Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Giăng sáng lớp 10

1. Mở bài Dẫn dắt và giới thiệu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Giăng sáng”.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Giăng sáng”.

2. Thân bài

- Đối tượng để xây dựng nhân vật: tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Điền là một người có học, đam mê văn chương nhưng không gặp thời, bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đeo đuổi.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:

+ Chú ý đến những nét tâm lí nhỏ nhặt cùng các sự vật hoặc sự việc có tính chất đời thường để đưa ra những triết lý về thân phận con người, hoàn cảnh xã hội.

VD: Từ chi tiết bốn cái ghế mây, Nam Cao đã hé lộ sự khổ tâm của nhân vật. Bao nhiêu phân vân, tính toán xuất hiện trong đầu óc anh. Điền ngại đèo bòng mấy chiếc ghế mây, sợ tốn thêm tiền tàu xe mà cũng không dám từ chối ông hiệu trưởng.

+ Nhà văn tập trung khắc họa những bi kịch tinh thần, sự đấu tranh trong nội tâm nhân vật Điền. Diễn biến tâm lý của nhân vật trong “Giăng sáng” thực chất là quá trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những đối cực trong nội tâm con người.

VD: Điền phân vân giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng. Điền cho rằng người vợ hay tính toán của mình thật nhỏ nhen và tầm thường. Thế nhưng, chính Điền cũng vô thức trở thành kẻ tính toán lúc nào không hay.

+ Đưa ra những nguyên nhân, lí giải cho những tình cảm, tâm trạng của con người. Sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống luôn chi phối quyết định con người.

VD: Điền mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời nhưng thời thế, hoàn cảnh đã bạc đãi Điền. Vậy nên, Điền phải gác ước mơ lại để kiếm tiền, mẹ lại bắt Điền lấy vợ. Anh ta kiệt sức, trở thành kẻ ăn bám và lại khao khát thoát li thực tại. Đây là vòng luẩn quẩn của nhân vật.

+ Ngôi kể thứ ba tạo dựng được tính chân thật, khách quan cho câu chuyện.

+ Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau, thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật và cho thấy thái độ của nhà văn.

+ Điểm nhìn trần thuật linh hoạt, giúp cho việc khắc họa tâm lí nhân vật thêm sâu sắc.

3. Kết bài

-Khẳng định lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Giăng sáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao về đề tài người trí thức trước cách mạng tháng 8. Hình ảnh nhân vật Điền trong tác phẩm cũng là hình bóng của thế hệ các nhà văn trước cách mạng như Nam Cao. Nhân vật đã được tác giả gửi gắm những tư tưởng, quan điểm đắt giá về nghệ thuật.

Điền là một trí thức tiểu tư sản được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, tử tế, và có niềm đam mê lớn với văn chương. Trước khi trở thành một nhà văn như bây giờ anh cũng có một công việc ổn định với mức thu nhập khá có thể nuôi được vợ con. Nhưng vì giấc mộng với văn chương anh đã quyết định từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi nghiệp viết lách với mức nhuận bút bèo bọt. Điền còn có một đam mê lớn với trăng, anh luôn quan sát trăng, cảm nhận được ánh trăng đẹp dịu dàng và có một ước mơ về một tác phẩm để đời. Với Điền trăng ánh trăng vô cùng đẹp đẽ và quý giá, nó là nguồn cảm hứng bất diệt của tâm hồn thi nhân. Anh thấy thương vợ con khi suốt ngày quanh quẩn với cơm áo, gạo tiền nhưng cuối cùng chính anh cũng bị vướng vào cái vòng tiền bạc ấy. Cuối tác phẩm là hình ảnh Điền đang say sưa cầm bút viết nhưng không phải dưới ánh trăng huyền ảo mà dưới tiếng khóc của con, tiếng chửi hờ của vợ.

