Soạn bài Hoàng Lê Nhất thống chí SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtEm biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị đọc (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ. Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong) (1627-1777) - Vua Quang Trung là vị vua anh dũng. Chỉ trong thời gian 6 ngày, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang. Những chiến công của vua Quang Trung là: - Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. - Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 1 Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung? Phương pháp giải: Vận dụng hiểu biết của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo như em biết các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ - Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi Khác nhau là: cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống và không có liệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng. Cảnh kiệu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em hình dung là cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống và không có kiệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Trải nghiệm cùng VB 2 Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Hành động của đám kiêu binh là hành động thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Là hành động thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung. Hành động kiệu binh là sai khi đã ra oai với dân thường điều đó là điều cấm kị, dân cần được bảo vệ giúp đỡ thay vì bị bắt nạt dương oai với họ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 3 Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung? Phương pháp giải: Vận dụng ki năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Câu nói thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung: quyết đoán, dám nghĩ dám làm và đặc biệt tính toán như thần
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quyết đoán, dám nghĩ dám làm và đặc biệt tính toán như thần Thể hiện ý chí quyết tâm trả thù và mưu lược của Quang Trung quyết tâm giành lại chiến thắng ăn mừng toàn dân toàn quân, thể hiện ý chí của sự quân tử xung trận không một chút sợ hãi, lo lắng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 4 Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Từ đây, tuyến truyện có sự thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sang mô tả tình hình của giặc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sang mô tả tình hình của giặc. Tuyến truyện thay đổi khi được sự lo lắng, hoang mang cũng không màng bất tắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới. Tuyến truyện thay đổi khi được sự lo lắng, hoang mang cũng không màng bất tắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới. Sự lật kèo nhanh chóng mà quân giặc không lường trước được âm mưu của quân ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Trải nghiệm cùng VB 5 Câu 5 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Có vì nội dung và đối tượng mô tả ở phần này phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện. Phần kể về Vua Lê Chiêu ống có phải là một tuyến truyện khác vì đây là câu chuyện kể về Vua Lê Chiêu Thống không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 1 Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết:
Xem thêm
Cách 2
Xem thêm
Cách 2
Suy ngẫm và phản hồi 2 Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn. Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy: + Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc. + Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người. + Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Nét tính cách nổi bật: quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn. - Một số chi tiết tiêu biểu: + Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc. + Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người. + Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác - Là vị tướng quyết đoán, mạnh mẽ, hành động dứt khoát, không chút do dự: + Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Lỏng, không tỏ ra sợ hãi, nao núng ý chí mà câm quân ra trận + Tế cáo trời đất, gặp gỡ cống sĩ +Tiến hành duyệt binh tại Nghệ An, ra phủ dụ, kiên quyết thực hiện hoạch định - Là vị tướng có trí tuệ anh minh, nhạy bén, sáng suốt: + Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và đich, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc + Lời phủ dụ có lý, có tình, cảm kích quân dân + Biết cách dùng người, chọn người - Biết nhìn xa trông rộng: + Lập các kế hoạch tiến đánh để thực hiện - Vị tướng lẫm liệt, dũng cảm: + Xông pha chiến trận không sợ hãi + Tinh thần, khí thế và sức mạnh của nghĩa quân khiến giặc lung lay + Giành chiến thắng thần tốc => Là linh hồn của cuộc chiến => Nguồn cảm hứng từ việc tôn trọng sự thật lịch sử và lòng tự hào về người hùng dân tộc. Hình ảnh một người quyết đoán, mạnh mẽ Phân tích tính cách của vua Quang Trung
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 3 Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…) Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Ngôi kể thứ ba được tác giả sử dụng kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Ngôi kể thứ ba kết hợp cùng lời kể của các nhân vật cho thấy được câu chuyện được bao quát, chân thực hơn, đồng thời hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ. - Nghệ thuật: + Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc + Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm + Kết hợp tự sự, miêu tả + Giọng điệu linh hoạt Tác giả sử dụng ngôi kể thứ 3 Kết hợp với lời kể của các nhân vật để cho ta thấy được câu chuyện đa chiều và tường minh hơn. KHông gian câu chuyện cũng được mở rộng ra , thông qua lời từng nhân vật ta thấy được tính cách và con người con của vua Quang Trung toàn diện hơn, đặc sắc hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 4 Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Thái độ kính trọng đối với những người anh hùng lịch sử và khinh thường quân giặc. - Cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. - Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh là: + Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế... + Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng, - Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung. Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với anh hùng lịch sử và những quân giặc chân thực và gần gũi tới cho người đọc cảm nhận được chân thật lịch sử Việt ta. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử vì với ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét kết hợp với sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 5 Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: - Có thể rút ra rằng Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng đích thân đánh trận. Đồng thời đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Vua Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng. - Cuộc kháng chiến chống quân Thanh là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta. – Về Vua Quang Trung: nhà vua hiện lên trong VB truyện là người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước... - Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Cho dù vua tôi Lê Chiêu Thống hẻn hạ, “ôm chân” nhà Thanh xâm lược, quân dân ta thời ấy vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chỉ độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung. Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba thực sự của chiến dịch đánh phá quân Thanh trong lịch sử. Ngoài việc là một vị đế vương, Quang Trung cũng đồng thời là một vị anh hùng, người đã tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong, xông pha chiến trận – Hình ảnh nhà vua oai phong lẫm liệt trên lưng voi, địch thân chỉ huy trận đánh được tác giả khắc họa như linh hồn của cuộc tiến công vĩ đại của dân tộc – Sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu” Quang Trung trong tấm áo bào đỏ sạm đen khói súng đã cùng nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng trước quân địch nhà Thanh và bè lũ bán nước
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Suy ngẫm và phản hồi 6 Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.
Xem thêm
Cách 2
Bối cảnh: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc.
Xem thêm
Cách 2
Suy ngẫm và phản hồi 7 Câu 7 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2) So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Một văn bản mà em đã đọc cốt truyện giống với cốt truyện trong văn bản trên là văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” với cốt truyện đa tuyến. Nó đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện. Cách 2
Một văn bản mà em đã đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” với cốt truyện đa tuyến, đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện.
Xem thêm
Cách 3
Cách 4
- So sánh với cốt truyện: Xe đêm => Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm: + Đều có cốt truyện đa tuyến. + Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau. Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm đều có cốt truyện đa tuyến. Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.
Xem thêm
Cách 3
Cách 4
|