Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtTheo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Câu 1 Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt: - Tương đồng: Cả hai khi sinh ra đều không biết nói, cười nhưng khi nghe vua tìm người đánh giặc thì đều biết nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi thắng trận thì bay về trời. - Khác biệt: Thánh Gióng sau khi biết nói , được dân làng mang cơm, cà cho ăn thì lớn nhanh như thổi rồi đi đánh giặc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Tương đồng: khi sinh ra đều không biết nói, cười nhưng khi nghe vua tìm người đánh giặc thì đều biết nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi thắng trận thì bay về trời. - Khác biệt: Thánh Gióng sau khi biết nói, được dân làng mang cơm, cà cho ăn thì lớn nhanh như thổi rồi đi đánh giặc.
Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng là: khi sinh ra đều không biết nói, không biết cười nhưng khi nge vua cầu tướng ra quân thì thoát ngồi, thoát nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi đánh giặc đều bay về trời Khác nhau là Thánh GIóng khi biết nói thì yêu cầu được ăn để trở lên to lớn càng ăn người càng lớn và yêu cầu vua gươm sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 2 Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn “diễn ca” Hai Bà Trưng dựng nền độc lập. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn “diễn ca” Hai Bà Trưng dựng nền độc lập như: Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên, Chị em nặng lời nguyền, phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,...
Xem thêm
Cách 2
Một số chi tiết nổi bật của Hai Bà Trưng là: - Chị em nặng lời nguyền, - Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân, - Đuổi ngay Tô Định cho tan biên thành => Từ đó để ta thấy được sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trưng trước quân xâm lược.
Xem thêm
Cách 2
Câu 3 Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Tri thức lịch sử dân tộc có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại. Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai. Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Tri thức lịch sử dân tộc có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. Tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc là: - Hiểu rõ hơn về quá trình nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do. - … Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do. Giá trị của lịch sử cũng được hình thành và khẳng định trong quá trình đoàn kết đấu tranh bền bỉ, kiên cường đó. “Giá trị lịch sử” là nguồn gốc hình thành nền văn hóa, là cội nguồn của con người, là những truyền thống quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại và được kế thừa phát huy qua từng thế hệ. Giá trị lịch sử làm nên giá trị dân tộc bởi mỗi quốc gia có một quá trình dựng nước và giữ nước khác nhau. Giá trị lịch sử được thể hiện ở quá trình gây dựng đất nước của ông cha ta, là niềm tự hào của dân tộc khi chiến thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã lí giải nguồn gốc sinh ra của con người. Chính vì vậy, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có rất nhiều anh hùng phải hy sinh để đổi lấy hòa bình đất nước. Lịch sử đấu tranh hào hùng trong quá khứ và những trang sử đang được viết tiếp trong cuộc sống hiện đại chính là niềm tự hào của mỗi dân tộc, là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nhờ có lịch sử mà con người biết trân trọng cuộc sống hiện tại hơn. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người không biết coi trọng lịch sử, không biết trân trọng cuộc sống hiện tại hay có tư tưởng phản động, dẫn đến những cái nhìn sai trái, lệch lạc về lịch sử dân tộc. Do vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần phải biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
|