Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Nhà thơ Trương Gia Hòa (1975/0, quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 2. Sự nghiệp - Xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. - Ra trường, Trương Gia Hòa làm Biên tập viên Nhà xuất bản Văn nghệ, Biên tập viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo Pháp luật. - Sau vì lí do sức khỏe, chị làm việc tự do. - Nhà thơ Trương Gia Hòa có nhiều thơ, tản văn và truyện ngắn in trên các báo và tạp chí, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. 3. Tác phẩm: – Sóng sánh mẹ và anh (thơ, 2005) – Đêm nay con có mơ không? (tản văn, 2017) – Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (tản văn, 2018) 4. Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh 2007 tác phẩm Đêm nay con có mơ không? Sơ đồ tư duy tác giả Trương Gia Hòa: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ In trong Sài Gòn thềm xưa nắng rụng, NXB Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 b. Bố cục: 2 phần: - Đoạn 1 (Từ đầu đến “trở về cát bụi”): Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi. - Đoạn 2 (Tiếp đến “những đường gân lá”): Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi. c. Thể loại: tản văn d. Phương thức biểu đạt: tự sự e. Tóm tắt: “Những chiếc lá thơm tho” gắn liền với quãng thời gian tuổi thơ loanh quanh trong sân vườn của tác giả. Tác giả nhớ về bà về những chiếc lá về những kỉ niệm tuổi thơ. Tác giả nhớ cả về khoảng thời gian khi mình bị ốm, chính những chiếc lá này được bà nấu ra những nồi lá xông giúp cháu nhanh hết bệnh hơn. Sau này khi lớn lên có rất nhiều thứ thuốc tốt hơn rất nhiều và có các loại tinh dầu chữa khỏi ốm, nhưng vẫn không tốt bằng những loại lá mà được bà nấu khi xưa. Đôi khi không chỉ là nồi nước xông mà ở đó còn có cả sự chăm sóc, yêu thương của bà khi mà tác giả bị ốm. Những chiếc lá qua bàn tay của bà tạo nên những hương thơm, nó quanh quẩn trong tâm trí của tác giả và đi theo tác giả từ lúc còn nhỏ đến tận khi tác giả lớn lên. Người bà không chỉ đem những chiếc lá vào tuổi thơ êm đẹp của cháu mà còn mà còn dành nó đến cho người bạn đời của bà. Bà coi những chiếc lá như là thứ kỷ vật thơm tho, được bà trân trọng mang đến cho ông. Để khi ông mất, ông có thể được nằm trên những hương thơm, được thấy tình cảm sâu sắc của bà đang ở cạnh bên. Bà lặng lẽ phơi lá, lặng lẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ tốt nhất cho ông. 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Văn bản kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình. b. Giá trị nghệ thuật Tác giả sử dụng ngôn từ trong sáng, ấm áp thể hiện nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn và tình cảm yêu thương dành cho người bà của mình. Sơ đồ tư duy văn bản Những chiếc lá thơm tho:
|