Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam lớp 101.Đặt vấn đề Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1.Đặt vấn đề Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. 2.Giải quyết vấn đề + Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. + Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. 3. Kết luận + Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Dân tộc Chăm, một trong những dân tộc thiểu số đa dạng và độc đáo tại Việt Nam, không chỉ sở hữu một văn hóa đặc trưng, mà còn đóng góp quan trọng vào sự đa dạng và phong phú về dân tộc của đất nước. Với lịch sử lâu đời và sự phát triển văn hóa độc lập, dân tộc Chăm là một phần không thể thiếu trong cảnh văn hóa Việt Nam. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam. Người Chăm là một trong những cư dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Về nguồn gốc tộc người, các nhà khoa học xếp người Chăm vào tiểu chủng Mongoloid phương Nam, nhóm loại hình Nam. Về ngôn ngữ, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Austronesian (Nam Đảo), đại chi Malayo – Polynesian (Mã lai – Đa đảo: M – P), chi Western Malayo – Polynesian, tiểu chi Sundic, nhóm Malayic, nhóm Achinese – Chamic, tiểu nhóm Chamic. Cùng chung tiểu nhóm này, ở Việt Nam còn có các dân tộc Êđê, Giarai, Churu, Raglai,… Có thuyết cho rằng các tộc người này là con cháu của cư dân đến từ Thế giới đảo. Cũng có ý kiến khác cho đó là cư dân ở phía Nam Trung Quốc di chuyển vào. Những phát hiện về khảo cổ học gần đây đã gợi lên một giả thiết rằng, chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm và các dân tộc M – P khác ở Việt Nam ngày nay. Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm ngày nay được phân thành ba nhóm cộng đồng: Chăm Hroi, Chăm Panduranga và Chăm Nam Bộ. Người Chăm trong quá trình phát triển đã hình thành bản sắc văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về diện mạo. Quá trình giao lưu, tiếp xúc với những yếu tố văn hóa bên ngoài tại mỗi vùng của đồng bào Chăm đã hình thành những sắc thái văn hóa đặc thù mang tính bản địa. Nền nông nghiệp Chăm xưa có dấu vết gắn với nền văn hóa Sa Huỳnh. “Lúa chiêm” xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ xưa được học giả Lê Quý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” là do người Việt xưa mang về từ Chiêm Thành (Champa xưa). Vùng ruộng lúa cùng với các loại nông cụ ngày càng được nông dân Chăm cải tiến, nhiều hệ thống kênh mương xưa được phát huy giá trị, các hoạt động tinh thần như hệ thống lễ nghi nông nghiệp vẫn được người Chăm tuân thủ chặt chẽ cùng với các lễ hội truyền thống như Kate, Cambun, Rija,… Tất cả các lễ tiết đó đều nhằm cầu nguyện thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt… và đều là các yếu tố hợp thành nền văn hóa nông nghiệp của người Chăm. Bài tham khảo Mẫu 1 Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Le Livre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordenone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris. Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm trong tác phẩm Dewa Mưno, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm. Tài liệu tham khảo 1. Abd. Karim, Báo Thị Hoa (giới thiệu và trình bày). 2007. “Trường Pô Klong & Đặc sản Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose. 2. Đỗ Văn Tú. 1973. Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành. 3. Phan Văn Viện. 2007. Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 4. Phan Xuân Biên (chủ biên). 1989. Người Chăm ở Thuận Hải. Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải xuất bản. Bài tham khảo Mẫu 2 Số lượng những tác giả nghiên cứu về lịch sử văn hóa, xã hội, giáo dục người Chăm vô cùng đa dạng, từ trong nước đến những tác giả nước ngoài nhằm đưa đến những cái nhìn theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Ma Touan Lin (Mã Đoàn Lâm), một sử gia Trung Quốc thế kỉ XIII có ghi: “Dân cư xây tường nhà bằng gạch, bao bọc bằng một lớp vôi. Nhà cửa đều có sân gọi là Kalan. Cửa ra vào thường hướng về phía Bắc, đôi khi hướng về phía Đông-Tây, không có quy luật nhất định nào cả” (Phan Quốc Anh, 2006, tr.17). Nhưng thực tế, người Chăm không làm nhà hay đền