Tóm lại, đoạn trích "Giăng sáng" của Nam Cao không chỉ có nội dung phong phú và sâu sắc về cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo mà còn mang đậm nét đặc sắc về nghệ thuật. Tác phẩm này đã góp phần làm nên tên tuổi của Nam Cao trong văn học Việt Nam và là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Nhắc đến nhà văn Nam Cao người ta nhớ đến ngay bậc thầy của văn học hiện thực phê phán, ông viết nhiều viết hay về đề tài người nông dân và trí thức. Trước cách mạng, bằng ngòi bút của mình nhà văn đã phản ánh một cách chân thực xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Viết nhiều về đề tài người trí thứ trong đó có tác phẩm “Giăng sáng”

Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của gia đình trí thức tên là Điền, mà trung tâm là cái sự nghiệp viết lách của Điền, quan niệm của anh về văn chương và nghệ thuật. Điền vốn là một trí thức có niềm đam mê lớn với văn chương. Tuy cuộc sống không khá giả gì có thể nói là rất nghèo nhưng anh luôn muốn vượt lên mọi thứ tầm thường để sáng tạo. Anh lại có mối quan tâm đặc biệt với trăng, thường say sưa ngắm trăng vào đêm tối để quên hết sự đời. Còn vợ anh thì liên tục cáu kỉnh vì chuyện tiền bạc, so đo và tính toán từng đồng bạc. Điền đã từng nghĩ đến việc bỏ vợ để tìm đến người đàn bà đẹp, nhàn hạ, ngả tấm thân mềm trên chiếc ghế xích đu và đưa đẩy đôi chân thưỡn thẹo… nhưng hiện thực đã kéo Điền trở lại với thực tại. Tiếng con khóc vì đau bụng, tiếng vợ chửi rủa… khiến Điền cảm thấy mình không thể sung sướng khi các con còn khổ được. Ðiền không thể nào mơ mộng được. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền nhận thấy nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, phải viết về thực tại, phản ánh hiện thực cuộc sống nghiệt ngã mới đúng với sứ mệnh văn chương. Khép lại tác phẩm là hình ảnh Điền đang ngồi sáng tác trong tiếng chửi bới của vợ và người hàng xóm đêm qua mất gà.

Tác phẩm là truyện ngắn mang đậm tinh thần hiện thực phê phán, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao và xứng đáng trở thành tuyên ngôn nghệ thuật cao cả của nhà văn.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn trước cách mạng tháng tám. “Giăng sáng” (1943) là một trong những kiệt tác xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm vẽ lên số phận chung của các tiểu tư sản nghèo, mang trong mình nhiều hoài bão lớn nhưng bị nỗi lo cơm áo gạo tiền vùi dập. Đặc sắc nhất trong truyện ngắn phải kể đến những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự.

“Giăng sáng” kể về Điền là một nhà văn, khao khát được thực hiện ước mơ văn chương bởi với Điền văn chương phải giống như ánh trăng kia “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa". Nhưng vì cuộc sống vùi dập, khiến Điền mãi không thể thoát ly khỏi cảnh nghèo khổ. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tự sự để khắc họa hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ông đã lựa chọn đối tượng để đưa vào tác phẩm là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhân vật Điền là người học thức, có niềm đam mê với văn chương nhưng bởi nỗi lo cuộc sống giấc mơ ấy mãi không thấy hiện thực. Nam Cao đã nhận ra được hiện thực đen tối vì thế ông đã đoạn tuyệt với thứ văn chương mơ mộng, lãng mạn trước kia. Nam Cao hướng ngòi bút của mình tới tầng lớp trí thức nghèo. Nhà văn đã khéo léo đưa nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách xuất sắc, bộc lộ chân thực nhân vật Điền qua nhiều chi tiết. Trước hết Nam cao chọn ngôi kể thứ ba, ông không trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy mà chỉ thông qua các hành động cảm xúc của nhân vật để truyền đạt ý kiến của mình đến độc giả. Bằng việc sử dụng ngôi kể này nhà văn đã tạo được tính chân thực,khách quan. Chi tiết bốn chiếc ghế mây là hình ảnh nổi bật lên tính cách nhân vật Điền. Đó là sự lo lắng từ những điều nhỏ nhặt, thể hiện hoàn cảnh sống khó khăn của xã hội. Điền phải đấu tranh tâm lý, đây là bi kịch tinh thần khi phân vân giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng đói kém. Nhưng rồi vì hoàn cảnh, vì cuộc sống gia đình, Điền phải gác lại mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời. Chẳng còn cách nào khác trong lúc này cuộc sống tăm tối cứ mãi đeo bám lấy nhân vật. Bên cạnh đó Nam Cao còn sử dụng ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, cảm xúc được truyền đạt một cách trực tiếp. Nam Cao miêu tả nhân vật Điền qua hành động, suy nghĩ mà không phải bắt đầu từ ngoại hình. Đây là điểm nhìn linh hoạt, góp phần xây dựng thành công nhân vật.

