Bài 23. Quần xã sinh vật trang 128, 129, 130 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quẩn xã sinh vật là tập hợp các ...(1)... sinh vật ...(2)... cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định. Vị trí (1) và (2) lần lượt là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

23.1

Quẩn xã sinh vật là tập hợp các ...(1)... sinh vật ...(2)... cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định. Vị trí (1) và (2) lần lượt là
A. (1) - quần thể, (2) - cùng loài.

B. (1) - quần thể, (2) - khác loài.

C. (1) - cá thể, (2) - khác loài.

D. (1) - cá thể, (2) - cùng loài.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm quần xã.

Lời giải chi tiết:

(1) - quần thể, (2) - khác loài.

Chọn B.

23.2

Một tổ chức sinh thái bao gồm tất cả các loài chim sống chung trong một khu vực gọi là gì?

A. Quần thể.

B. Quần xã.

C. Cá thể.

D. Hệ sinh thái.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm quần xã.

Lời giải chi tiết:

Một tổ chức sinh thái bao gồm tất cả các loài chim sống chung trong một khu vực gọi là quần xã.

Chọn B.

23.3

Đồ thị Hình 23.1a, 23.1b thể hiện sự đa dạng các loài cá ở sông Innis và sông Cat's Hil trên đảo Trinidad. Khi nói về chỉ số đa dạng và độ phong phú của hai quần xã này, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần xã cá ở sông Cat's Hil có số loài nhiều hơn sông Innis.

B. Quần xã cá ở sông Cat's Hil có độ phong phú đồng đều hơn sông Innis.

C. Loài phong phú nhất ở cả hai quần xã chiếm số lượng tương đương nhau.

D. Các loài cá ở sông Innis đều có mặt ở sông Cat's Hill.

Phương pháp giải:

Quan sát đồ thị Hình 23.1a, 23.1b.

Lời giải chi tiết:

Quần xã cá ở sông Cat's Hil có độ phong phú đồng đều hơn sông Innis.

Chọn B.

23.4

Đế tìm hiểu cấu trúc của một quần xã sinh vật, việc thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nào sau đây có ý nghĩa nhất?
(1) Xác định tổng số loài có trong quần xã.
(2) Xác định cụ thể các loài có trong quần xã.
(3) Xác định các loại tương tác xảy ra giữa các cá thể cùng loài.
(4) Xác định mức độ phong phú của các nguồn thức ăn có sẵn cho một loài.

A. (1) và (2).
B. (2) và (4).
C. (1), (2) và (3).
D. (2), (3) và (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc của quần xã.

23.5

Sinh vật tiêu thụ là gì?

A. Là sinh vật có khả năng tổng hợp chất vô cơ của cơ thể từ chất vô cơ.

B. Là sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất hữu cơ.

C. Là sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất vô cơ.

D. Là sinh vật có khả năng tổng hợp chất vô cơ của cơ thể từ chất hữu cơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm sinh vật tiêu 

Lời giải chi tiết:

Sinh vật tiêu thụ là sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất hữu cơ.

Đáp án B.

23.6

Cho các sinh vật trong một quần xã gồm: vi khuẩn, cỏ dại, cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai, nấm. Các sinh vật được sắp xếp phù hợp với chức năng dinh dưỡng là
A. sinh vật sản xuất: cỏ dại; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai, nấm; sinh vật phân hủy: vi khuẩn.
B. sinh vật sản xuất: cỏ dại; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủỷ: vi khuẩn, nấm.
C. Sinh vật sản xuất: cỏ dại, nấm; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủỷ: vi khuẩn, đại bàng.
D. Sinh vật sản xuất: cỏ dại, nấm; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủỷ: vi khuẩn.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm quần xã.

Lời giải chi tiết:

Cho các sinh vật trong một quần xã gồm: vi khuẩn, cỏ dại, cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai, nấm. Các sinh vật được sắp xếp phù hợp với chức năng dinh dưỡng là sinh vật sản xuất: cỏ dại; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủỷ: vi khuẩn, nấm.

23.7

Cho bảng thông tin về đặc trưng thành phần loài dưới đây:

Thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B là:
A. 1.a, 2.b, 3.c. B. 1.b, 2.a, 3c. C. 1.b, 2.c, 3a. D. 1.c, 2.b, 3.a.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở bảng trên.

Lời giải chi tiết:

1.b, 2.c, 3a. 

Chọn C.

23.8

Các quần xã trong tự nhiên thường có kiểu phân bố phổ biến là

A. phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên.

B. phân bố theo phương thẳng đứng và theo phương ngang.

C. phân bố phương thẳng đứng theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

D. phân bố phương ngang theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiểu phân bố của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Các quần xã trong tự nhiên thường có kiểu phân bố phổ biến là phân bố theo phương thẳng đứng và theo phương ngang.

Chọn B.