tháp quay về hướng Bắc hay hướng Tây. Vì hướng Bắc là hướng của ma quỷ, hướng Tây là hướng “chết”. Với cách nhìn bằng con mắt “Thiên triều” của một nước lớn của các triều đại Trung Hoa, lấy mình làm “Trung tâm”, nhìn bốn phía đều là chư hầu “mọi rợ”: Đông di, Tây nhung, Nam man, Bắc địch. Những sử gia Trung Hoa ghi lại những tư liệu không chính xác đối với những nước phải hàng năm tiến cống Thiên triều là chuyện bình thường. Tuy nhiên, những ghi chép đó giúp cho nhà nghiên cứu có được sự hiểu biết căn bản về Champa. Khẳng định được có một vương quốc Champa xuất hiện sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỉ thứ II. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Le Livre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordenone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris. Từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX, hàng loạt các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm của người Pháp được công bố như công trình của J. Crawford, A. Bastian, E. Aymonier, H. Parmentier, E.M. Durand, L. Finot, A. Cabaton, G.L. Maspéro, v.v… (Phan Quốc Anh, 2006, tr. 19). Những công trình của người Pháp tập trung nhiều vào lĩnh vực ngôn ngữ, văn bia, khảo cổ học, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền tháp, lịch sử, bang giao, đến tín ngưỡng, tôn giáo. Nhìn chung, chủ yếu là văn hóa vật chất chưa chú ý đúng mức đến đời sống xã hội người Chăm trong lịch sử. Nhưng đó là những công trình kinh điển, chuẩn mực chúng ta mang tính khoa học cao giúp hiểu biết về người Chăm. Tiếc rằng, những nghiên cứu của người Pháp về đề tài lịch sử, văn hóa Chăm bị đứt đoạn khá dài do tình trình trạng chiến tranh ở Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm (1954-1975). Bài tham khảo Mẫu 3 Trước năm 1975, đầu tiên là công trình Dân tộc Chàm lược sử (1965) của hai tác giả Dohamide và Dorohiem do Hiệp hội Chàm Hồi giáo xuất bản tại Sài Gòn. Đây là công trình khảo cứu lịch sử dân tộc Chăm bằng tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam mang tính khái quát và hệ thống, trình bày về các triều đại vương quốc Champa. Đặc biệt, đã cho đăng lại nguyên văn biên niên sử các triều vua Panduranga được dịch từ văn bản Chăm Akhar thrah. Tác phẩm Bangsa Champa tìm về với một cội nguồn cách xa (2004), kể lại những hiểu biết của tác giả về người Chăm Islam ở miền Nam. Ngoài ra, hai tác trên còn có nhiều bài viết giá trị khác về lễ hội, tôn giáo người Chăm miền Nam đăng trên tạp chí Bách khoa. Kế tiếp, Trung tâm Văn hóa Chàm Phan Rang được thành lập vào năm 1968, do G. Moussay điều hành và quản lý, đứng ra quy tụ các nhân sĩ, trí thức Chăm như ông Lâm Gia Tịnh, Thiên Sanh Cảnh, Nại Thành Bô, Lưu Quý Tân, Đàng Năng Phương, Trượng Văn Tốn, Lưu Quang Sang, v.v… thực hiện công tác sưu tầm văn bản chữ Chăm công bố thành sách các tác phẩm văn chương và xuất bản Từ điển Chàm – Việt – Pháp. Cũng trong năm này, Hiệu trưởng Trường Trung học An Phước (về sau đổi tên Trường Trung học Pô Klong) là thầy Thành Phú Bá cho ra mắt một đặc sản Ước vọng tập hợp nhiều bài viết văn, thơ của học sinh. Bên cạnh đó, có đăng những bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng qua các thời kỳ, trong đó, cho biết tình hình hoạt động, phát triển của Nhà trường và những bài khảo cứu của tri thức Chăm đương thời tham gia cộng tác. Đến năm 1972, ông Thiên Sanh Cảnh đứng đầu cơ quan Hội đồng Phát triển Sắc tộc tỉnh Ninh Thuận đã mời ông Đàng Cải, Nại Thành Viết, Nại Mú, v.v… sáng lập một tạp chí mang tên Nội san Panrang, xuất bản được 8 số (số 9 đang biên tập bài vở chuẩn bị in) đến tháng 4 năm 1975 thì đình bản. Nội san Panrang đã công bố nhiều bài viết khảo cứu về văn học cổ điển Chăm, những bài viết về khoa học thường thức, nhất là đề tài văn hóa, lịch pháp, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội người Chăm. Những nghiên cứu của người Chăm trong giai đoạn này chưa có nhiều công trình đồ sộ, phân tích sâu mang tính hệ thống, đa phần là các bài viết còn nặng về miêu tả, tường thuật lại những hiện tượng văn hóa thông qua điền dã và quan sát trực tiếp được. Sau năm 1975, trước hết là luận án phó tiến sĩ của Thành Phần mang tên Hệ thống nhà cửa của người