Trắc nghiệm Bài tập cuối chương IV Toán 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Một hình chữ nhật có chu vi 36 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?
Câu 2 :
Trong các hình sau, hình nào là hình thoi? A.
B.
C.
D.
Câu 3 :
Cho hình thoi MPNQ như hình dưới với MN = 8cm; PQ = 6 cm. Diện tích hình thoi MPNQ là:
Câu 4 :
Cho hình thoi MNPQ, biết MP = 5 cm, Chu vi của hình thoi MPNQ là:
Câu 5 :
Một mảnh giấy hình chữ nhật có diện tích \(96 cm^2\). Một cạnh có độ dài 12 cm. Tính chu vi của mảnh giấy đó?
Câu 6 :
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
Câu 7 :
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 25 m. Chiều rộng bằng 15 m. Người ta làm hai lối đi rộng 1 m như hình vẽ. Phần đất còn lại dùng để trồng cây. Tính diện tích đất dùng để trồng cây.
Câu 8 :
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
Câu 9 :
Bản thiết kế một hiên nhà được biểu thị ở hình sau. Nếu chi phí làm mỗi 9 dm2 hiên là 103 nghìn đồng thì chi phí của cả hiên nhà sẽ là bao nhiêu?
Câu 10 :
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
Câu 11 :
Cho hình vẽ như sau: Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây? A. BC B. DC C. AD
Câu 12 :
Cho hình bình hành \(ABCD\), cặp cạnh song song với nhau là:
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Hình chữ nhật MNPQ có cặp cạnh vuông góc với nhau.
Câu 14 :
Tên các đỉnh của hình thang cân EFGH dưới đây là
Câu 15 :
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? A.
B.
C.
D.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Một hình chữ nhật có chu vi 36 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Tính nửa chu vi HCN - Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật (Đưa về bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng). - Tính diện tích HCN Lời giải chi tiết :
Nửa chu vi hình chữ nhật là: \(36:2 = 18\,\left( {cm} \right)\) Chiều dài hình chữ nhật là: \(18:\left( {2 + 1} \right).2 = 12\left( {cm} \right)\) Chiều rộng hình chữ nhật là: \(18 - 12 = 6\,\left( {cm} \right)\) Diện tích hình chữ nhật là: \(12.6 = 72\,\,(c{m^2})\)
Câu 2 :
Trong các hình sau, hình nào là hình thoi? A.
B.
C.
D.
Đáp án
B.
Phương pháp giải :
Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. Lời giải chi tiết :
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình thang, hình B là hình thoi, hình C là hình tròn, hình D là hình bình hành. Vậy trong các hình đã cho, hình B là hình thoi.
Câu 3 :
Cho hình thoi MPNQ như hình dưới với MN = 8cm; PQ = 6 cm. Diện tích hình thoi MPNQ là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Diện tích hình thoi MPNQ là: 8.6:2 = 24 (cm2)
Câu 4 :
Cho hình thoi MNPQ, biết MP = 5 cm, Chu vi của hình thoi MPNQ là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Chu vi hình thoi MPNQ là: 4.5 = 20 (cm)
Câu 5 :
Một mảnh giấy hình chữ nhật có diện tích \(96 cm^2\). Một cạnh có độ dài 12 cm. Tính chu vi của mảnh giấy đó?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Tính chiều dài cạnh còn lại của mảnh giấy hình chữ nhật. => Chu vi của mảnh giấy. Lời giải chi tiết :
Chiều dài cạnh còn lại của mảnh giấy hình chữ nhật là: 96 : 12 = 8 (cm) Chu vi của mảnh giấy là: 2.(8 + 12) = 40 (cm)
Câu 6 :
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Tính cạnh của phần đất hình vuông để trồng trọt. => Diện tích trồng trọt của mảnh vườn. Lời giải chi tiết :
Phần còn lại để trồng trọt là hình vuông có cạnh: 20 - 2 - 2 = 16 (m) Diện tích trồng trọt của mảnh vườn là: 16.16 = 256 (m2)
Câu 7 :
