Soạn bài Ôn tập bài 9 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtNêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về đặc điểm chính của truyện lịch sử. Lời giải chi tiết: - Cốt truyện lịch sử: là các sự kiện nối tiếp nhau liên quan đến lịch sử - Nhân vật lịch sử: là nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia và sự phát triển của cốt truyện lịch sử - Chi tiết lịch sử: là phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử Câu 2 Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo mẫu sau:
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về truyện lịch sử Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử. Lời giải chi tiết: - Điểm giống: Đều chứa đựng nội dung lịch sử, là các nhân vật và sự kiện lịch sử, những nhân vật và sự kiện lịch sử này đều có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc. - Điểm khác: + Văn bản truyện sử: thể loại là truyện, mang yếu tố tự sử là chủ yếu, có thể kể tường tận từng chi tiết + Văn bản thơ kể chuyện lịch sử: Thể loại là thơ, mang yếu tố biểu cảm là chủ yêu, thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Câu 4 Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến Lời giải chi tiết: Câu kể: Ví dụ: Hôm qua, tôi đã đi xem phim với bố mẹ. Câu hỏi: - Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình. - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không,…Khi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi Ví dụ: Sáng nay bạn học những môn học nào? Câu cảm : - Câu cảm dùng để biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét... của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó - Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,... Ví dụ: Tôi quá bất ngờ khi bạn xuất hiện. Câu khiến : - Câu cầu khiến là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm. Ví dụ: Ngày mai bạn đón tôi đi học được không? Câu 5 Câu 5 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều gì? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản kể lại một chuyến đi Lời giải chi tiết: Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều: - Các địa điểm sẽ đến - Lịch trình và từng mốc thời gian cụ thể - Kể lại chuyến đi theo chiều tuyến tính, lần lượt theo trình tự thời gian - Kể chi tiết nơi mà đã được đặt chân đến kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh Câu 6 Câu 6 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nêu một vài kinh nghiệm em rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề đời sống trong truyện lịch sử; thảo luận nhóm và trình bày nội dung đó. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc, viết, nói, nghe Lời giải chi tiết: Một vài kinh nghiệm em rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề đời sống trong truyện lịch sử. - Đọc thật kĩ các sự kiện lịch sử - Tìm thông tin trên các kênh chính thống - Thực tại để có cái nhìn khách quan, chân thực - Lắng nghe thông tin, thu thập thông tin từ các nhân chứng bằng chứng để việc tìm hiểu nhanh chóng, và có thêm thông tin quan trọng. - Ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, nhân dân lúc bấy giờ và về sau. Câu 7 Câu 7 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ? Phương pháp giải: Vận dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân Lời giải chi tiết: - Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá. - Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. - Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình. - Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. - Ví dụ: Lễ hội Đền Bà Chúa Kho (người coi giữ lương thực trong thời kì kháng chiến, dạy dân trồng lúa trồng màu) thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.
|