Chăm ở Việt Nam (1990) được bảo vệ thành công ở Liên Xô, Danh mục thư tịch Chăm ở Việt Nam (2007), giới thiệu về những văn bản chữ Chăm mà tiến sĩ Thành Phần sưu tầm được. Kế đến, xuất hiện nhiều tác giả người Chăm, tiêu biểu như Inrasara (Phú Trạm) với các công trình nghiên cứu, sưu tầm và dịch thuật về văn học Chăm như Văn học Chăm I (1994), Văn học Chăm II (1996), Văn học dân gian Chăm tục ngữ và câu đố (1995), Từ điển Chăm – Việt (viết chung, 1995), Từ điển Việt – Chăm (viết chung, 1996), Các vấn đề văn hóa – xã hội Chăm (1999), Văn hóa – Xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại (2003), Tự học tiếng Chăm (2003), Từ điển Chăm – Việt dùng trong nhà trường (viết chung, 2004), Trường ca Chăm – Ariya (2006) đã phục dựng toàn bộ diện mạo văn học Chăm bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết. Kế nữa, Bố Xuân Hổ với công trình Truyền thuyết các tháp Chăm (1995) do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận và NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản gồm 94 trang song ngữ Anh – Việt (Sakaya, 2010, tr. 51), tác giả đã liệt kê hệ thống các đền tháp Champa cùng với lời kể về các kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc đền tháp. Năm 1996, luận án phó tiến sĩ mang tên Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam được Bá Trung Phụ bảo vệ thành công, sau đó luận án được phát triển viết thành sách. Năm 1999, một tạp chí khoa học có tên Champaka do Hassan Po Klaun, Po Dharma, Dương Tấn Thi sáng lập, chuyên nghiên cứu lịch sử và nền văn minh Champa (Studies on the History and civilization of Champa) công bố nhiều bài viết khoa học về lịch sử và văn hóa Champa, hiện nay đã công bố được 10 cuốn sách (năm 2010) có giá trị tham khảo khi muốn biết về lịch sử, văn hóa Champa. Cũng trong năm 1999, Hội Bảo tồn Văn hóa Champa ở Hoa Kỳ do Đặng Chánh Anh làm chủ tịch cho ấn hành Đặc san Vijaya ra được 5 số (năm 2010), công bố nhiều bài nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa Champa, những bài viết cảm nhận về đời sống người Chăm ở nước ngoài, nhất là quá trình hoạt động của Hội bảo tồn văn hóa Champa. Năm 2000, Inrasara cùng với Trà Vigia, Trầm Ngọc Lan, Nguyễn Văn Tỷ sáng lập đặc san Tagalau – Tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm đã ấn hành được 11 số (năm 2010). Tuy không phải là tạp chí khảo luận chuyên sâu, nhưng Tagalau có nhiều bài viết giá trị về văn hóa Chăm. Đặc biệt là lĩnh vực văn chương, Tagalau đã công bố và phân tích các tác phẩm kinh điển trong kho tàng văn học Chăm cổ điển. Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận cũng cho ra đời tác phẩm Truyện cổ dân gian Chăm (2000) do Trương Hiến Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc, Trương Tốn biên soạn, dịch, tuyển chọn. Sự xuất hiện tác giả trẻ Sakaya với các công trình khảo cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo và các ngành nghề truyền thống của người Chăm như Nghề gốm cổ truyền của người Chăm (2001), Lễ hội người Chăm (2003), Luật tục người Chăm và Raglai (2003) do Phan Đăng Nhật làm chủ biên, Văn hóa Chăm nghiên cứu và phê bình, tập 1 (2010) và nhiều bài viết khoa học khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Năm 2005, Phú Văn Hẳn chủ biên công trình Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát những hoạt động đời sống và sinh hoạt tôn giáo cũng như những tồn tại, khó khăn mà người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt. Riêng lĩnh vực du lịch, Đàng Năng Hòa đã bảo vệ thành công luận văn cao học ở Philippine với đề tài The Impact of tourism on people’s heritage-Acase study of the Cham in Vietnam (Sự tác động của du lịch trong di sản văn hóa con người – Nghiên cứu trường hợp của người Chăm ở Việt Nam). Cuối cùng, Nguyễn Văn Tỷ với tác phẩm Giáo dục toàn diện vì sự phát triển xã hội (2005), Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm Việt Nam (2010). Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về giáo dục và văn hóa Chăm, bộc lộ nhiều tình cảm, sự trăn trở làm sao để người Chăm có thể dứt bỏ những tập tục xa xưa không phù hợp với hoàn cảnh sống mới, làm thế nào để sớm đưa người Chăm hòa nhập vào nhịp sống của xã hội văn minh.
|