Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Kết quả của phép tính (+25)+(+15) là
Câu 2 :
Tổng của hai số −313 và −211 là
Câu 3 :
Tìm x biết x−(−43)=(−3).
Câu 4 :
Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số và số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số là:
Câu 5 :
Tìm x biết x−(−34)=(−99)+(−47)
Câu 6 :
So sánh (−32)+(−14) và −45
Câu 7 :
Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính 52+(−122)?
Câu 8 :
Tính (−909)+909.
Câu 9 :
Tổng của số −19091 và số 999 là
Câu 10 :
Giá trị nào của x thỏa mãn x−589=(−335)?
Câu 11 :
Chọn câu sai.
Câu 12 :
Kết quả của phép tính (−234)+123+(−66) là
Câu 13 :
Cho x1 là giá trị thỏa mãn x−876=(−1576) và x2 là giá trị thỏa mãn x−983=(−163). Tính tổng x1+x2.
Câu 14 :
Tổng của (−555) và số nguyên dương lớn nhất có 3 chữ số là
Câu 15 :
Tìm x thỏa mãn x−897=(−1478)+985.
Câu 16 :
Cho x=−25;y=19. Tổng x+y=?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Kết quả của phép tính (+25)+(+15) là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên. Lời giải chi tiết :
Ta có (+25)+(+15)=25+15=40.
Câu 2 :
Tổng của hai số −313 và −211 là
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Đưa về cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu (−) trước kết quả Lời giải chi tiết :
Tổng của hai số −313 và −211 là (−313)+(−211)=−(313+211)=−524.
Câu 3 :
Tìm x biết x−(−43)=(−3).
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Xác định rằng: x ở vị trí là số bị trừ +) Đưa về cộng hai số nguyên âm để tìm x. Lời giải chi tiết :
Ta có x−(−43)=(−3) x=(−3)+(−43) x=−(3+43) x=−46. Vậy x=−46.
Câu 4 :
Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số và số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Bước 1: Tìm các số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số và số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số Lời giải chi tiết :
Ta có số nguyên âm lớn nhất có ba chữ số là −100. Số nguyên âm nhỏ nhất có ba chữ số là −999. Nên tổng cần tìm là (−100)+(−999)=−(100+999)=−1099.
Câu 5 :
Tìm x biết x−(−34)=(−99)+(−47)
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Tính vế phải + Tìm x bằng cách lấy hiệu + số trừ để đưa về phép cộng hai số nguyên âm Lời giải chi tiết :
Ta có x−(−34)=(−99)+(−47) x−(−34)=−(99+47) x−(−34)=−146 x=(−146)+(−34) x=−(146+34) x=−180. Vậy x=−180.
Câu 6 :
So sánh (−32)+(−14) và −45
Đáp án : C Phương pháp giải :
Thực hiện phép cộng. So sánh kết quả với số −45. Lời giải chi tiết :
Do (−32)+(−14)=−(32+14)=−46 nên: (−32)+(−14)<−45.
Câu 7 :
Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính 52+(−122)?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. Lời giải chi tiết :
Ta có 52+(−122)=−(122−52)=−70.
Câu 8 :
Tính (−909)+909.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Hai số đối nhau có tổng bằng 0. Lời giải chi tiết :
Ta thấy 909 và (−909) là hai số đối nhau. Ta có (−909)+909=0.
Câu 9 :
Tổng của số −19091 và số 999 là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ta có (−19091)+999=−(19091−999)=−18092
Câu 10 :
Giá trị nào của x thỏa mãn x−589=(−335)?
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Ta xác định: x ở vị trí là số bị trừ + Đưa về cộng hai số nguyên trái dấu để tìm x. Lời giải chi tiết :
Ta có x−589=(−335) x=(−335)+589 x=+(589−335) x=254.
Câu 11 :
Chọn câu sai.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
+) Ta có 678+(−4)=+(678−4)=674<678 nên A đúng, C sai +) Ta có 4+(−678)=−(678−4)=−674>−678 nên B đúng, D đúng
Câu 12 :
Kết quả của phép tính (−234)+123+(−66) là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dãy tính chỉ có phép tính cộng nên ta thực hiên tính lần lượt từ trái qua phải Lời giải chi tiết :
Ta có (−234)+123+(−66)=[−(234−123)]+(−66) =(−111)+(−66)=−(111+66)=−177.
Câu 13 :
Cho x1 là giá trị thỏa mãn x−876=(−1576) và x2 là giá trị thỏa mãn x−983=(−163). Tính tổng x1+x2.
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Ta xác định: Số bị trừ, số trừ và hiệu. Sau đó áp dụng Số bị trừ = Hiệu + Số trừ để tìm x1;x2. + Từ đó tính tổng x1+x2. Lời giải chi tiết :
Ta có x−876=(−1576) x=(−1576)+876 x=−(1576−876) x=−700. Vậy x1=−700. Xét x−983=(−163) x=(−163)+983 x=+(983−163) x=820. Vậy x2=820. Từ đó x1+x2=(−700)+820=+(820−700)=120.
Câu 14 :
Tổng của (−555) và số nguyên dương lớn nhất có 3 chữ số là
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Bước 1: Tìm số nguyên dương lớn nhất có 3 chữ số Lời giải chi tiết :
Số nguyên dương lớn nhất có 3 chữ số là: 999
Câu 15 :
Tìm x thỏa mãn x−897=(−1478)+985.
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Tính vế trái bằng cách cộng hai số nguyên trái dấu + Xác định số bị trừ, số trừ và hiệu. Sau đó sử dụng số bị trừ = số trừ + hiệu để tìm x. Lời giải chi tiết :
Ta có x−897=(−1478)+985 x−897=−(1478−985) x=(−493)+897 x=+(897−493) x=404. Vậy x=404.
Câu 16 :
Cho x=−25;y=19. Tổng x+y=?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau: Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại. Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn. Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm. Lời giải chi tiết :
Ta có: x+y=(−25)+19=−(25−19)=−6.
Chú ý
- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.
|