Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người tàn tật lớp 101. Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề thuyết phục: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề thuyết phục: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật. 2. Thân bài a. Giải thích quan niệm: - Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. b. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật: - Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế. - Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước c. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật - Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. - Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá. 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. - Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động. Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người. Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội. Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Người khuyết tật là những người yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, họ lại bị một số người xung quanh hắt hủi, bỏ rơi. Kì thị người tàn tật là quan niệm xấu cần phải từ bỏ và loại trừ khỏi xã hội hiện nay. Những người khuyết tật phải chịu đựng nỗi đau và khiếm khuyết trên cơ thể. Điều này khiến họ rất khó để có thể hòa nhập với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng. Kì thị người khuyết tật chính là thái độ khinh thường, xa lánh người khuyết tật chỉ vì những khiếm khuyết trên cơ thể của người đó. Khó khăn hơn nữa là họ bị đối xử bất công ngay trong chính ngôi nhà mình sinh sống. Họ bị hắt hủi, đánh đập, không nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của người khác. Vậy lí do nào dẫn đến quan niệm kì thị người khuyết tật? Trước hết, điều này bắt nguồn từ quan niệm của người xưa về người khuyết tật. Một số người cho rằng người tàn tật là hiện thân của những điều xui xẻo, không may mắn. Họ tin vào thuyết nhân quả và nghĩ kiếp trước của người đó ở ác nên kiếp này mới bị trừng phạt. Với người lành lặn, người khuyết tật được xem như là những người không bình thường. Trong mắt mọi người, họ trở thành gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Quan niệm kì thị người tàn tật chỉ cho thấy những yếu kém trong nhận thức của cá nhân đối với vấn đề xã hội và cuộc sống. Quan niệm ấy khiến người tàn tật ngày càng trở nên tự ti, không dám đối diện với đám đông. Đồng thời, cản trở họ tiếp cận với các dịch vụ y tế, hoạt động giáo dục, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Vì vậy, chúng ta cần thay đổi và từ bỏ quan niệm này ngay từ hôm nay. Việc từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật sẽ cho ta cái nhìn cởi mở hơn về những người vốn dĩ đã yếu thế trong cuộc sống. Khi ta mở lòng đón nhận, giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, tự khắc cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp, đáng giá biết bao. Dù là trên phương diện pháp luật hay đạo đức thì chúng ta đều nên có cái nhìn yêu thương, tích cực đối với người tàn tật. Sinh ra với cơ thể không lành lặn đã là một thiệt thòi quá lớn. Do vậy, chúng ta cần đón nhận họ bằng đôi mắt cảm thông. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Sự khao khát được sống một cuộc đời đầy đủ, không thiếu thốn về cảm xúc và thể xác là điều mà ai cũng mong muốn. Trong cuộc sống, chúng ta có những may mắn khi được trang bị sức khỏe và khả năng làm việc như bao người khác. Tuy nhiên, không ít những sinh linh đặc biệt phải đối mặt với những khuyết tật, có thể là về cơ thể, tinh thần, hoặc cả hai. Người khuyết tật thường phải trải qua những thử thách đặc biệt trong cuộc sống. Họ không chỉ phải đối mặt với những khó khăn về thể chất mà còn phải đối diện với sự hiểu biết kém, đôi khi là sự kỳ thị và xa lánh từ xã hội. Điều này tạo ra một vòng lặp đau đớn, khi họ không chỉ phải vượt qua những thách thức do bản thân mình mang lại mà còn phải đối mặt với sự đánh đồng và phân biệt đối xử. Vấn đề của kỳ thị đối với người khuyết tật không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một vấn nạn mà xã hội cần phải đối mặt. Thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, và phân biệt đối xử đặt ra những rủi ro lớn cho sự đoàn kết và phát triển của cộng đồng. Điều này không chỉ vi phạm quyền bình đẳng của người khuyết tật mà còn tạo ra những hệ luỵ lâu dài trong cấu trúc xã hội. Mặc dù pháp luật đã bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật và đề xuất rất nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn kỳ thị, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người giữ những thái độ kỳ thị và đối xử phân biệt. Điều này có thể bắt nguồn từ những định kiến hạn hẹp và quan điểm thiếu thông tin của một số người, khi họ nắm giữ niềm tin sai lầm rằng người khuyết tật là kết quả của những kiếp trước làm ác. Hậu quả của kỳ thị không chỉ ảnh hưởng đến người khuyết tật mà còn đặt ra những thách thức lớn cho toàn xã hội. Việc không tận dụng được tài năng và tiềm năng của họ không chỉ làm tổn thương tinh thần cá nhân mà còn làm suy giảm sức lao động và đóng góp cho xã hội. Điều này đồng thời làm suy giảm chất lượng đạo đức và lòng nhân ái trong cộng đồng, đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển toàn diện của xã hội. Vì vậy, việc chúng ta cần làm không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là thay đổi nhận thức và tạo ra một môi trường xã hội tích cực, nơi mà tất cả mọi người đều được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá người khuyết tật dựa trên khả năng và giá trị của họ, thay vì dựa vào những định kiến lạc hậu và kỳ thị. Hãy tạo ra một xã hội nâng cao, thấu hiểu và đoàn kết, nơi mà mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển và góp phần vào sự thịnh vượng chung. Bài tham khảo Mẫu 1 Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thị người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được. Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật... Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ. Bài tham khảo Mẫu 2 Mỗi người chúng ta sinh ra là một phiên bản giới hạn và duy nhất, không ai giống ai. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động. Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt. Biết được điều đó nhưng vẫn có rất nhiều người có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người khuyết tật. Tại sao vậy? Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người. Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội. Việc từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật sẽ cho ta cái nhìn cởi mở hơn về những người vốn dĩ đã yếu thế trong cuộc sống. Khi ta mở lòng đón nhận, giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, tự khắc cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp, đáng giá biết bao! Ngoài ra, thái độ đúng mực, tôn trọng người tàn tật khiến họ dễ dàng bước qua những rào cản của bản thân để vươn lên số phận và đóng góp vào sự phát triển chung của gia đình, xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều những tấm gương người tàn tật vượt khó nổi tiếng trên Việt Nam và thế giới. Họ chính là những minh chứng sống của đóa hoa hướng dương luôn vươn đến ánh mặt trời: thầy Nguyễn Ngọc Kí với đôi chân viết chữ, giáo sư vật lý Stephen Hawking với những công trình nổi tiếng toàn nhân loại và còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác vẫn đang từng ngày, từng giờ ghi tên mình lên đỉnh vinh quang. Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội. Bài tham khảo Mẫu 3 Theo báo cáo thống kê vào tháng 12 năm 2022, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, đó là con số không hề nhỏ. Cộng đồng người khuyết tật trên thực tế vẫn là những thành viên có đóng góp, có giá trị riêng và những cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải lại rất phổ biến. Đây là thói quen của rất nhiều cá nhân, tổ chức cần phải sớm được loại bỏ. Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, hay bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn. Vì những khác biệt đó mà họ thường xuyên phải chịu sự kì thị. Kì thị là cách phản ứng tiêu cực của cá nhân hay xã hội đối, sự loại trừ, cô lập những người có đặc điểm không được phần đông trong xã hội chấp nhận. Sự kì thị được biểu hiện không chỉ ở hành động mà từ trong suy nghĩ, quan điểm của cá nhân hay tổ chức. Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng vốn có của người khuyết tật với cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ, sự kì thị với người khuyết tật. Trong đó phải kể đến những quan niệm sai lệch mang yếu tố mê tín, dị đoan: người khuyết tật bị xem là sự trừng phạt cho tội lỗi mà người nhà họ kiếp trước đã phạm phải. Nhiều người có nhận thức sai lệch, thiếu đúng đắn về người khuyết tật, chẳng hạn cho rằng người khuyết tật là dị biệt, là những người không có học thức, vô tích sự,… Đồng thời, các công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các quyền lợi của họ vẫn chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả. Ngoài ra, nguyên nhân cũng bắt nguồn từ chính những người khuyết tật, có những người đã lợi dụng lòng tốt của cộng đồng, xã hội để chuộc lợi, nhận hỗ trợ mà không cần bỏ ra sức lao động. Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, việc kì thị người khuyết tật cũng là hành vi đáng lên án, cần phải loại bỏ bởi nó đem lại rất nhiều hệ lụy. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng, làm hạn chế cơ hội của họ, bao gồm cả cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí và cả cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình,… Trong thời kì dịch bệnh Covid-19, một số địa phương chậm trễ trong công tác tiêm vacxin cho đối tượng người khuyết tật, cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm, chính phủ ra yêu cầu rà soát từng nhà, khi đó mới đến lượt họ, nhiều cá nhân sau khi bị “bỏ quên” đã có thái độ tiêu cực, bất cần, từ chối hợp tác và nhận vacxin vì cảm thấy bất bình đẳng. Một dẫn chứng khác: trong trường học không tiếp nhận, không đào tạo hoặc không có dụng cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật,… Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là họ không thể tiếp cận và tham gia vào giáo dục hay theo cùng cách mà học sinh không khuyết tật được hưởng; từ đó học sinh khuyết tật đã bị mất cơ hội học tập để chuẩn bị cho tương lai sau này. Việc kì thị này đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người khuyết tật, đặc biệt về mặt tinh thần, khiến họ ngày càng mặc cảm, tự ti thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải học cách từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật. Làm được điều đó sẽ giúp cho những người kém may mắn ấy có thể tự tin, mạnh mẽ hơn, sẵn sàng để đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng vượt lên nghịch cảnh, có thể lo cho cuộc sống của mình và đóng góp một phần công sức cho xã hội. Khi chúng ta loại bỏ được sự kì thị ấy, bản thân cũng sẽ có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn, biết yêu đời, yêu người, dần trở nên thanh thản, hạnh phúc. Nhiều cá nhân cùng thay đổi theo hướng tích cực, xã hội sẽ dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật, cuộc sống cũng dần trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn. Để từ bỏ thói quen không tốt này, chúng ta có thể bắt đầu từ những hành động rất đơn giản, hãy chủ động tìm hiểu, tiếp nhận thông tin về cộng đồng người khuyết tật, nhìn vào những đóng góp của họ cũng như những khó khăn, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ đã phải trải qua. Khi đó, chúng ta sẽ dần thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân. Người khuyết tật cũng có những hiệp hội, những câu lạc bộ rất lớn mà ở đó, họ giúp đỡ, nương tựa vào nhau, cùng nhau tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Chúng ta cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật để hiểu và cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của họ, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,… Mỗi cá nhân bắt đầu thay đổi, dần dần xã hội sẽ thay đổi. Dù có những khiếm khuyết nhưng những người khuyết tật vẫn là con người với đầy đủ quyền được sống, được hạnh phúc, họ cũng không ngừng nỗ lực vì cuộc sống và đóng góp cho xã hội. Chúng ta sinh ra được may mắn hơn, không nên vì thế mà dành cho họ những sự đối xử không tốt. Kì thị người khuyết tật hay cả trong suy nghĩ và hành động đều là hành vi cần phải loại bỏ, hãy cùng nhau thay đổi để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
|