

Sự phân bố của các loài trong quần xã ruộng lúa nước theo hình thức nào trong không gian?
A. Phân bố ngang.
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố đồng đều.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin và hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Sự phân bố của các loài trong quần xã ruộng lúa nước theo hình thức phân bố ngang trong không gian.

Chọn B.

24.3

Có bao nhiêu sinh vật sản xuất hiện diện trong quần xã ruộng lúa nước này?

A. 2. В. 3. С. 1. D. 4.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Có 3 sinh vật sản xuất hiện diện trong quần xã ruộng lúa nước này.

Chọn B.

24.4

Sinh vật tiêu thụ của quần xã ruộng lúa nước gồm những sinh vật nào?
A. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu, rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
B. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
C. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
D. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Sinh vật tiêu thụ: Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.

Chọn B.

24.5

Trong quần xã ruộng lúa nước, quan sát của học sinh thiếu nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật tiêu thụ.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật ưu thế.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

Quan sát của học sinh thiếu nhóm: Sinh vật phân giải.

Chọn C.

24.6

Trong mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã, mối quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
A. Cỏ dại và lúa nước.

B. Trâu và bò.
C. Cào cào và sâu.
D. Chim sẻ và cua.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết quan hệ cạnh tranh.

Lời giải chi tiết:

Trong mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã, chim sẻ và cua không phải là quan hệ cạnh tranh.

Chọn D.

24.7

Mối quan hệ giữa chuột và lúa trong quần xã ruộng lúa nước là kiểu mối quan hệ nào?
A. Hội sinh.
B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Ức chế - cảm nhiễm.

D. Kí sinh - vật chủ.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa chuột và lúa trong quần xã ruộng lúa nước là kiểu mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

Chọn B.

24.8

Loài sinh vật nào của quần xã ruộng lúa nước là loài ngoại lai?

A. Bò. B. Ốc bươu vàng. C. Vịt. D. Bèo hoa dâu.

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Ốc bươu vàng là lười ngoại lai.

Chọn A.

24.9

Để tăng năng suất cho lúa nước, cần loại bỏ một số loài ra khỏi quần xã. Trong các phát biểu sau, coa bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cần loại bỏ sinh vật sản xuất là cỏ dại và bèo hoa dâu vì chúng cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng với lúa.
(2) Các loài sinh vật tiêu thụ ăn trực tiếp lúa cần có biện pháp ngăn chặn hoặc loại ra khỏi quần xã như: rệp lúa, chuột, ốc bươu vàng, cào cào, đĩa,.
(3) Rắn ăn chuột nên sự có mặt của rắn giúp bảo vệ lúa nước.

(4) Cào cào và sâu là thức ăn của chim nên việc loại bỏ chim sẽ giúp bảo vệ lúa nước.
А. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin và Hình 24.1

Lời giải chi tiết:

Có 1 phát biểu đúng.

Chọn B.

24.10

Sơ đồ Hình 24.2 mô tả tóm tắt mối quan hệ của một số loài trong quần xã ruộng lúa nước. Quan sát sơ đồ và cho biết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Trong mối quan hệ số (1) nếu A là lúa nước thì B là bèo hoa dâu.
(2) Mối quan hệ giữa chim sáo (loài A) và trâu (loài B) được minh hoạ như số (4).
(3) Nếu A là đĩa, B là bò thì mối quan hệ giữa các sinh vật này minh hoạ như số (2).
(4) Rắn và chuột có mối quan hệ như minh hoạ số (3):
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 24.2

Lời giải chi tiết:

Có 1 phát biểu đúng.

Chọn D.

24.11

Bên cạnh các loại sâu bệnh hại lúa, ốc bươu vàng Pomacea Canaliculata cũng là đối tượng dịch hại nguy hiểm phổ biến trên ruộng lúa. Ốc bươu vàng được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1985 - 1988, trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp. Vì sao ốc bươu vàng khi vừa du nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn như vậy?

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

Ốc bươu vàng có thể gây nên những tác hại to lớn cho nền nông nghiệp của Việt Nam vì:
- Ốc bươu vàng là loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa. Vì vậy, chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa.
- Khi ốc bươu vàng mới xâm nhập vào Việt Nam, chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn thịt chúng) cũng như không hoặc ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác.
- Khi vừa du nhập vào, số lượng cá thể trong quần thể còn ít, nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

24.12

a) Trên các cánh đồng lúa bị chuột phá, người nông dân thường dùng bẫy để diệt chuột, hoặc dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa. Theo phương diện sinh thái học, biện pháp nào trong hai biện pháp trên có hiệu quả cao hơn. Giải thích.
b) Việc dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa kéo theo nỗi lo "ô nhiễm trắng". Ảnh hưởng của việc dùng túi ni lông đến môi trường là gì? Có thể sử dụng biện pháp nào để kiểm soát kích thước quần thể chuột mà không gây ô nhiễm môi trường?