Nam Cao đã sử dụng thành công nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Giăng sáng, góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Ông xây dựng thành công hình ảnh nhân vật Điền- điển hình cho tầng lớp trí thức tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm lên án hiện thực xã hội trước cách mạng, một xã hội tối tăm, khiến họ mãi không thể thực hiện hoài bão cao đẹp của mình.   

Bài tham khảo Mẫu 1

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính là điểm đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao, giúp ông khắc họa sinh động hiện thực cuộc sống của những con người cùng khổ. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm “Giăng sáng”.

Về cách lựa chọn đối tượng để xây dựng nhân vật, “Giăng sáng” viết về tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Trước khi trở thành đại diện tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán, Nam Cao từng một thời thử sức mình với văn học lãng mạn. Nhưng với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông nhận ra trước mắt mình là biết bao con người đang sống trong cảnh lầm than, đói khổ. Đoạn tuyệt với thứ văn chương mơ mộng mà giả dối, Nam Cao hướng ngòi bút của mình đến tầng lớp nông dân bần cùng và tầng lớp trí thức nghèo.

Trước hết, nhà văn tập trung miêu tả những bi kịch tinh thần, quá trình giằng xé trong nội tâm nhân vật Điền để làm nổi bật nỗi thống khổ của những kiếp người “muốn cất cánh bay cao nhưng bị áo cơm ghì sát đất”. Nam Cao quan tâm đến những nét tâm lí nhỏ nhặt cùng các sự vật hoặc sự việc có tính chất đời thường. Từ những điều nhỏ bé ấy, ông đưa ra những triết lí mang tính phổ quát về thân phận con người, hoàn cảnh xã hội. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Điền và bốn cái ghế mây – thứ duy nhất có giá trị trong nhà Điền. Giọng văn lạnh lùng đến dửng dưng của Nam Cao khiến người đọc tò mò: “Ðiền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Ðiền mua. Tính Ðiền rất ghét mua”. Chỉ xoay quanh bốn cái ghế ấy, Nam Cao đã hé lộ biết bao nỗi niềm của nhân vật. Là một người có học, Ðiền từng làm một ông giáo trường tư trong ngót ba năm. Với một người ôm mộng văn chương, muốn sáng tạo những áng văn bất hủ để đời như Điền thì công việc dạy học cũng có phần đáng chán. Vì hai chục bạc lương mà Điền cố gắng. Ngày trường dẹp, ông hiệu trưởng còn nợ của Điền nửa tháng lương. Ông ta đành ngượng nghịu bảo Điền cầm bộ ghế mây về. Lúc này tâm trạng Điền diễn ra những trạng thái đặc biệt. Điền dồn nén cảm xúc để cái mặt không xị xuống. Bao nhiêu phân vân, tính toán dở khóc dở cười xuất hiện trong đầu óc anh. “Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm.”. Câu văn cho thấy tâm trạng xót xa, khổ tâm hết sức của Điền. Điền ngại đèo bòng mấy chiếc ghế mây, sợ tốn thêm tiền tàu xe mà cũng không dám từ chối ông hiệu trưởng bởi“Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia”. Điền suy đi, tính lại rồi ưng thuận. Không chỉ Điền mà nhân vật ông hiệu trưởng cũng có những chi tiết phân vân tương tự. Từ đó, nhà văn cho thấy bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội đương thời khi bị cơm áo gạo tiền bóp nghẹt đến mức phải sống tằn tiện, nghèo khổ, thảm hại. “Ðiền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Ðiền biết: chẳng bao giờ Ðiền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Ðiền cũng không có tiền...”