23.9

Cấu trúc theo phương thẳng đứng của rừng mưa nhiệt đới chia thành các tẩng từ dưới lên là

A. tầng cỏ quyết tầng dưới tán tầng vượt tán →tán rừng.

B. tầng cỏ quyết →tầng dưới tán →tán rừng →tầng vượt tán.

C. tầng vượt tán tán rừng →tầng dưới tán →tầng cỏ quyết.

D. tầng vượt tán tầng dưới tán →tán rừng tầng cỏ quyết.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân tầng của thực vật

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc theo phương thẳng đứng của rừng mưa nhiệt đới chia thành các tẩng từ dưới lên là tầng cỏ quyết →tầng dưới tán →tán rừng →tầng vượt tán.

Chọn B.

23.10

Sitta carolinensis và Dryobates pubescens là hai loài chim gõ kiến đều ăn côn trùng có trong các rãnh vỏ cây gỗ cứng. Loài D. pubescens tìm kiếm côn trùng bằng cách săn từ dưới thân cây lên trên, trong khi loài S. carolinensis tìm kiếm côn trùng từ đầu thân cây trở xuống. Hành vi săn mồi này minh họạ cho khái niệm sinh thái nào sau đây

A. Cạnh tranh loại trừ.

B. Phân chia nguồn sống.

C. Loài chủ chốt.

D. Quan hệ hợp tác.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin ở bài trên.

Lời giải chi tiết:

Sitta carolinensis và Dryobates pubescens là hai loài chim gõ kiến đều ăn côn trùng có trong các rãnh vỏ cây gỗ cứng. Loài D. pubescens tìm kiếm côn trùng bằng cách săn từ dưới thân cây lên trên, trong khi loài S. carolinensis tìm kiếm côn trùng từ đầu thân cây trở xuống. Hành vi săn mồi này minh họa cho khái niệm phân chia nguồn sống.

Chọn B.

23.11

Ba loại cây mọc phổ biến ở các cánh đồng bị bỏ hoang là cỏ thông, cây cẩm quỳ Ấn Độ và cỏ đuôi chồn có lông cứng. Rễ cỏ thông mọc sâu vào đất, rễ cây cẩm quỳ Ấn Độ phát triển đến độ sâu trung bình và rễ cỏ đuôi chồn có lông mọc nông. Đây là hiện tượng ...(1)..., nhờ hiện tượng này làm ...(2)... đối với cùng một nguồn tài nguyên đất, nước và khoáng chất bằng cách cho phép thực vật khai thác các phần tài nguyên ...(3)...
Vị trí (1), (2), (3) trong đoạn văn lần lượt là:

A. (1) - phân chia nơi ở, (2) - giảm sự cạnh tranh, (3) - giống nhau.

B. (1) - phân chia nguồn sống, (2) - giảm sự hỗ trợ, (3) - khác nhau.

C. (1) - phân chia nguồn sống, (2) - giảm sự cạnh tranh, (3) - khác nhau.

D. (1) - phân chia nơi ở, (2) - giảm sự hỗ trợ, (3) - khác nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

Vị trí (1), (2), (3) trong đoạn văn lần lượt là: (1) - phân chia nguồn sống, (2) - giảm sự cạnh tranh, (3) - khác nhau.

Chọn C.

23.12

Hình 23.2 minh hoa ổ sinh thái của tôm biển Crangon septemspinosa sống dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ với hai nhân tố là nhiệt độ và độ mặn. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


(1) Ở khoảng nhiệt độ từ 10 - 25°C, độ mặn càng thấp mức độ tử vong của tôm càng giảm.
(2) Tôm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18°C của độ mặn là 25%.
(3) Trong giới hạn sinh thái về độ mặn của
(4) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ và độ mặn của tôm trong một ổ sinh thái là tương tự nhau.
A. 1. В. 2. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.2

Lời giải chi tiết:

Có 1 phát biểu đúng.

Chọn A.

23.13

Ổ sinh thái của một loài có thể rộng hơn nhiều so với ổ sinh thái thực tế mà sinh vật đó đang có. Làm thế nào để một nhà sinh thái học có thể kiểm tra xem một loài nào đó đang chiếm giữ tất cả các ổ sinh thái cơ bản của loài hay chỉ một phần của ổ sinh thái?
A. Nghiên cứu phạm vi nhiệt độ và giới hạn độ ẩm của loài.
B. Quan sát xem loài đó có mở rộng ổ sinh thái sau khi loại bỏ loài cạnh tranh không.
C. Đo lường sự dao động số lượng sinh sản của loài khi chúng chịu áp lực môi trường.
D. Quan sát xem kích thước ổ sinh thái có thay đổi sau khi du nhập một loài ngoại lai.

Phương pháp giải:

Ổ sinh thái của một loài có thể rộng hơn nhiều so với ổ sinh thái thực tế mà sinh vật đó đang có. 

