Bài 11. Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng trang 63, 64 SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Loài thực vật nào sau đây có thể được sử dụng để làm thí nghiệm chứng minh thường biến ở cây trồng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

11.1

Loài thực vật nào sau đây có thể được sử dụng để làm thí nghiệm chứng minh thường biến ở cây trồng?

A. Cam. B. Hoa giấy. C. Khoai lang. D. Bèo hoa dâu.

Phương pháp giải:

Dựa vào đối tượng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Khoai lang có thể được sử dụng để làm thí nghiệm chứng minh thường biến ở cây trồng.

Đáp án C.

11.2

Để tiến hành thí nghiệm về thường biến ở cây trồng, cần đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Các cây thí nghiệm phải có cùng độ tuối.
B. Các cây thí nghiệm phải có cùng kiểu gene.
C. Các cây thí nghiệm phải có chế độ dinh dưỡng giống nhau.

D. Các cây thí nghiệm phải có cường độ quang hợp như nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm thường biến.

Lời giải chi tiết:

Các cây thí nghiệm phải có cùng kiểu gene.

Đáp án B.

11.3

Tại sao khi tiến hành thí nghiệm chứng minh thường biến ở cây trồng, người ta thường lựa chọn các loài thực vật có thể nhân giống vô tính?
A. Để tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.
B. Đảm bảo cây được tạo ra có khả năng thích, nghi cao với điều kiện môi trường.
C. Để tạo ra số lượng lớn cây trồng có kiểu gene giống nhau.
D. Đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở các cây thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết thường biến.

Lời giải chi tiết:

Để tạo ra số lượng lớn cây trồng có kiểu gene giống nhau.

Đáp án C.

11.4

Hoa phù dung (Hibiscus mutabilis) có thể đổi màu vào những thời điểm khác nhau trong ngày do cường độ ánh sáng đã ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sắc tố trong cánh hoa. Phương án nào sau đây phù hợp để kiểm chứng giả thuyết trên?
A. Trồng cây hoa phù dung trong những điều kiện ánh sáng khác nhau trong ngày.
B. Trồng cây hoa phù dung trong các điều kiện (ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,...) khác nhau.
C. Trồng các cây hoa phù dung ở các độ tuổi khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.
D. Trồng các cây hoa phù dung ở cùng độ tuổi trong những điều kiện môi trường khác nhau.

Phương pháp giải:

Hoa phù dung (Hibiscus mutabilis) có thể đổi màu vào những thời điểm khác nhau trong ngày do cường độ ánh sáng đã ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sắc tố trong cánh hoa. 

Lời giải chi tiết:

Trồng cây hoa phù dung trong những điều kiện ánh sáng khác nhau trong ngày.

Đáp án A.

11.5

Trong thí nghiệm chứng minh hiện tượng thường biến ở khoai lang, việc cắt thân một cây khoai lang thành từng đoạn ngắn nhằm mục đích đảm bảo
A. các đoạn thân cây có mức phản ứng như nhau trong cùng điều kiện thí nghiệm.
B. các đoạn thân cây có mức phản ứng rộng hơn trong điều kiện thí nghiệm.

C. thu hẹp mức phản ứng của các đoạn thân cây trong điều kiện thí nghiệm.

D. giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi lên các đoạn thân cây.

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm ở khoai lang.

Lời giải chi tiết:

các đoạn thân cây có mức phản ứng như nhau trong cùng điều kiện thí nghiệm.

Đáp án A.

11.6

Loài thực vật nào sau đây có thể được sử dụng làm mẫu vật để chứng minh hiện tượng thường biến, biết các cây thí nghiệm đều có cùng kiếu gene?

A. Bưởi. B. Táo. C. Cẩm tú cầu. D. Hoa mõm sói.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các loài cây trên.

Lời giải chi tiết:

Cẩm tú cầu. 

Đáp án C.

11.7

Một bạn học sinh đã thực hiện thí nghiệm trồng cây chứng minh thường biến với mẫu vật là cỏ lúa mì với các bước như sau:
- Bước 1: Xử íl hạt:
+ Lấy khoảng 100 g hạt cỏ lúa mì và rửa bằng nước sạch từ 2 đến 3lần để loại bỏ bụi bẩn và các hạt hư hỏng.
+Ngâm hạt vào nước ấm (khoảng 40 °C) từ 6đến 8giờ. Sau đó, đổ nước và để hạt ráo nước.
- Bước 2: Bọc kín hạt bằng khăn vải ẩm và đặt ởnơi thoáng mát, ủ1- 2ngày cho hạt ra rễ.
- Bước 3: Gieo đều hạt đã nảy mầm vào các khay nhựa, trong đó, khay số 1và 2có chứa đất ẩm, khay số 3có chứa khăn giấy (hoặc bông gòn) ẩm. Sau khi gieo, tưới nước lên hạt để cung cấp độ ẩm cho hạt và dùng giấy báo phủ lên trên để giữ độ ẩm. Đặt các khay ở nơi có bóng râm trong ba ngày cho hạt phát triển thành cây con.
- Bước 4: Xử íl các khay thí nghiệm.
+ Khay 1và 3: Đặt ởnơi có đủ ánh sáng. +Khay 2: Đặt ở nơi thiếu ánh sáng.
Tưới nước đều đặn hằng ngày.
- Bước 5: Quan sát và so sánh sự khác nhau của các cây cỏ lúa mì ở các khay sau 5- 7ngày.
a) Theo em, kết quả thí nghiệm trên của bạn học sinh có đảm bảo được độ tin cậy không? Giải thích.
b) Giả sử thí nghiệm đầy đủ các điều kiện để đảm bảo độ tin cậy, em hãy
dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm trên.

Lời giải chi tiết:

a) Kết quả thí nghiệm chưa đảm bảo độ tin cậy vì không có cơ sở để xác định các hạt giống ban đầu có cùng kiểu gene.
b) Các cây cỏ lúa mì ở khay 1 sinh trưởng mạnh nhất vì được trồng trong điều kiện đủ chất dinh dưỡng (từ đất) và ánh sáng. Ở khay 2 và 3, các cây cỏ lúa mì đều thấp hơn so với khay 1 vì các cây ở khay 2 dù được trồng bằng đất nhưng được đặt trong môi trường thiếu ánh sáng nên cây không quang hợp hoặc quang hợp với cường độ rất thấp, còn các cây ở khay 3 được đặt ở nơi có đủ ánh sáng nhưng thiếu chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close