Diễn biến tâm lý của nhân vật trong “Giăng sáng” thực chất là quá trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những đối cực trong nội tâm con người. Xung đột chủ yếu trong những sáng tác của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật. Kể cả trong “Chí Phèo”, căng thẳng nội tâm cũng diễn ra trước và được nhà văn miêu tả kĩ hơn là phút hành động cuối cùng. Nhân vật của Nam Cao luôn ở trong tâm thế chông chênh giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng. Và hơn hết, họ chẳng thể nào thanh thản để chọn lấy một con đường. Điền yêu trăng, coi trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng của nghệ thuật. Những tối có trăng, Điền khuân mấy cái ghế ra sân ngồi cùng vợ con. Những phút thảnh thơi hiếm hoi ấy xoa dịu lòng Điền. Nhờ có tâm hồn đẫm văn thơ mà Điền thấy người vợ mới cằn cỗi làm sao! Lúc nào thị cũng tính toán, luôn luôn tính toán. Điền cho rằng điều ấy nhỏ nhen và tầm thường. Thế nhưng, chính Điền cũng vô thức trở thành kẻ tính toán lúc nào không hay. Khi chứng kiến cảnh nheo nhóc của gia đình, bỗng nhiên Điền nảy sinh nỗi đau quằn quại. Đấu tranh nội tâm gay gắt đang tra tấn Điền. “Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Ðiền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quý báu, mà Ðiền vẫn ao ước có ngày lại khơi...”. Chỉ có những người đàn bà đẹp mới biết yêu văn chương của Điền và ý nghĩ này làm chính anh ta thấy xấu hổ. Nam Cao đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm trạng con người để vén bức màn đang che giấu những khát khao thầm kín. Giữa lúc ý định muốn bỏ đi trở nên rõ rệt, cơn ốm cùng tiếng rên đau đớn của đứa con, sự tức giận đến khổ sở của người vợ làm Điền sực tỉnh. Tình thương con, tinh thần trách nhiệm đã kéo Điền về với thực tại. Khi phản ánh mâu thuẫn giữa hiện thực và sự mơ mộng, nhà văn thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ rời xa tầng lớp lao động cần lao để sống với ảo tưởng. Bi kịch của Điền đến từ sự ngộ nhận, chọn lựa sai lý tưởng sống. Miêu tả những mâu thuẫn âm thầm mà căng thẳng trong nội tâm nhân vật, Nam Cao đã đưa ra tuyên ngôn đúng đắn về nghệ thuật. Nhà văn phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”.

Điểm xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao còn nằm ở việc nhà văn đưa ra nguyên nhân cho những nét tâm trạng ấy. Sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống luôn chi phối quyết định con người. Nam Cao không chỉ phơi bày mà còn lí giải. Được học hành, có tài văn chương, mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời nhưng thời thế, hoàn cảnh đã bạc đãi Điền. Ai trên đời cũng muốn tài năng của mình trở nên hữu ích. Hoàn cảnh nghèo khó khiến Điền cảm thấy mình ích kỉ khi những đứa em bơ vơ, nheo nhóc. Khi tạm gác văn chương để kiếm tiền, mẹ lại bắt Điền lấy vợ. Gia đình to rồi đến gia đình nhỏ, anh kiệt sức, trở thành kẻ ăn bám thừa mứa và lại khao khát thoát li thực tại. Cái vòng quanh quẩn, tăm tối này cứ lặp đi lặp lại khiến nhân vật sống trong vòng xoáy bất hạnh.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công cho nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao. Ngôi kể thứ ba luôn tạo dựng được tính chân thật, khách quan cho câu chuyện. Nhưng cũng có khi, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau, thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật và cho thấy thái độ của nhà văn: “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được”. Nam Cao thường sử dụng nhiều câu hỏi tựa như lời tự vấn: “Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được?”, “Tại sao Ðiền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy?”. Điểm nhìn trần thuật cũng vì thế mà trở nên linh hoạt, giúp cho việc khắc họa tâm lí nhân vật thêm sâu sắc.

Với “Giăng sáng”, Nam Cao không khắc họa nhân vật bằng ngoại hình. Những hành động bên ngoài của nhân vật cũng ít khi được nhà văn đề cập đến. Nhân vật Điền hiện lên chủ yếu qua quá trình diễn biến tâm lí phức tạp. Sự thay đổi trong nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm nhận thế giới xung quanh. Trong“Chí Phèo”, nhờ có bát cháo hành của Thị Nở mà Chí cảm thấy khung cảnh buổi sáng hôm sau đẹp lạ thường. Ở đây, cảm nhận của Điền về ánh trăng trước và sau cũng có rất nhiều thay đổi.