Lời giải chi tiết:

Quan sát xem loài đó có mở rộng ổ sinh thái sau khi loại bỏ loài cạnh tranh không.

Chọn B.

23.14

Sự phân hóa về ổ sinh thái thức ăn của ba loài được kí hiệu là A, B, C như Hình 23.3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân hóa ổ sinh thái này?

(1) Sự phân hóá ổ sinh thái này làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.
(2) Sự cạnh tranh thức ăn giữa ba loài trong ổ sinh thái là tương đương nhau.
(3) Hai loài kí hiệu A và B có nguồn thức ăn hoàn toàn giống nhau.
(4) Loài kí hiệu là Bcó kích thước cơ thể lớn nhất và ăn nhiều loại thức ăn hơn loài kí hiệu Avà C.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.3.

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng:

(2) Sự cạnh tranh thức ăn giữa ba loài trong ổ sinh thái là tương đương nhau.
(3) Hai loài kí hiệu A và B có nguồn thức ăn hoàn toàn giống nhau.
(4) Loài kí hiệu là B có kích thước cơ thể lớn nhất và ăn nhiều loại thức ăn hơn loài kí hiệu A và C.

Chọn B.

23.15

Hình 23.4 mô phỏng ổ sinh thái của một loài sinh vật. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhân tố sinh thái tác động đến loài sinh vật này.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 0

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.4

Lời giải chi tiết:

Có 3 nhân tố tác động đến loài sinh vật này.

Chọn C.

23.16

Quy ước các kí hiệu như sau: (+): loài được lợi; (-): loài bị hại; (0): loài không được lợi nhưng cũng không bị hại.
Hãy xác định mỗi ví dụ trong bảng dưới đây phù hợp với kiểu tương tác tương ứng nào.

A. 1.d, 2.a, 3.c, 4.b. B. 1.a, 2.d, 3.b, 4.c. C. 1.d, 2.b, 3.a, 4.c. D. 1.d, 2.a, 3.b, 4.c.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở bảng trên.

Lời giải chi tiết:

D. 1.d, 2.a, 3.b, 4.c.

Chọn D.

23.17

Cá mập sọc trắng bơi quanh rạn san hô để tìm kiếm thức ăn. Trong khi đó, những con cá dọn vệ sinh hay cá xỉa răng lao thẳng vào miệng của loài "sát thủ" này. Cá dọn vệ sinh đảm nhận vai trò loại bỏ thức ăn thừa hoặc kí sinh trùng trong miệng cá mập, bù lại, chúng sẽ nhận được bữa ăn "miễn phí". Mối quan hệ giữa cá mập và cá dọn vệ sinh là gì?
A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Vật ăn thịt - con mồi.

Phương pháp giải:

Cá mập sọc trắng bơi quanh rạn san hô để tìm kiếm thức ăn. Trong khi đó, những con cá dọn vệ sinh hay cá xỉa răng lao thẳng vào miệng của loài "sát thủ" này. Cá dọn vệ sinh đảm nhận vai trò loại bỏ thức ăn thừa hoặc kí sinh trùng trong miệng cá mập, bù lại, chúng sẽ nhận được bữa ăn "miễn phí".

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa cá mập và cá dọn vệ sinh là hợp tác.

Chọn C.

23.18

Trong quá trình hình thành mối quan hệ kí sinh - vật chủ, bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tiến hóá này sẽ là
A. thay đối hành vi của vật chủ và vật chủ trung gian.
B. phát triển hình thức sinh sản vô tính.
C. lấy chất dinh dưỡng mà không giết chết vật chủ.
D. kết hợp dị dưỡng khi lây nhiềm và tự dưỡng khi bên ngoài vật chủ.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình hình thành mối quan hệ kí sinh - vật chủ, bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tiến hóá này sẽ là lấy chất dinh dưỡng mà không giết chết vật chủ.

Chọn C.

23.19

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu mô tả đúng đặc điểm mối quan hệ vật ăn thịt - con mỗi?
(1) Các hình thức nguy trang là sự thích nghi của con mồi giúp bảo vệ chúng trước vật ăn thịt.

(2) Sự gia tăng số lượng động vật ăn thịt làm giảm số lượng con mồi.

(3) Sự gia tăng số lượng con mồi làm gia tăng số lượng động vật ăn thịt.

(4) Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi.
A. 1. B. 2. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi.

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng:

(1) Các hình thức nguy trang là sự thích nghi của con mồi giúp bảo vệ chúng trước vật ăn thịt.

(2) Sự gia tăng số lượng động vật ăn thịt làm giảm số lượng con mồi.

(3) Sự gia tăng số lượng con mồi làm gia tăng số lượng động vật ăn thịt.

(4) Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi.

Chọn D.

23.20

Hình 23.5 mô tả kết quả thí nghiệm về sự ảnh hưởng của kí sinh trùng lên loài bọ cánh cứng Tribolium castaneum. Quan sát hình và cho biết kết luận nào sau đây là đúng?

