Soạn bài Cây sồi mùa đông SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtXác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản. Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Câu 1 Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Đề tài: Bức tranh thiên nhiên sinh động và tình yêu đối với thiên nhiên Nội dung bao quát của văn bản: Tác phẩm cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, cậu bé Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về năng lực của em học sinh này. Cô giáo quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên con đường về nhà Va-xu-skin, cô giáo đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua một khu rừng mùa đông để có thể đến trường, trong khu rừng đó có một cây sồi rất hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lý do tại sao cậu bé lại thường xuyên đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình. Qua các hình ảnh được miêu tả trong bài như hình ảnh: cây sồi già và ngọn gió, truyện đã ca ngợi sức mạnh của lòng dũng cảm, của bản lĩnh, ý chí, niềm tin của con người trong cuộc sống. Thông qua câu chuyện, tác giả cũng muốn nói về tinh thần nghị lực và bản lĩnh vững vàng của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Đề tài truyện Cây sồi mùa đông: sự hiểu biết, trận trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. - Nội dung bao quát của truyện kể về chú bé Xa-vu-skin thường đi học muộn và câu trả lời (được cho là sai) của em trong tiết học từ vựng của cô An-na Va-xi-li-ép-na khi em nhất quyết khẳng định “cây sồi mùa đông” là danh từ. Điều này khiến cho cô giáo muốn tìm hiểu lí do đi học muộn của cậu bé. Sau chuyến đi vào rừng cùng chú bé Xa-vu-skin, cô giáo đã hiểu lí do chủ bé chọn đi con đường rừng để đến trường dù đường đó xa hơn, khiến em thường xuyên đi học muộn và vì sao cậu bé khăng khăng cho rằng “cây sồi mùa đông” là danh tử. Đồng thời, cô phát hiện được vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, nhân hậu, yêu thiên nhiên, trân trọng mọi sự sống. Từ đó, cô đã tự phê phán những bài giảng khô khan, chưa hiểu hết vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ cũng như vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Đề tài: Nói về Cây sồi mùa đông qua cậu bé Va-xu-skin. Bài văn Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về tài năng của học sinh. Cô quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên đường về nhà của Va-xu-skin, cô đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua khu rừng mùa đông để đến trường, với cây sồi hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi tham gia cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa- vu - skin đã dành cho cây sồi và các loài vật trong khu rừng là: - Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại. - Cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình. - Bới tuyết bằng một cành cây Những chi tiết này góp phần thể hiện nét tính cách yêu thương động vật, thực vật của nhân vật Xa-vu-skin. Qua đó ta thấy rằng đây là một con người giàu tình yêu thương và yêu thiên nhiên vô cùng, đam mê khám phá, tìm tòi những điều mới lạ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Một số chi tiết tiêu biểu: - Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại. - Cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình. - Bới tuyết bằng một cành cây => Tính cách yêu thương động vật, thực vật của nhân vật Xa-vu-skin. -Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng: + Cách giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương, tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ của mình với cô giáo: “Nó đây này, cây sồi mùa đông”. + Hành động cố gắng vần một măng tuyết để tìm con nhóm sống dưới một cái hố, ân cần đắp cho nhóm tấm chăn mộc mạc và trò chuyện với con nhóm, khen ngợi nó rất dịu dàng: “Nó tự ủ ấm mới khéo chứ!”. + Hành động bởi tuyết, đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ sống dưới gốc cây sồi mùa đông: con nhái, bọ dừa, thằn lằn, rệp cây.
+ Cảm giác buồn, củi đầu xuống khi cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na bảo chủ bé phải đi học bằng đường nhựa, không được đi tắt qua rừng để thăm cây sồi và các loài sinh vật. Khi cô giáo nói chủ bẻ có thể được đi tắt qua rừng, Xa-vu-skin không dám hứa với cô em sẽ không đi học trễ. Vì em hiểu, mỗi khi đi qua con đường này, tình yêu dành cho cây sồi và các loài vật sẽ mu chân em lại. +Lời dặn cô An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi, không nên đánh nó, nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”. Lời dặn này thể hiện tình yêu, sự lo lắng, quan tâm mà chú bé dành cho các loài vật. – Từ các chi tiết trên, có thể nhận ra những đặc điểm sau trong tính cách của chú bé Xa-vu-skin: +Tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, hài hoà với thiên nhiên kì diệu. + Tấm lòng nhân hậu, yêu thương từ những động vật bé nhỏ, bình thưởng nhất cho đến cây sồi hùng vĩ, cao lớn. Chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa- vu - skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng là: Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn xót lại. Cử xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình. Bới tuyết bằng một cành cây Điều này góp phần thể hiện nét tính cách yêu thương động vật, thực vật của nhân vật là một người giàu lòng yêu thương và yêu thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 3 Câu 3 (trang 36, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Vì sao ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ep-na “bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai”? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ep-na "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa- vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai": Bởi vì những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Tất cả những điều này đều được chú bé tạo lên không chỉ bây giờ mà cả trong tương lai sẽ đều là những con số bí ẩn từ cậu bé mà cô giáo phải thốt lên điều tuyệt vời trong đó.Với tất cả sự tấm lòng yêu thương mà cậu bé có đã báo hiệu trong tương lai cậu sẽ còn làm được nhiều điều có giá trị khiến mọi người không khỏi bất ngờ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Vì những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ép-na “bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai” vì: – Tâm hồn chủ bé chứa đựng một tình yêu rộng lớn, thuần khiết, nâng niu sự sống của muôn loài. Tuy nhiên, vẻ đẹp của thế giới tâm hồn bên trong chủ bé Xa-vu-skin lại không dễ nhận thấy, nó là một “bí ẩn”, một thách thức cho những nhà sư phạm trong quá trình thấu hiểu học sinh, đồng cảm với những cảm xúc, rung động của chúng. – Cây sồi chứa đựng sự sống diệu kì của tự nhiên, chú bé Xa-vu-skin chứa đựng sự sống, sức mạnh của tương lai một dân tộc: Những công dân nhân hậu, hiểu biết như chú bé chính là thế hệ sẽ phát triển đất nước. Tuy nhiên, đó cũng là những công dân bị ảnh vì thế giới trí tuệ, tâm hồn của các em cần được khơi gợi, đánh thức bằng sức mạnh của giáo dục. Đó chính là sứ mệnh của người thầy, của những bài giảng truyền cảm hứng và tình yêu đến từ những nhà giáo dục như cô An-na Va-xi-li-ép-na. Cô An - na Va-xi- li-ep-na "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa- vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai" vì những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Tất cả những điều này đều được chú bé tạo lên không chỉ bây giờ mà trong tương lai là những con số bí ẩn từ chú mà cô giáo phải thốt lên điều tuyệt vời ẩn trong đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 4 Câu 4 (trang 36, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này là gì? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua câu chuyện về cậu bé Xa-vu-skin đã cho chúng ta hiểu ra rằng những kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống và cũng như từ nhiều người khác. Mỗi người chúng ta gặp trong đời đều sẽ có ít nhất một thứ mà chúng ta có thể học tập từ họ. Cần lắng nghe, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên cho trẻ từ khi chúng rất nhỏ. Đặc biệt cần thay đổi cách học và cách dạy, gắn liền với thực tiễn, trải nghiệm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Thông điệp: những kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống và cũng như từ nhiều người khác. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này: Sứ mệnh của giáo dục là cần nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của học sinh đồng thời con người cần sống hài hòa với thiên nhiên, nâng niu mọi sự sống. Tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình. Tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
|