Như vậy, với cách chọn lựa đối tượng nhân vật phù hợp, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ trần thuật cùng điểm nhìn linh hoạt, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Điền – hình ảnh đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Tác phẩm là truyện ngắn mang đậm tinh thần hiện thực phê phán, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao và xứng đáng trở thành tuyên ngôn nghệ thuật cao cả của nhà văn

Bài tham khảo Mẫu 2

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính là điểm đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao, giúp ông khắc họa sinh động hiện thực cuộc sống của những con người cùng khổ. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm “Giăng sáng”.

Về cách lựa chọn đối tượng để xây dựng nhân vật, “Giăng sáng” viết về tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Trước khi trở thành đại diện tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán, Nam Cao từng một thời thử sức mình với văn học lãng mạn. Nhưng với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông nhận ra trước mắt mình là biết bao con người đang sống trong cảnh lầm than, đói khổ. Đoạn tuyệt với thứ văn chương mơ mộng mà giả dối, Nam Cao hướng ngòi bút của mình đến tầng lớp nông dân bần cùng và tầng lớp trí thức nghèo.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Giăng sáng” được thể hiện cụ thể ở nhiều khía cạnh như nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,…

Trước hết, nhà văn tập trung miêu tả những bi kịch tinh thần, quá trình giằng xé trong nội tâm nhân vật Điền để làm nổi bật nỗi thống khổ của những kiếp người “muốn cất cánh bay cao nhưng bị áo cơm ghì sát đất”. Nam Cao quan tâm đến những nét tâm lí nhỏ nhặt cùng các sự vật hoặc sự việc có tính chất đời thường. Từ những điều nhỏ bé ấy, ông đưa ra những triết lí mang tính phổ quát về thân phận con người, hoàn cảnh xã hội. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Điền và bốn cái ghế mây – thứ duy nhất có giá trị trong nhà Điền. Giọng văn lạnh lùng đến dửng dưng của Nam Cao khiến người đọc tò mò: “Ðiền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Ðiền mua. Tính Ðiền rất ghét mua”. Chỉ xoay quanh bốn cái ghế ấy, Nam Cao đã hé lộ biết bao nỗi niềm của nhân vật. Là một người có học, Ðiền từng làm một ông giáo trường tư trong ngót ba năm. Với một người ôm mộng văn chương, muốn sáng tạo những áng văn bất hủ để đời như Điền thì công việc dạy học cũng có phần đáng chán. Vì hai chục bạc lương mà Điền cố gắng. Ngày trường dẹp, ông hiệu trưởng còn nợ của Điền nửa tháng lương. Ông ta đành ngượng nghịu bảo Điền cầm bộ ghế mây về. Lúc này tâm trạng Điền diễn ra những trạng thái đặc biệt. Điền dồn nén cảm xúc để cái mặt không xị xuống. Bao nhiêu phân vân, tính toán dở khóc dở cười xuất hiện trong đầu óc anh. “Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm.”. Câu văn cho thấy tâm trạng xót xa, khổ tâm hết sức của Điền. Điền ngại đèo bòng mấy chiếc ghế mây, sợ tốn thêm tiền tàu xe mà cũng không dám từ chối ông hiệu trưởng bởi“Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia”. Điền suy đi, tính lại rồi ưng thuận. Không chỉ Điền mà nhân vật ông hiệu trưởng cũng có những chi tiết phân vân tương tự. Từ đó, nhà văn cho thấy bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội đương thời khi bị cơm áo gạo tiền bóp nghẹt đến mức phải sống tằn tiện, nghèo khổ, thảm hại. “Ðiền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Ðiền biết: chẳng bao giờ Ðiền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Ðiền cũng không có tiền...”