A. Kí sinh trùng làm giảm mật độ bọ cánh cứng trong mỗi đĩa nuôi.
B. Kí sinh trùng làm tăng mật độ bọ cánh cứng trong mỗi đĩa nuôi.
C. Kí sinh trùng không làm thay đổi mật độ bọ cánh cứng trong mỗi đĩa nuôi.
D. Kí sinh trùng giúp duy trì ổn định mật độ bọ cánh cứng quanh giá trị cân bằng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.5

Lời giải chi tiết:

Kí sinh trùng làm giảm mật độ bọ cánh cứng trong mỗi đĩa nuôi.

Chọn A.

23.21

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng các loài trong quần xã như: sự phức tạp về cấu trúc của môi trường sống, sự cách il về mặt địa lí, áp lực của môi trường sống, khoảng cách với các quần xã lân cận, loài chủ chốt và lịch sử địa chất. Quan sát Hình 23.6 và cho biết yếu tố nào chi phối số lượng loài chim trong các quần xã dưới đây?


A. Khu vực có nhiều cây loại cây gỗ lớn (rừng) có nhiều loài chim hơn khu vực có các loại cây bụi.

B. Khu vực có nhiều cây loại cây gỗ lớn (rừng) có ít loài chim hơn khu vực có các loại cây bụi.
C. Ở quốc gia có nền kinh tế phát triển có nhiều loài chim hơn quốc gia kém phát triển.
D. Ở quốc gia có nền kinh tế kém phát triển có nhiều loài chim hơn quốc gia phát triển.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.6

Lời giải chi tiết:

Khu vực có nhiều cây loại cây gỗ lớn (rừng) có nhiều loài chim hơn khu vực có các loại cây bụi.

Chọn A.

23.22

Theo đặc điểm dinh dưỡng, các loài trong quần xã sinh vật được chia thành
A. loài ưu thế, loài chủ chốt, loài đặc trưng.
B. sinh vật bản địa, sinh vật ngoại lai và sinh vật ngoại lai xâm lấn.
C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huý.
D. sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng và sinh vật kí sinh.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết loài ưu thế.

Lời giải chi tiết:

Theo đặc điểm dinh dưỡng, các loài trong quần xã sinh vật được chia thành sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

Chọn C.

23.23

Chim tha rơm về cây để làm tổ, tổ là không gian để chim chăm sóc con non, giúp chúng tránh được mưa và kẻ thù. Mối quan hệ giữa chim và cây trong ví dụ này là gì?
A. Cộng sinh.
B. Hội sinh.
C. Hợp tác.
D. Kí sinh.

Phương pháp giải:

Chim tha rơm về cây để làm tổ, tổ là không gian để chim chăm sóc con non, giúp chúng tránh được mưa và kẻ thù.

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa chim và cây trong ví dụ này là: Hội sinh.

Chọn B.

23.24

Mối quan hệ đối địch giữa hai loài không phải chỉ mang lại tác động tiêu cực cho sinh vật. Khoảng cách tối đa kiến có thể phát tán hạt Loài hươu đuôi trắng Odocoileus virginianus sử dụng loài cỏ Trilium grandiflorum làm thức ăn, hạt của cây này không thể tiêu hóa được. Các nhà khoa học dựa trên quan sát chuyển động của hươu và thời giời gian hạt được giữ lại trong hệ tiêu hóa của chúng (Hình 23.7) cho thấy một,lợi ích từ hươu đối với loài cỏ Trillium grandiflorum. Hươu đã mang lại lợi ích gì trong vòng đời của loài cỏ.

A. Ngăn chặn kiến tham gia vào phát tán hạt của cây.

B. Phát tán hạt của cây đến những khu vực xa hơn.
C. Tăng tỉ lệ thụ phấn thành công của hoa.
D. Giúp bảo quản hạt trước một số loài động vật ăn thực vật khác.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.7.

Lời giải chi tiết:

Hươu đã phát tán hạt của cây đến những khu vực xa hơn.

Chọn B.

23.25

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của khả năng di chuyển đến sự phát tán và hình thành loài ở côn trùng rừng nhiệt đới. Họ đã lấy mẫu tất cả các loài côn trùng trong khu vực nghiên cứu và phát hiện ra rằng 60 loài côn trùng không biết bay và 19 loài có thể bay. Có thể kết luận gì từ số liệu nghiên cứu này?
A. Côn trùng không biết bay có khả năng phát tán lớn hơn khỏi khu vực nghiên cứu này.
B. Số lượng cá thể trong các loài côn trùng biết bay nhiều hơn số lượng cá thể trong các loài có thế bay.
C. Côn trùng không biết bay có độ phong phú về loài cao hơn ở khu vực nghiên cứu.
D. Côn trùng không biết bay thích hợp hơn với vùng nhiệt đới.

