Trình bày ngắn gọn hiểu biết của anh, chị về nhà thơ Đỗ PhủĐỗ Phủ hiệu là Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng bố y hay Đỗ Lăng dã khách, là một nhà thơ lớn của Trung Quốc, nổi bật ở thời kì nhà Đường. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Đỗ Phủ hiệu là Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng bố y hay Đỗ Lăng dã khách, là một nhà thơ lớn của Trung Quốc, nổi bật ở thời kì nhà Đường. Ông và nhà thơ Lý Bạch được xem là hai nhà thơ vĩ đại nhất của thơ ca Trung Quốc. Ông nổi tiếng là người đức độ cao thượng và tài năng tuyệt vời nên được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi thánh hay Thi sử. Năm 740, cha Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha thì Đỗ Phủ có thể được nhận một chức quan dân sự nhưng ông đã nhường điều này lại cho một người em khác mẹ của mình. Mùa thu năm 744, ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, giữa hai người có sở thích chung là thơ nên đã nảy sinh tình bạn vong niên. Trong khi Đỗ Phủ còn là một chàng trai trẻ thì Lý Bạch đã là một người có tiếng tăm trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau và chỉ gặp nhau một lần nữa vào năm 745. Tháng 12 năm 755, sự biến An Lộc Sơn xảy ra và hoàn toàn tan rã sau 8 năm nhưng nó đã tàn phá Trung Quốc một cách khốc liệt. Thời gian này, Đỗ Phủ đã trải qua cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài vì chiến tranh. Tuy nhiên, thời gian này ông đã trở thành một nhà thơ đồng cảm với nỗi đau khổ và bất hạnh của những người dân thường. Những điều ông thấy, những gì ông lo sợ hay hy vọng về tương lai đều trở thành chủ đề trong thơ của ông. Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sống trong những năm sau đó. Mùa thu năm này, ông rơi vào cảnh túng quẫn, đành phải gửi thư tới người quen để xin cầu giúp đỡ. Ông được một người bạn và là đồng môn là Nghiêm Vũ đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Quãng thời gian thanh bình và hạnh phúc nhất của Đỗ Phủ là khi ông sống tại thảo đường ở đó. Trong suốt cuộc đời mình, Đỗ Phủ có nhiều tham vọng và tham vọng lớn nhất là được một chức quan để giúp dân giúp nước, nhưng ông đã không thể đạt được điều này. Cuộc đời ông bị điêu đứng bởi cuộc biến Loạn An Lộc Sơn năm 755. Tuy không nổi tiếng từ đầu nhưng các tác phẩm của ông được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn đến cả văn học Trung Quốc và Nhật Bản.
|