Diễn biến tâm lý của nhân vật trong “Giăng sáng” thực chất là quá trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những đối cực trong nội tâm con người. Xung đột chủ yếu trong những sáng tác của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật. Kể cả trong “Chí Phèo”, căng thẳng nội tâm cũng diễn ra trước và được nhà văn miêu tả kĩ hơn là phút hành động cuối cùng. Nhân vật của Nam Cao luôn ở trong tâm thế chông chênh giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng. Và hơn hết, họ chẳng thể nào thanh thản để chọn lấy một con đường. Điền yêu trăng, coi trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng của nghệ thuật. Những tối có trăng, Điền khuân mấy cái ghế ra sân ngồi cùng vợ con. Những phút thảnh thơi hiếm hoi ấy xoa dịu lòng Điền. Nhờ có tâm hồn đẫm văn thơ mà Điền thấy người vợ mới cằn cỗi làm sao! Lúc nào thị cũng tính toán, luôn luôn tính toán. Điền cho rằng điều ấy nhỏ nhen và tầm thường. Thế nhưng, chính Điền cũng vô thức trở thành kẻ tính toán lúc nào không hay. Khi chứng kiến cảnh nheo nhóc của gia đình, bỗng nhiên Điền nảy sinh nỗi đau quằn quại. Đấu tranh nội tâm gay gắt đang tra tấn Điền. “Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Ðiền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quý báu, mà Ðiền vẫn ao ước có ngày lại khơi...”. Chỉ có những người đàn bà đẹp mới biết yêu văn chương của Điền và ý nghĩ này làm chính anh ta thấy xấu hổ. Nam Cao đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm trạng con người để vén bức màn đang che giấu những khát khao thầm kín. Giữa lúc ý định muốn bỏ đi trở nên rõ rệt, cơn ốm cùng tiếng rên đau đớn của đứa con, sự tức giận đến khổ sở của người vợ làm Điền sực tỉnh. Tình thương con, tinh thần trách nhiệm đã kéo Điền về với thực tại. Khi phản ánh mâu thuẫn giữa hiện thực và sự mơ mộng, nhà văn thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ rời xa tầng lớp lao động cần lao để sống với ảo tưởng. Bi kịch của Điền đến từ sự ngộ nhận, chọn lựa sai lý tưởng sống. Miêu tả những mâu thuẫn âm thầm mà căng thẳng trong nội tâm nhân vật, Nam Cao đã đưa ra tuyên ngôn đúng đắn về nghệ thuật. Nhà văn phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”.

Điểm xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao còn nằm ở việc nhà văn đưa ra nguyên nhân cho những nét tâm trạng ấy. Sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống luôn chi phối quyết định con người. Nam Cao không chỉ phơi bày mà còn lí giải. Được học hành, có tài văn chương, mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời nhưng thời thế, hoàn cảnh đã bạc đãi Điền. Ai trên đời cũng muốn tài năng của mình trở nên hữu ích. Hoàn cảnh nghèo khó khiến Điền cảm thấy mình ích kỉ khi những đứa em bơ vơ, nheo nhóc. Khi tạm gác văn chương để kiếm tiền, mẹ lại bắt Điền lấy vợ. Gia đình to rồi đến gia đình nhỏ, anh kiệt sức, trở thành kẻ ăn bám thừa mứa và lại khao khát thoát li thực tại. Cái vòng quanh quẩn, tăm tối này cứ lặp đi lặp lại khiến nhân vật sống trong vòng xoáy bất hạnh.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công cho nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao. Ngôi kể thứ ba luôn tạo dựng được tính chân thật, khách quan cho câu chuyện. Nhưng cũng có khi, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau, thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật và cho thấy thái độ của nhà văn: “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được”. Nam Cao thường sử dụng nhiều câu hỏi tựa như lời tự vấn: “Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được?”, “Tại sao Ðiền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy?”. Điểm nhìn trần thuật cũng vì thế mà trở nên linh hoạt, giúp cho việc khắc họa tâm lí nhân vật thêm sâu sắc.

Với “Giăng sáng”, Nam Cao không khắc họa nhân vật bằng ngoại hình. Những hành động bên ngoài của nhân vật cũng ít khi được nhà văn đề cập đến. Nhân vật Điền hiện lên chủ yếu qua quá trình diễn biến tâm lí phức tạp. Sự thay đổi trong nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm nhận thế giới xung quanh. Trong“Chí Phèo”, nhờ có bát cháo hành của Thị Nở mà Chí cảm thấy khung cảnh buổi sáng hôm sau đẹp lạ thường. Ở đây, cảm nhận của Điền về ánh trăng trước và sau cũng có rất nhiều thay đổi.

Như vậy, với cách chọn lựa đối tượng nhân vật phù hợp, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ trần thuật cùng điểm nhìn linh hoạt, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Điền – hình ảnh đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Tác phẩm là truyện ngắn mang đậm tinh thần hiện thực phê phán, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao và xứng đáng trở thành tuyên ngôn nghệ thuật cao cả của nhà văn.