Phương pháp giải:

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của khả năng di chuyển đến sự phát tán và hình thành loài ở côn trùng rừng nhiệt đới. Họ đã lấy mẫu tất cả các loài côn trùng trong khu vực nghiên cứu và phát hiện ra rằng 60 loài côn trùng không biết bay và 19 loài có thể bay. 

Lời giải chi tiết:

Côn trùng không biết bay có độ phong phú về loài cao hơn ở khu vực nghiên cứu.

Chọn C.

23.26

Để xác định sự đa dạng loài trên một hòn đảo đang được nghiên cứu, các nhà khoa học cần xác định

A. số lượng các loài khác nhau trên đảo và kích thước các quần thể của mỗi loài.

B. số lượng các loài sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

C. sinh khối tương đối của mỗi loài trên đảo.

D. số bậc dinh dưỡng trên đảo và ổ sinh thái của từng loài.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết sự đa dạng của loài.

Lời giải chi tiết:

Để xác định sự đa dạng loài trên một hòn đảo đang được nghiên cứu, các nhà khoa học cần xác định số lượng các loài khác nhau trên đảo và kích thước các quần thể của mỗi loài.

Chọn A.

23.27

Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật
A. xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên ban đầu của chúng.
B. lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực đó.
C. chi phối mạnh đến quần xã không phải bằng số lượng cá thể mà bằng tác động trực tiếp của chúng đến các loài khác trong quần xã.
D. có số lượng cá thể lớn hoặc có sinh khối cao nhất trong quần xã, có ảnh hưởng mạnh đến các loài khác trong quần xã.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm sinh vật ngoại lai.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực đó.

Chọn B.

23.28

Ở nước ta, sinh vật nào dưới đây là loài ngoại lai xâm lấn?

A. Ốc bươu vàng, cây mai dương, cây dâu tây, cây khoai tây.

B. Ốc bươu vàng, cây mai dương, cây ngũ sắc, cây bèo tây.

C. Gà Đông Tảo, cá dọn bể, cây hoa sen, rùa tai đỏ.

D. Gà Đông Tảo, cây mai dương, cây dâu tây, rùa tai đỏ.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm loài ngoại lai.

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta, ốc bươu vàng, cây mai dương, cây ngũ sắc, cây bèo tây là loài ngoại lai xâm lấn.

23.29

Lí do mà loài ngoại lai xâm lấn chiếm lấy nơi sinh sống và có thể gây hại cho loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái nơi chúng đã được đưa vào là vì:
A. Các loài ngoại lai xâm lấn hung dữ hơn các loài bản địa trong việc cạnh tranh: nguồn tài nguyên có hạn của môi trường.
B. Các loài ngoại lai xâm lấn không bị kiểm soát bởi các loài săn mồi và tác nhân gây bệnh vốn luôn tồn tại đối với các loài bản địa.
C. Các loài xâm lấn đến từ những vùng địa íl cô lập nên khi du nhập vào những vùng có nhiều loài cạnh tranh với nhau thì chúng phát triển mạnh.
D. Loài ngoại lai xâm lấn thường là những loài có khả năng sinh sản cao hơn loài bản địa nên cạnh tranh thắng thế.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết loài ngoại lai.

Lời giải chi tiết:

Lí do mà loài ngoại lai xâm lấn chiếm lấy nơi sinh sống và có thể gây hại cho loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái nơi chúng đã được đưa vào là vì: Các loài ngoại lai xâm lấn không bị kiểm soát bởi các loài săn mồi và tác nhân gây bệnh vốn luôn tồn tại đối với các loài bản địa.

Chọn B.

23.30

Có bao nhiêu biện pháp sau đây được xem là bảo vệ quần xã?
(1) Bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Thúc đẩy phân loại, thu gom chất thải hữu cơ sinh hoạt tại nguồn.
(3) Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn quản lí.
(4) Ngăn chặn nạn khai thác tài nguyên sinh vật bất hợp pháp và buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã.
(5) Bảo tồn các nguồn gene quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.
(6) Tăng cường việc lí nhập khẩu, cấp phép và nhân giống sinh vật biến đối gene.
А. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp bảo vệ quần xã.

Lời giải chi tiết:

Có 3 biện pháp bảo vệ quần xã.

Chọn A.

23.31

a) Dựa vào bảng tương tác sinh thái giữa các loài dưới đây, hãy xác định các tương tác đó có lợi, có hại hay không có lợi, không có hại lên từng sinh vật.

b) Xác định các ví dụ là mối quan hệ nào trong quần xã bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin của 2 bảng trên.