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

a) - Chuột là loài sinh vật có tốc độ sinh sản tương đối nhanh, nên biến động của kích thước của quần thể chuột chịu sự chi phối mạnh vào mật độ quần thể. Tức là khi mật độ quần thể càng cao thì tốc độ sinh sản càng giảm và ngược lại khi kích thước quần thể càng thấp, mật độ càng nhỏ thì tốc độ sinh sản càng nhanh.
- Nếu sử dụng biện pháp bẫy chuột để làm giảm số lượng của chuột, trong khi nguồn thức ăn lại dồi dào (lúa), thì những con chuột sống sót sẽ tăng tốc độ sinh sản, kích thước quần thể ẽs tăng nhanh chóng trở lại.

- Trong khi đó, nếu hạn chế tối đa việc chuột có thể tiếp cận với nguồn thức ăn là lúa, thì kích thước quần thể sẽ giảm mạnh và bền vững vì làm giảm sức chứa của môi trường. Do vậy, biện pháp dùng ni lông bao quanh ruộng lúa ngăn chặt triệt để chuột vào ruộng lúa sẽ đem lại hiệu quả hơn so
với bầy chuột.
b) - Theo nghiên cứu, khi ở môi trường tự nhiên, ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủỷ. Trường hợp chôn lấp, rác thải ni lông gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật, gây xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng.
- Khi đốt ni lông sẽ tạo ra khí thải có chất độc gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn là có khả năng gây ung thư.
- Có thể dùng biện pháp khống chế sinh học như dùng mèo, rắn,... để khống chế số lượng chuột. Các biện pháp này vừa bảo vệ môi trường vừa không gây suy giảm đa dạng sinh học.

24.13

Năm 1990, Mary Power đã thử nghiệm ở sông Eel thuộc miền bắc California. Hai lô thí nghiệm được thiết lập, trong đó một lô có nhốt cá hồi đầu thép trong lồng với mật độ tương tự ở bên ngoài lồng; và một lô khác không nhốt cá hồi đ ầ thép trong lồng. Kích thước mắt lưới của những chiếc lồng này ngăn cản sự di chuyển của những con cá hồi đầu thép nhưng cho phép sự di chuyển tự do của côn trùng thủy sinh và cá non. Các điều kiện thí nghiệm khác ở hai lô thí nghiệm là như nhau. Kết quả nghiên cứu (số liệu trung bình về sinh khối tươi của tảo xanh và vi khuẩn lam, côn trùng thuỷ sinh, cá non trong lồng) được trình bày ở đồ thị Hình 24.3. Biết rằng vi khuẩn lam và tảo xanh là thức ăn của côn trùng thuy sinh, côn trùng thuy sinh là thức ăn của cá non, cá hồi đầu thép ăn cá non.

a) Cho biết sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài nào. Nêu vai trò của sinh vật sản xuất.
b) Xác định vai trò của cá hồi đầu thép trong quần xã trên.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 24.3

Lời giải chi tiết:

a) - Sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài tảo xanh và vi khuẩn lam.
- Sinh vật sản xuất đóng một vai trò cực kì quan trọng trong quần xã: cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
b) - Cá hồi đầu thép ăn nhiều cá non, dẫn đến sự có mặt của cá hồi đầu thép làm cho cá non hầu như không xuất hiện trong lồng so với điều kiện không có cá hồi đầu thép (30 đơn vị). Mật độ thấp hơn của cá non đã làm giảm khả năng tiêu thụ côn trùng thuy sinh, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì mật độ côn trùng thuy sinh cao (30 đơn vị) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép 4( - 5 đơn vị). Mật độ cao hơn của côn trùng thuy sinh làm tăng áp lực kiếm ăn đối với tảo xanh và vi khuẩn lam, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì sinh khối tảo và vi khuẩn lam luôn ở mức thấp (50 - 90 đơn vị khối lượng/đơn vị diện tích) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép là 200 mg/cm' sinh khối tảo xanh và 900 g/6 m sinh khối vi khuẩn lam.
- Cá hồi đầu thép và cá lớn đóng vai trò là loài chủ chốt trong mạng lưới thức ăn ở sông Eel.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close