Với 4 câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: " Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Bằng những hình ảnh" cỏ cây, đá, lá, hoa" và điệp từ "chen", bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa... um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ. Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: " Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà". Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là " vài chú"tiều đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút nặng vào không gian. " Chợ" vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có " mấy nhà" lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của Cảnh đèo ngang. Cách đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tặng nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.
Soạn bài Qua Đèo Ngang SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtEm đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị đọc (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp. Phương pháp giải: Tìm hiểu qua sách báo, internet… Lời giải chi tiết: Cách 1 Đèo Ngang tọa lạc trên dãy núi Hoành Sơn, là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trước đây, địa điểm này là một trong những chốt giữ quan trọng của quân đội ta trong thời kỳ chiến tranh. Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, cung đường đèo quanh co, hiểm trở khá khó di chuyển.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Đèo Ngang tọa lạc trên dãy núi Hoành Sơn, là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. - Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, cung đường đèo quanh co, hiểm trở khá khó di chuyển. - Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1 vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. - Đèo Ngang là một trong những chốt giữ quan trọng của quân đội ta trong thời kỳ chiến tranh. Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, cung đường đèo quanh co, hiểm trở khá khó di chuyển. Đèo Ngang trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng phải kể đến đó là: Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Trải nghiệm cùng VB (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu? Phương pháp giải: Đọc kĩ bốn câu thơ đầu và hình dung bức tranh Đèo Ngang được tác giả phác họa Lời giải chi tiết: Cách 1 Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu được nhà thơ miêu tả vào khoảng thời gian “xế tà” với khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Khoảng thời gian “xế tà” - Khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người. Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu miêu tả vào lúc xế chiều, khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thấp thoáng có sự sống của thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 1 Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xác định bố cục của bài thơ. Phương pháp giải: Đọc và xác định mạch thơ Lời giải chi tiết: Cách 1 Bố cục bài thơ có bốn phần: - Phần 1 (câu 1, 2): cái nhìn bao quát về cảnh vật vắng vẻ và đìu hiu, thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả. - Phần 2 (câu 3, 4): cuộc sống con người ở Đèo Ngang. - Phần 3 (câu 5, 6): tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả. - Phần 4 (câu 7, 8): tâm sự cô đơn của tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Phần 1 (câu 1, 2): cái nhìn bao quát về cảnh vật vắng vẻ và đìu hiu, thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả. - Phần 2 (câu 3, 4): cuộc sống con người ở Đèo Ngang. - Phần 3 (câu 5, 6): tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả. - Phần 4 (câu 7, 8): tâm sự cô đơn của tác giả. Bố cục bốn phần: đề – thực – luận – kết. - Đề (câu 1 – 2): cái nhìn bao quát về cảnh vật vắng vẻ và đìu hiu, thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả. - Thực (câu 3 – 4): miêu tả cuộc sống, con người ở Đèo Ngang. - Luận (câu 5 −6): mượn thanh âm và khung cảnh tự nhiên để gửi gắm tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả. - Kết (câu 7 – 8): thể hiện tình cảnh và tâm sự cô đơn của tác giả. Bố cục : đề - thực - luận - kết - 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật - 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người - 2 câu luận : tâm trạng tác giả - 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 2 Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Cho biết bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thơ Đường, đặc biệt là thể thơ thất ngôn bát cú Lời giải chi tiết: Cách 1 Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng: - Luật: luật trắc vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (tới). - Niêm: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 lại niêm với câu 1. - Vần: chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (tà) và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hoa – nhà – gia – ta). - Nhịp: chủ yếu ngắt nhịp 4/3, hai câu 5 và 6 ngắt nhịp 2/2/4. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. - Đối: câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Luật: luật trắc vần bằng - Niêm: câu 1 - câu 8, câu 2 - câu 3, câu 4 - câu 5, câu 6 - câu 7, câu 8 - câu 1. - Vần: hiệp vần bằng (hoa – nhà – gia – ta). - Nhịp: chủ yếu ngắt nhịp 4/3, hai câu 5 và 6 ngắt nhịp 2/2/4. - Đối: câu thứ ba - câu thứ tư, câu thứ năm - câu thứ sáu. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 3 Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Phương pháp giải: Đọc kĩ bốn câu thơ đầu và hình dung bức tranh Đèo Ngang được tác giả phác họa Lời giải chi tiết: Cách 1 Khung cảnh hoang vắng nhưng đầy sức sống của thiên nhiên Đèo Ngang và sự lặng lẽ, đìu hiu của đời sống con người được mô tả bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa), từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác), điệp từ (chen). Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên bao la của tác giả. Đây chính là thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” tiêu biểu của thơ luật Đường