Lời giải chi tiết:

23.32

Có thể đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cấu tạo nên quần xã bằng chỉ số đa dạng (số loài trong quần xã) và độ phong phú tương đối của mỗi loài (tỉ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có trong quần xã). Hình 23.8 mô phỏng các loài cây (kí hiệu là A, B, C và D) của hai quần xã rừng thu nhỏ.

a) Xác định chỉ số đa dạng và độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã mô phỏng trên hình.
b) Để so sánh độ đa dạng của các quần xã khác nhau theo thời gian và không gian, các nhà sinh thái học sử dụng nhiều công cụ định lượng. Chỉ số được sử dụng phổ biến là độ đa dạng Shannon (H), chỉ số đa dạng dựa vào độ giàu loài và độ phong phú tương đối.
H=-(pAInpA+pBInpB+pCInpC +...)
Trong đó A, B, C là các loài trong quần xã, p là độ phong phú tương đối của mỗi loài, và nI là logarit tự nhiên. Giá trị Hcao hơn cho thấy quần xã đa dạng hơn. Dựa vào chỉ số Shannon, xác định quần xã rừng nào có độ đa dạng hơn?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.8

Lời giải chi tiết:

a) - Chỉ số đa dạng của quần xã A và B là 4.
- Độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã:

+ Quần xã 1: A là 0,25; B là 0,25; C là 0,25; D là 0,25.
+ Quần xã 2: A là 0,8; B là 0,05; C là 0,05; D là 0,1.
b) -Đối với quần xã 1: p=0,25 cho mỗi loài, do đó H=-4(0,25 In0,25) =1,39.
- Đối với quần xã 2: H=-[0,8 In0,8 + 2(0,05 In0,05) +0,1 In0,1] = 0,71.
- Kết quả tính chỉ số Shannon đã xác định quần xã 1có độ đa dạng hơn.

23.33

Đường cong mức độ phong phú của hai quần xã rừng ở vùng Virginia (quần xã Avà B) được thể hiện trong Hình 23.9, trục hoành thể hiện thứ tự độ phong phú của các loài trong quần xã được xếp hạng từ nhiều nhất đến ít nhất; trục
tung thế hiện độ phong phú tương đối được biểu thị theo dạng log10.


a) Độ đa dạng của của quần xã nào cao hơn? Giải thích.
b) So sánh độ dốc của đường cong mức độ phong phú ở hai quần xã trên. Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ thay đổi như thế nào khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng?
c) Động vật ăn thịt ở quần xã nào trong hai quần xã Avà Bcó thể hoạt động mạnh hơn? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 23.9

Lời giải chi tiết:

a) Chỉ số đa dạng của quần xã được xác định bằng số loài trong quần xã. Độ đa dạng của quần xã B cao hơn quần xã A, vì: quần xã B có 24 loài, quần xã A có 10 loài.
b) - Độ dốc của đường cong A cao hơn so với đường cong Bdo các loài ở quần xã B có độ phong phú tương đối đồng đều hơn so với quần xã A.
- Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ ít dốc hơn khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng. Đường cong có thể sẽ đổi thành đường ngang nếu độ phong phú các loài trong quần xã như nhau.
c) Động vật ăn thịt ở quần xã B có thể hoạt động mạnh hơn vì độ đa dạng của quần xã B lớn hơn quần xã A nên động vật ăn thịt ở quần xã B sẽ hoạt động mạnh hơn, kiểm soát số lượng và tốc độ gia tăng của các loài khác trong quần xã.

23.34

Khi so sánh sự đa dạng (đo bằng chỉ số Shannon) các loài cỏ và chim tại một savan ở Eastern Cape (Nam Phi), nơi có voi và nơi không có voi. Các nhà khoa học thu được kết quả như Hình 23.10a. Biết rằng thức ăn của voi chủ yếu àl thực vật thân gỗ (ngọn, chồi non), đồng thời chúng cũng thường phá huỷ, bẻ gãy và nhổ rễ các cây bụi (Hình 23.10b). Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích.

(1) Sự có mặt của voi làm tăng đa dạng các loài cỏ và chim.
(2) Voi ăn và phá hoại các loài cây bụi nên chim đa dạng hơn các loài cỏ.

(3) Mật độ các loài cây bụi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động vật ăn cỏ phát triển do nguồn thức ăn dồi dào.
(4) Voi là loài chủ chốt của quần xã.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.10a và 23.10b.

Lời giải chi tiết:

(1) Đúng, vì khi có mặt của voi, chỉ số Shannon của cỏ và voi đều cao hơn khi không có mặt của voi.
(2) Sai, không thể so sánh cỏ hay chim có độ đa dạng cao hơn. Mặc dù voi ăn và phá hoại cây bụi nhưng tạo điều kiện cho thảm cỏ phát triển.
(3) Đúng, voi ăn và phá hoại cây bụi đã tạo điều kiện cho thảm cỏ phát triển nên các loài động vật ăn cỏ cũng tăng khi nguồn thức ăn dồi dào.
(4) Đúng, voi có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của quần xã (hoạt động kiếm ăn của voi có thể thay đổi quần xã). Ngoài ra, sự có mặt của voi làm tăng đang dạng các loài cỏ, chim, động vật ăn cỏ,...

