Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những chiếc lá thơm thoCâu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt 1: Đang cầm chiếc lá bồ đề trên tay, nhìn ngắm nó thật kỹ tác giả lại nhớ về cả quãng thời gian tuổi thơ loanh quanh trong sân vườn và chơi cùng những chiếc lá. Cả miền tuổi thơ của tác giả chỉ bé lại bằng những chiếc lá, cùng với bàn tay ấm áp yêu thương của bà. Ở đó, có hình ảnh của bà chỉ cho cháu gấp những chiếc lá thành các con vật ngộ nghĩnh cho cháu chơi. Mỗi khi cháu ốm, lại được nhõng nhẽo bên bà, được bà chăm sóc yêu thương. Chính tình yêu của bà cùng với những nồi lá bà đun đã giúp cháu khỏi ốm. Những nồi lá không chỉ chữa lành thể xác mà còn xoa dịu cả tâm hồn. Những chiếc lá như là thứ thuốc kì diệu không bao giờ mất đi mà theo tác giả đến tận khi lớn lên. Người bà không chỉ đem những chiếc lá vào tuổi thơ êm đẹp của cháu mà còn mà còn dành nó đến cho người bạn đời của bà. Bà coi những chiếc lá như là thứ kỷ vật thơm tho, được bà trân trọng mang đến cho ông. Để khi ông mất, ông có thể được nằm trên những hương thơm, được thấy tình cảm sâu sắc của bà đang ở cạnh bên. Bà lặng lẽ phơi lá, lặng lẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ tốt nhất cho ông. Con cháu và cả tác giả đều ngưỡng mộ những cái tình cảm mà ông bà dành cho nhau, nó không ngạt mà dịu nhẹ như hương thơm của những chiếc lá trong vườn của bà. Sau này khi lớn lên, mọi thứ thuốc nhưng không đâu sánh bằng những nồi lá xông của bà cho cháu lúc ốm và không hương thơm nào êm dịu hơn thứ lá thơm của bà. Tóm tắt 2: Hình ảnh về người bà hiền dịu và những chiếc lá thơm tho đã gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Từ những chiếc lá, có thể làm ra đủ mọi con vật ngộ nghĩnh với nhiều hình thù khác nhau và còn có những thứ đồ vật thân thuộc. Tác giả nhớ về khoảng thời gian khi mình bị ốm, chính những chiếc lá này được bà nấu ra những nồi lá xông giúp cháu nhanh hết bệnh hơn. Sau này khi lớn lên có rất nhiều thứ thuốc tốt hơn rất nhiều và có các loại tinh dầu chữa khỏi ốm, nhưng vẫn không tốt bằng những loại lá mà được bà nấu khi xưa. Đôi khi không chỉ là nồi nước xông mà ở đó còn có cả sự chăm sóc, yêu thương của bà khi mà tác giả bị ốm. Những chiếc lá qua bàn tay của bà tạo nên những hương thơm, nó quanh quẩn trong tâm trí của tác giả và đi theo tác giả từ lúc còn nhỏ đến tận khi tác giả lớn lên. Người bà không chỉ đưa những chiếc lá vào ký ức tuổi thơ của người cháu mà còn trong cả ký ức của người chồng, của ông tác giả. Trước khi ông mất, bà như dự đoán được điều gì đó nên đã lặng lẽ phơi những mẻ lá tràm. Bà không khóc lóc hay quá đau buồn mà bà muốn làm một cái gì đó, để khi ông mất đi có thể nằm lên những hương thơm êm dịu. Tình cảm của ông bà dành cho nhau đầy sự hạnh phúc và yêu thương. Bây giờ, khi cầm những chiếc lá trên tay, những ký ức về bà và về những chiếc lá thơm tho vẫn còn in đậm trong tâm trí của tác giả.
Bố cục 2 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến “trở về cát bụi”): Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi. - Phần 2 (Tiếp đến “những đường gân lá”): Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi. Giọng đọc Tha thiết, truyền cảm Nội dung chính Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đó cũng là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình. Nhân vật “tôi” kể về những kỷ niệm với bà và những chiếc lá đa dạng về loại, màu sắc và công dụng, bà đã chỉ cho nhân vật cách làm những đồ chơi từ lá và cả làm nồi xông từ lá để chữa bệnh cho nhân vật. Các kí ức đó gắn liền với tình cảm thân thiết của nhân vật với bà và mang lại cho nhân vật những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ In trong Sài Gòn thềm xưa nắng rụng, NXB Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 2. Đề tài Kí ức tuổi thơ 3. Phương thức biểu đạt Tự sự 4. Thể loại Tản văn 5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất
|