Bồng chanh đỏ (Đỗ Chu)

Bồng chanh đỏ (Đỗ Chu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử

- Đỗ Chu (5/2/1944) tên khai sinh là Chu Bá Bình, quê tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Hiện ở Hà Nội.

2. Sự nghiệp

- Đỗ Chu đã học qua trường bồi dưỡng viết văn Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1965).

- Từng là lính cao xạ thuộc quân chủng Phòng không - Không quân những năm chống đế quốc Mỹ cứu nước.

- Viết truyện ngắn từ khi còn là học sinh trường phổ thông trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh).

- Hai mươi tuổi đã được nhiều người biết đến với các truyện ngắn nổi tiếng đương thời như: Thung lũng cò, Hương cỏ mật, Chiến sĩ quân bưu... 

- Năm 1975, ông chuyển ngành sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là Ủy viên hội đồng văn xuôi của Hội.

3. Tác phẩm tiêu biểu

Tác phẩm đã xuất bản: Hương cỏ mật (tập truyện ngắn, 1963); Phù sa (tập truyện ngắn, 1966); Tháng Hai (tập truyện ngắn, 1969); Trung du (truyện ngắn, 1967); Gió qua thung lũng (truyện ngắn, 1971); Vòm trời quen thuộc (truyện ngắn, 1969); Đám cháy trước mặt (truyện ngắn, 1970); Những chân trời của các anh (tùy bút, 1990); Mảnh vườn xưa hoang vắng (truyện ngắn, 1989)...

Sơ đồ tư duy tác giả Đỗ Chu:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Bồng chanh đỏ (1973): Truyện kể về kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Hoài và anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất mê tìm hiểu về thế giới các loài chim. Khi phát hiện ở đầm sen của làng có một đôi vợ chồng bồng chanh đỏ sinh sống, Hiền và Hoài thường xuyên ngắm nhìn vẻ đẹp của loài chim này. Một ngày nọ, anh Hiền rủ Hoài đi bắt đôi bồng chanh đỏ nhưng sau khi bắt được một con, anh lại trả nó về tổ với con còn lại. Trước khi lên đường nhập ngũ, anh Hiền quyết định trả tự do cho tất cả các chú chim mà anh đã nuôi. Truyện kết thúc với lá thư Hoài viết gửi anh Hiền, kể chuyện đôi bồng chanh đỏ đã quay trở về với tổ cũ ở đầm sen.

- Đoạn trích trong SGK thuộc Phần 1, 2, 3 của truyện

b. Bố cục

c. Thể loại: truyện ngắn

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

e. Tóm tắt

Hai anh em Hiền và Hoàn rất yêu thích các loài chim, đặc biệt là Hiền, cậu có những kiến thức sâu rộng về vô số các loài chim, khi gặp bất cứ loài chim gì cậu cũng có thể gọi tên và nói về những đặc điểm liên quan đến chúng. Một ngày nọ hai anh em đã nhìn thấy một đôi Bồng chanh đỏ, là loại chim khá hiếm và đẹp làm tổ ở đầm sen của làng. Hiền và Hoàn vui sướng không thôi, mỗi ngày đều phải ra ngắm nghía chúng và lần nào cũng say mê, mong ước được nuôi đôi bồng chanh này. Một tối trăng sáng, đầy sao, sau khi ăn cơm xong Hiền rủ em ra đầm sen, mục đích là để bắt đôi bồng chanh đỏ này về nuôi. Hai anh em vất vả mãi, cuối cùng Hiền cũng bắt được một chú bồng chanh đỏ, nhưng cuối cùng trong ánh nhìn tiếc nuối của Hoàn, Hiền đã trả chú bồng chanh đỏ đó lại tổ. Hiền làm vậy vì nghĩ đến đàn con nhỏ của đôi chim bồng chanh đỏ. Nhưng dù vậy, mãi đến tận khi lớn lên, Hiền đi nhập ngũ, cả hai anh em vẫn luôn nhớ đến đôi chim này và không ngừng cảm thán, yêu thích nó. Nhưng có lẽ Hiền cũng như Hoàn đã học được một bài học về tình yêu đó là khi yêu một điều gì đó, phải làm cho nó hạnh phúc chứ không phải chiếm hữu nó ở cạnh mình.Có lẽ đó chính là lí do trước khi đi lính, Hiền đã thả hết những chú chim mình nuôi về với tự nhiên.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Tác phẩm Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu giới thiệu về sự thân thiết của trẻ thơ với thiên nhiên. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm viết về tình bạn trong sáng và đáng yêu của trẻ em với các loài vật và cây cỏ.

b. Giá trị nghệ thuật

Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc

  • Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pát-xăng)

    Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pát-xăng) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • Đảo Sơn Ca (Lê Cảnh Nhạc)

    Đảo Sơn Ca (Lê Cảnh Nhạc) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • Cây sồi mùa đông (Iu-ri Na-ghi-bin)

    Cây sồi mùa đông (Iu-ri Na-ghi-bin) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • Chuyến du hành về tuổi thơ (Theo Trần Mạnh Cường)

    Chuyến du hành về tuổi thơ (Theo Trần Mạnh Cường) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh (Lê Hồng Lâm)

    "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh (Lê Hồng Lâm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close