23.35

Robert Paine (thuộc Đại học Washington) đã tiến hành nghiên cứu vai trò của B51 loài sao biển Pisaster ochraceus My sống trong quần xã bãi đá 10 trên biển phía Tây Bắc nước 5 Mỹ. Ông đã loại bỏ các con sao biển khỏi khu vực sống, theo dõi sự phong phú của các loài  này với đối chứng (vẫn còn sao biển trong khu vực sống). Kết quả của nghiên cứu được thể hiện thông qua đồ thị Hình 23.11.

a) Nhận xét về sự đa dạng loài của quần xã bãi đá trên vùng biển này khi có mặt và không có mặt loài sao biển Pisaster ochraceus.
b) Biết rằng thức ăn của sao biển là loài trai. Giải thích kết quả thay đổi sự đa dạng loài của quần xã khi loại bỏ sao biển, từ đó xác định vai trò sinh thái trong quần xã này của loài sao biển Pisaster ochraceus.
c) Giả sử có một loài nấm xâm lấn đã giết chết hầu hết loài trai của khu vực này. Dự đoánđa dạng loài của quần xã sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu sau đó sao biển bị loại bỏ.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.11

Lời giải chi tiết:

a) - Khi có mặt loài sao biển Pisaster ochraceus trong quần xã, số lượng các loài tương đối ổn định, trong khoảng 10 năm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, sự thay đổi là rất ít.
- Ngược lại, khi không có mặt loài sao biển Pisaster ochraceus trong quần xã, số lượng các loài giảm nhanh chóng và còn lại rất ít. Trong 3 năm đầu tiên, từ khoảng 18 loài giảm còn khoảng 3 loài, sau đó không có dấu hiệu gia tăng.
b) - Vì thức ăn của sao biển là loài trai nên khi không có sao biển, loài trai sẽ phát triển và chúng loại bỏ hết các loài động vật không xương sống và tảo ở khu vực này, làm giảm đa dạng loài trong quần xã.
- Sao biển có vai trò kiểm soát mạnh mẽ quần xã không phải do có số lượng lớn nhất mà bằng vai trò sinh thái, do đó sao biển là loài chủ chốt của quần xã này. Khi loại bỏ một loài chủ chốt khỏi quần xã sẽ làm giảm đáng kể sự phong phú của loài.
c) Mặc dù sao biển vẫn bị loại bỏ khỏi quần xã, nhưng nấm đã giết chết loài trai (là loài có khả năng cạnh tranh rất cao trong quần xã này) nên độ đa dạng của quần xã sẽ tăng lên, đặc biệt là các loài cạnh tranh với trai hoặc là thức ăn của loài trai.

23.36

Lời giải chi tiết:

a)

b) Một số loài có thể tạo điều kiện thuận lợi bằng cách điều chỉnh, cải thiện môi trường sống cho các loài khác. Ví dụ: thực vật sống ở vùng núi cao, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt sẽ phát triển nhanh hơn, kích thước lớn hơn và sinh sản thành công hơn khi sống cùng một số loài thực vật khác.

23.37

Zooxanthellae là một loại tảo biển đặc biệt sống trong các polyp san hô (Hình 23.12). Tảo quang hợp cung cấp cho san hô các hợp chất carbon, nitrogen, oxygen. Ngược lại, san hô cung cấp carbon dioxit và amoniac mà tảo cần để quang hợp.

a) Mối quan hệ giữa Zooxanthellae và san hô là gì? Giải thích.
b) Hiện tượng "bleached" - hay còn gọi là mất màu ở san hô (san hô bị tẩy trắng) khi chúng gặp các điều kiện stress như: nhiệt độ môi trường tăng lên 1- 2°C, độ mặn của nước biển tăng,... Vì sao khi gặp hiện tượng này kéo dài, san hô bị chết? Dự đoán xu hướng phát triển các rạn san hô trên thế giới trong tương lai.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 23.12

Lời giải chi tiết:

a) Zooxanthellae và san hô có mối quan hệ cộng sinh, cả hai đều có lợi. Nếu Zooxanthellae bị đẩy ra khỏi các polyp san hô thì san hô sẽ chết và các Zooxanthellae không có điều kiện sinh trưởng, phát triển.
b) - Khi gặp các điều kiện bất lợi (stress) như: nhiệt độ môi trường nước biển tăng lên 1- 2°C, độ mặn của nước biển tăng,... các polyp san hô sẽ đẩy các tảo sống trong mô của chúng ra khỏi cơ thể. San hô bị tẩy trắng vẫn
tiếp tục sống nhưng sẽ bắt đầu chết dần vì không có thức ăn (hợp chất hữu cơ, nitrogen, oxygen). Để san hô có thể phục hồi sau khi bị tẩy trắng, cần có tảo quay lại sống trong các mô của polyp san hô, khi đó tảo sẽ thực hiện quá trình quang hợp duy trì sự sống cho san hô.
- Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô, tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất là sự gia tăng nhiệt độ nước biển. Trước xu hướng có sự sự ấm lên toàn cầu, nồng độ carbon dioxide ngày càng cao, các rạn san
hô được dự đoán là sẽ ngày càng trở nên hiếm hoi do bị "tẩy trắng" và chết.