Xem thêm
Cách 2
- Cảnh Đèo Ngang được mô tả bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa), từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác), điệp từ (chen). - Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên bao la của tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Suy ngẫm và phản hồi 4 Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Trong các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng. Phương pháp giải: Đọc và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cặp 3 – 4: biện pháp đảo ngữ. Tác dụng của của biện pháp đảo ngữ: nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh. Từ đó, làm rõ tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nhớ nước, thương nhà của tác giả. - Cặp 5 – 6: biện pháp nhân hoá. Tác dụng của biện pháp nhân hoá: nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đối lập với sự thiếu sức sống của bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi (tiều vài chú, chợ mấy nhà,...).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Cặp 3 – 4: đảo ngữ => nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. - Cặp 5 – 6: nhân hoá => nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đối lập với sự thiếu sức sống của bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi - Cặp câu 3 – 4 biện pháp đảo ngữ. Tác dụng của của biện pháp đảo ngữ: nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh. => Từ đó, làm rõ tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nhớ nước, thương nhà của tác giả. - Cặp câu 5 – 6: biện pháp nhân hoá. => Tác dụng của biện pháp nhân hoá: nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đối lập với sự thiếu sức sống của bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi (tiều vài chú, chợ mấy nhà...), Trong cặp câu 3 - 4 và 5 - 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ là đảo ngữ và chơi chữ Tác dụng: Nói lên được cảnh quan thiên nhiên ở đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 5 Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả? Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ thứ bảy Lời giải chi tiết: Cách 1 Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy là 4/1/1/1. Cách ngắt nhịp đó khiến ta hình dung được tâm trạng của tác giả: ngập ngừng khi dừng chân, rồi quyết định đứng lại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang lúc xế tà. Tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả khi nhận ra mình nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ “trời, non, nước” thể hiện qua cách ngắt nhịp 1/1/1. Chủ thể chỉ có một mà đối thể đến ba, chủ thể nhỏ bé, cô đơn còn đối thể thì bao la, hùng vĩ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cách ngắt nhịp: 4/1/1/1. - Tâm trạng của tác giả: cô đơn, rợn ngợp, ngập ngừng khi dừng chân, rồi quyết định đứng lại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang lúc xế tà. Cách ngắt nhịp câu thơ thứ 7 khác với các câu thơ khác 4/3 hoặc 3/4 thì câu thơ ngắt nhịp 4/1/2 hoặc 4/1/1/1 Cách ngắt nhịp này nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi đến cội tình của nhà thơ trước khung cảnh rậm rạp bao la của đèo ngang. chỉ có nhà thơ với mây nước nơi đây
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 6 Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối? Phương pháp giải: Xác định dựa trên các gợi ý sau: - Câu thơ có từ ngữ nào đặc sắc? - Biện pháp tu từ nào được sử dụng và tác dụng là gì? - Câu thơ cho thấy tâm trạng gì của tác giả? - Mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào? Lời giải chi tiết: Cách 1 Nội dung của câu thơ cuối là tâm trạng cô đơn của tác giả. Cơ sở xác định: – Từ ngữ đặc sắc: mảnh tình. – Cách diễn đạt độc đáo: ta với ta. – Phép điệp từ: ta. – Mạch cảm xúc có sự vận động: từ nỗi buồn do ngoại cảnh tác động đến tâm trạng nhớ nước, thương nhà và cuối cùng là sự cô đơn khi đối diện chính mình, không có đối tượng để chia sẻ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Nội dung của câu thơ cuối là tâm trạng cô đơn của tác giả được thể hiện qua ngôn từ đặc sắc, cách diễn đạt độc đáo, biện pháp điệp từ cùng với mạch cảm xúc có sự vận động - Nội dung của câu thơ cuối là tâm trạng cô đơn của tác giả. Cơ sở xác định: + Từ ngữ đặc sắc: mảnh tình. + Cách diễn đạt độc đáo: ta với ta. + Phép điệp từ: ta. + Mạch cảm xúc có sự vận động: từ nỗi buồn do ngoại cảnh tác động đến tâm trạng nhớ nước, thương nhà và cuối cùng là sự cô đơn khi đối diện chính mình, không có đối tượng để chia sẻ. Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 7 Câu 7 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra cảm hứng chủ đạo Lời giải chi tiết: Cách 1 Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Qua Đèo Ngang là nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang, chạnh lòng nhớ nhà, nhớ nước của một thời quá vãng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|