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 25 m. Chiều rộng bằng 15 m. Người ta làm hai lối đi rộng 1 m như hình vẽ. Phần đất còn lại dùng để trồng cây. Tính diện tích đất dùng để trồng cây.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Từ hình vẽ ta thấy diện tích đất trồng cây là 4 mảnh đất hình chữ nhật nhỏ có kích thước như nhau. - Tính chiều rộng của mảnh vườn. - Tính chiều dài của các mảnh đất HCN nhỏ. - Tính chiều rộng của các mảnh đất nhỏ. => Diện tích đất để trồng cây. Lời giải chi tiết :
Chiều rộng của mảnh vườn là: (m) Từ hình vẽ ta thấy diện tích đất trồng cây là 4 mảnh đất hình chữ nhật nhỏ có kích thước như nhau. Chiều dài của các mảnh đất đó là: (25 - 1) : 2 = 12 (m) Chiều rộng của các mảnh đất đó là: (15 - 1) : 2 = 7 (m) Vậy diện tích đất để trồng cây là: 4.7.12 = 336 (m2)
Câu 8 :
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vẽ thêm vào các góc khuyết để tạo thành hình chữ nhật lớn Diện tích mảnh vườn = Diện tích HCN lớn – (diện tích hình chữ nhật + diện tích hình vuông khuyết) Lời giải chi tiết :
Ta thấy tổng diện tích của hình 1, hình 2, hình 3 bằng tổng diện tích của hình chữ nhật ABCD Chiều dài DC của hình chữ nhật ABCD là: 7 + 6 = 13 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là: 2 + 5 = 7 (m) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 13.7 = 91 (m2) Hình 1 là hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 3 m nên diện tích hình 1 là: 6.3 = 18 (m2) Hình 3 là hình vuông có cạnh bằng 2 m nên diện tích hình 3 là: 2.2 = 4 (m2) Vậy diện tích mảnh vườn bằng cần tìm bằng diện tích hình 2 và bằng: 91 - 18 - 4 = 69 (m2)
Câu 9 :
Bản thiết kế một hiên nhà được biểu thị ở hình sau. Nếu chi phí làm mỗi 9 dm2 hiên là 103 nghìn đồng thì chi phí của cả hiên nhà sẽ là bao nhiêu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Diện tích hình hình thang = \(\frac{1}{2}\). Chiều cao.(đáy lớn + đáy nhỏ). Chi phí = Diện tích hình thang : 9 . 103 000 Lời giải chi tiết :
Diện tích của hiên nhà là: \(\frac{1}{2}\).45.(54 + 72) = 2835 (dm2) Vậy chi phí của cả hiên là: 2835 : 9 . 103 000 = 32 445 000 (đồng).
Câu 10 :
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Lời giải chi tiết :
Các hình là hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình 5
Câu 11 :
Cho hình vẽ như sau: Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây? A. BC B. DC C. AD Đáp án
B. DC Phương pháp giải :
Quan sát hình vẽ để tìm cặp cạnh song song với nhau. Lời giải chi tiết :
Quan sát hình vẽ ta thấy cạnh AB song song với cạnh DC.
Câu 12 :
Cho hình bình hành \(ABCD\), cặp cạnh song song với nhau là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện song song với nhau. Lời giải chi tiết :
Vì trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện song song với nhau nên BC song song với AD => C đúng
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Hình chữ nhật MNPQ có cặp cạnh vuông góc với nhau. Đáp án
Hình chữ nhật MNPQ có cặp cạnh vuông góc với nhau. Phương pháp giải :
Quan sát hình vẽ để xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau. Lời giải chi tiết :
Trong hình chữ nhật MNPQ có: MN vuông góc với MQ; MN vuông góc với NP; PQ vuông góc với PN; PQ vuông góc với QM. Vậy hình chữ nhật MNPQ có \(4\) cặp cạnh vuông góc với nhau. Đáp án đúng điền vào ô trống là \(4\).
Câu 14 :
Tên các đỉnh của hình thang cân EFGH dưới đây là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Lời giải chi tiết :
Hình thang cân EFGH có bốn đỉnh là: E, F, G, H.
Câu 15 :
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? A.
B.
C.
D.
Đáp án
C.
Phương pháp giải :
Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Lời giải chi tiết :
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình tròn; hình B là hình thang, hình D là tứ giác ; hình C có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình C là hình bình hành. Vậy trong các hình đã cho, hình C là hình bình hành.
|