23.38

Biểu đồ Hình 23.13 thể hiện sự phân bố trong vùng thuy triều của hai loài cá Balanus balanoides và Chthamalus stellatus ở giai  đoạn trưởng thành và ấu trùng, đồng thời thể hiện tác động tương đối của yếu tố độ ẩm và cạnh tranh. Biết rằng các chữ cái từ A đến E là kí hiệu các mức độ thủy triều khác nhau, theo thứ tự từ mức cao xuống thấp. Dựa vào thông tin cho trong đồ thị, trả lời ngắn gọn các câu hỏi dưới đây:

a) Xác định vùng phân bố của hai loài cá B. balanoides và C. stellatus ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng.
b) Mối quan hệ giữa hai loài B. balanoides và C. stellatus là gì?
c) Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân bố của hai loài này ở các mức độ thuy triểu khác nhau? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.13

Lời giải chi tiết:

a)

- B. balanoides ấu trùng phân bố ở tất cả các khu vực (từ Ađến E), không phụ thuộc vào mức độ thuy triều cao hay thấp.
- B. balanoides trưởng thành có khu vực phân bố hẹp hơn so với giai đoạn ấu trùng. Ở khu vực có mức thuy triều cao nhất và thấp nhất, các cá thể trưởng thành của loài này không phân bố (khu vực Avà E).
- C. stellatus ấu trùng phân bố rộng hơn các cá thể trưởng thành cùng loài (khu vực có mức thuy triều được kí hiệu là A, B, C).
- C. stellatus trưởng thành chỉ phân bố ở khu vực có mức thuỷ triều cao (khu vực A và B).
b) Mối quan hệ giữa hai loài B. balanoides và C. stellatus là cạnh tranh loại trừ. Trong đó, B. balanoides thắng thế nên ở các khu vực có mức thuy triêu thấp, các cá thể B. balanoides phát triển mạnh còn C. stellatus không thể sống sót.
c)

- C. stellatus không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm nhưng cạnh tranh loại trừ với B. balanoides. Vì ở khu vực có mức thuỷ triều cao C. stellatus vẫn sống bình
thường, trong khi ở các mức thuỷ triều thấp, ở khu vực B. balanoides phát triển thì C. stellatus không tồn tại.
- B. balanoides trưởng thành không có mặt ở khu vực A, nơi chịu ảnh hưởng mạnh của độ ẩm, giai đoạn ấu trùng vẫn có thể tồn tại được. Trong khi đó, ở mức thuy triều thấp, các cá thể của loài này (cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành) có sự cạnh tranh gay gắt với nhau.

23.39

Dọc theo bờ biển Scotland, có hai loài hà Semibalanus balanoides và Chthamalus stellatus cùng sống bám trên các tảng đá. Sự phân bố của hai loài không trùng nhau, mặc dù ấu trùng chưa trưởng thành của cả hai loài sống cùng nhau. Connell đã tiến hành thí nghiệm xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố của hai loài hà và được tóm tắt như Hình 23.14.

a) Xác định khu vực phân bố của hai loài hà này.

b) Khi loại bỏ loài hà cạnh tranh thì sự phân bố của loài hà còn lại khác nhau như thế nào?
c) Các nhà khoa học đã kết luận yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của chi hà này là gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.14

Lời giải chi tiết:

a)

- Loài hà Semibalanus balanoides bám trên các tảng đá trong khu vực có mức thuy triều thấp.
- Loài hà Chthamalus stellatus bám trên các tảng đá trong khu vực có mức thuỷ triều cao.
b)

- Khi loại bỏ hà Chthamalus stellatus khỏi những tảng đá phía trên thì hà Semibalanus balanoides không mở rộng ra khu vực trống.
- Tuy nhiên, khi loại bỏ hà Semibalanus balanoides khỏi các tầng đá phía dưới thì hà Chthamalus stellatus đã mở rộng sang các phần phía dưới của vùng bãi triều.
c)

- Các thí nghiệm của Connell cho thấy hà Chthamalus stellatus có khả năng chống chịu khô hạn tốt hơn hà Semibalanus balanoides khi thuỷ triều rút.

- Tuy nhiên, khi Connel loại bỏ hà Semibalanus balanoides khỏi các tầng đá phía dưới thì hà Chthamalus stellatus đã mở rộng sang các phần thuy triều thấp chứng tỏ sự cạnh tranh giữa các loài hà để giành nguồn sống đã thu hẹp ổ sinh thái của hà Chthamalus stellatus.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close