Bài tham khảo Mẫu 3

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn trước cách mạng tháng tám. “Giăng sáng” (1943) là một trong những kiệt tác xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm vẽ lên số phận chung của các tiểu tư sản nghèo, mang trong mình nhiều hoài bão lớn nhưng bị nỗi lo cơm áo gạo tiền vùi dập. Đặc sắc nhất trong truyện ngắn phải kể đến những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự.

“Giăng sáng” kể về Điền là một nhà văn, khao khát được thực hiện ước mơ văn chương bởi với Điền văn chương phải giống như ánh trăng kia “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa". Nhưng vì cuộc sống vùi dập, khiến Điền mãi không thể thoát ly khỏi cảnh nghèo khổ. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tự sự để khắc họa hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ông đã lựa chọn đối tượng để đưa vào tác phẩm là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhân vật Điền là người học thức, có niềm đam mê với văn chương nhưng bởi nỗi lo cuộc sống giấc mơ ấy mãi không thấy hiện thực. Nam Cao đã nhận ra được hiện thực đen tối vì thế ông đã đoạn tuyệt với thứ văn chương mơ mộng, lãng mạn trước kia. Nam Cao hướng ngòi bút của mình tới tầng lớp trí thức nghèo. Nhà văn đã khéo léo đưa nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách xuất sắc, bộc lộ chân thực nhân vật Điền qua nhiều chi tiết. Trước hết Nam cao chọn ngôi kể thứ ba, ông không trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy mà chỉ thông qua các hành động cảm xúc của nhân vật để truyền đạt ý kiến của mình đến độc giả. Bằng việc sử dụng ngôi kể này nhà văn đã tạo được tính chân thực,khách quan. Chi tiết bốn chiếc ghế mây là hình ảnh nổi bật lên tính cách nhân vật Điền. Đó là sự lo lắng từ những điều nhỏ nhặt, thể hiện hoàn cảnh sống khó khăn của xã hội. Điền phải đấu tranh tâm lý, đây là bi kịch tinh thần khi phân vân giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng đói kém. Nhưng rồi vì hoàn cảnh, vì cuộc sống gia đình, Điền phải gác lại mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời. Chẳng còn cách nào khác trong lúc này cuộc sống tăm tối cứ mãi đeo bám lấy nhân vật. Bên cạnh đó Nam Cao còn sử dụng ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, cảm xúc được truyền đạt một cách trực tiếp. Nam Cao miêu tả nhân vật Điền qua hành động, suy nghĩ mà không phải bắt đầu từ ngoại hình. Đây là điểm nhìn linh hoạt, góp phần xây dựng thành công nhân vật.

Nam Cao tin rằng "sống đã rồi hãy viết." Tác phẩm tiêu biểu của ông, "Giăng Sáng," là minh chứng cho phong cách nghệ thuật của ông. Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao viết về trí thức tiểu tư sản đang đấu tranh giữa mộng văn chương và lo toan về tài chính. Nhân vật Điền trong "Giăng Sáng" là một văn sĩ nghèo, đam mê văn chương, nhưng bị áp đặt bởi cuộc sống nghèo khó. Ánh trăng, tượng trưng cho văn chương thoáng qua, là điểm nhấn của tâm hồn nghệ sĩ. Điền thấy đau lòng cho tình trạng khốn khó của gia đình, nhưng cuối cùng, ông quyết định từ bỏ thứ ánh trăng huyền diệu để viết về cuộc sống thực tế và những khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

Về mặt nghệ thuật, "Giăng sáng" được xem là một trong những kiệt tác của Nam Cao. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và biểu cảm để tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ cho độc giả. Với sự kết hợp giữa những câu từ sắc sảo và những hình ảnh tươi sáng, tác phẩm đã vẽ nên cảnh đời chung của các tiểu tư sản nghèo lúc bấy giờ. Mặc dù mang trong mình nhiều hoài bão và ước mơ, nhưng họ vẫn bị vùi dập bởi nỗi lo toan về cơm áo, gạo tiền. Bằng cách này, Nam Cao đã thành công trong việc tái hiện một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống của những người trí thức Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Như vậy, với cách chọn lựa đối tượng nhân vật phù hợp, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ trần thuật cùng điểm nhìn linh hoạt, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Điền – hình ảnh đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Tác phẩm là truyện ngắn mang đậm tinh thần hiện thực phê phán, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao và xứng đáng trở thành tuyên ngôn nghệ thuật cao cả của nhà văn.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close