Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (Trần Thị Hoa Lê)Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (Trần Thị Hoa Lê) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Trần Thị Hoa Lê (1968), PGS.TS. GVCC, Trưởng bộ môn khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Sự nghiệp - Từ 11/1991 đến 6/1996: Giảng viên môn Văn học Trung Quốc, Đại học Văn hóa Hà Nội. - Từ 6/1996 đến 6/1997: Nghiên cứu viên Ban Văn hóa Thế giới, Viện Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội. - Từ 6/1997 đến nay: Giảng viên môn Văn học trung đại Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. - Từ 8/2007 đến 8/2008: Giảng viên thỉnh giảng Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc ((Hankuk University of Foreign Studies). 3. Phong cách sáng tác, nghiên cứu chủ yếu Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại; Khuynh hướng, thể loại, ngôn ngữ và phong cách tác giả văn học trung đại Việt Nam; Văn học và văn hóa thời trung đại Việt Nam. Sơ đồ tư duy tác giả Trần Thị Hoa Lê: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Theo Trần Thị Hoa Lê, Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 9/2022 b. Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ đầu đến “hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích…”): Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản - Phần 2 (tiếp đến “sự tiếp nhận của độc giả”): Chi tiết về các giọng điệu cơ bản - Phần 3 (còn lại): Khái quát về tiếng cười trong thơ trào phúng c. Tóm tắt: Những ý chính của văn bản: - Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống. - Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... + Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. + Mỉa mai - châm biếm là cách rạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,... + Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Văn bản giới thiệu những giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng, giúp người đọc hiểu rõ được một bộ phận sáng tác văn học đặc thù. b. Giá trị nghệ thuật - Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc. - Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực. Sơ đồ tư duy văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười:
|