Đề thi thử THPT QG môn Hóa trường THPT chuyên Hưng Yên lần 3

Đề bài

Câu 1 :

Tôn là sắt được tráng

  • A
    Na.      
  • B
    Mg. 
  • C
    Zn.       
  • D
    Al.
Câu 2 :

Kim loại có khối lượng riêng nặng nhất là

  • A
    Li. 
  • B
    Cr. 
  • C
    Os.       
  • D
    W.
Câu 3 :

Chất không làm quỳ tím đổi màu là

  • A
    CH3NH2
  • B
    C2H5NH2
  • C
    C6H5NH2.        
  • D
    (CH3)2NH.
Câu 4 :

Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Crom

  • A
    3,36 lít. 
  • B
    10,08 lít. 
  • C
    2,24 lít. 
  • D
    5,04 lít.
Câu 5 :

Gang, thép là hợp kim của Fe và

  • A
    Mn. 
  • B
    Cacbon.           
  • C
    Lưu huỳnh. 
  • D
    Photpho.
Câu 6 :

Chất gây nên hiệu ứng nhà kính là

  • A
    CO. 
  • B
    CO2
  • C
    Cacbon. 
  • D
    N2.
Câu 7 :

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

  • A
    HCOOH và C2H5NH2.           
  • B
    HCOOH và CH3OH.
  • C
    CH3COONa và CH3OH. 
  • D
    HCOOH và NaOH.
Câu 8 :

Công thức phân tử của glucozơ là

  • A
    C12H22O11.       
  • B
    C6H7N. 
  • C
    (C6H10O5)n
  • D
    C6H12O6.
Câu 9 :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là

  • A
    màu xanh lam. 
  • B
    màu nâu đỏ. 
  • C
    màu vàng. 
  • D
    màu tím.
Câu 10 :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

  • A
    Tinh bột.          
  • B
    Tơ tằm. 
  • C
    Tơ axetat.        
  • D
    Polietilen.
Câu 11 :

Hòa tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là

  • A
    4,05. 
  • B
    2,025. 
  • C
    2,7. 
  • D
    8,1.
Câu 12 :

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

  • A
    Tơ nitron. 
  • B
    Tơ capron.
  • C
    Tơ nilon - 6,6. 
  • D
    Tơ lapsan.
Câu 13 :

Chất có khả năng ăn mòn thủy tinh SiO2

  • A
    H2SO4
  • B
    Mg. 
  • C
    NaOH. 
  • D
    HF.
Câu 14 :

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl
  • B
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
  • C
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Câu 15 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  • A

    HCOOCH3

  • B

    HCOOC2H5

  • C

    CH3COOCH3

  • D

    CH3COOC2H5

Câu 16 :

Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon -7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon -6,6; (6) poli(vinyl axetat). Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

  • A
    (1), (3), (6). 
  • B
    (3), (5).            
  • C
    (1), (3), (5). 
  • D
    (3), (4), (5).
Câu 17 :

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với môi trường nước:

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

  • A
    Anilin, glucozo, glixerol, fructozo. 
  • B
    Phenol, glucozo, glixerol, mantozo.
  • C
    Alanin, mantozo, etanol, fructozo. 
  • D
    Phenol, axit fomic, glucozo, saccarozo.
Câu 18 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.
Câu 19 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,04M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    0,784. 
  • B
    0,98. 
  • C
    3,92. 
  • D
    1,96.
Câu 20 :

Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), sau một thời gian thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Dẫn X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A
    3,88. 
  • B
    3,92. 
  • C
    2,48. 
  • D
    3,75.
Câu 21 :

Kết quả thí nghiệm của chất vô cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Kết luận nào sau đây không chính xác?

  • A
    Chất X được dùng để điều chế phân đạm.
  • B
    Chất X được dùng để sản xuất HNO3.
  • C
    Chất X được dùng để sản xuất một loại bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
  • D
    Cho từ từ chất X đến dư vào dung dịch AlCl3 thì ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hoàn toàn tạo thành dung dịch không màu.
Câu 22 :

Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. giá trị của m là

  • A
    13,5. 
  • B
    20,0. 
  • C
    30,0. 
  • D
    15,0.
Câu 23 :

Để thủy phân 0,015 mol este tạo bởi một ancol đa chức và một axit cacboxylic đơn chức cần dùng 1,8 gam NaOH. Mặt khác để thủy phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH, sau phản ứng thu được 7,05 gam muối. Công thức cấu tạo của este đó là

  • A
    (CH3COO)3C3H5.       
  • B
    (CH2=CHCOO)2C2H4.
  • C
    (C3H5COO)3C3H5.      
  • D
    (CH2=CHCOO)3C3H5.
Câu 24 :

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

  • A

    20,40 gam.     

  • B

    18,60 gam.     

  • C

    18,96 gam.     

  • D

    16,80 gam.

Câu 25 :

Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:

- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện:

- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện:

- X tác dụng với Z thì có khí bay ra

X, Y, Z lần lượt là

  • A
    FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.        
  • B
    NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
  • C
    Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4
  • D
    Ba(HCO3)2, NaHSO4, HCl.
Câu 26 :

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y:

Kết quả hình ảnh cho Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí c2h2,ch4

Khí Y là

  • A
    C2H4.
  • B
    C2H6
  • C
    CH4
  • D
    C2H2.
Câu 27 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan. Giá trị của m là

  • A

    47,85

  • B

    58,50

  • C

    44,55

  • D

    33,80

Câu 28 :

Đun nóng m gam hỗn hợp a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các aminoaxit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

  • A
    49,56. 
  • B
    44,48. 
  • C
    51,72. 
  • D
    59,28.
Câu 29 :

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R.Các chất trong T và R gồm

  • A
    BaSO4, FeO và Al(OH)3.        
  • B

    BaSO4 và Fe2O3.

  • C

    Al2O3 và Fe2O3.         

  • D
    BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3.
Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Zn(NO3)2 xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được Fe.

(e) Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm Zn

(g) Các kim loại Ca, Fe, Al và K chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Số phát biểu đúng là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 31 :

Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl; ClH3N-CH2-COOH; HCOOC6H5; C6H5COOCH3; HO-C6H4-CH2OH; HCOOCH2C6H4OCOH; Gly-Ala. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH ở điều kiện thích hợp cho sản phẩm chứa 2 muối?

  • A
    5
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    6
Câu 32 :

Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.

 

Giá trị x, y tương ứng là

  • A
    0,2 và 0,05. 
  • B
    0,4 và 0,05. 
  • C
    0,2 và 0,10.
  • D
    0,1 và 0,05.
Câu 33 :

Cho hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp X với điện cực trơ, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian là 4 giờ. Sau khi kết thúc điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 20,6 gam so với trước khi điện phân. Toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 136,4 gam kết tủa. Mặt khác cho 14,88 gam bột Mg vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X ban đầu. Kết thúc phản ứng thu được m' gam kim loại. Giá trị của m' là

  • A
    26,88 gam.      
  • B
    35,68 gam.      
  • C
    19,2 gam.        
  • D
    24,48 gam. 
Câu 34 :

Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    5,60 lít.            
  • B
    4,48 lít. 
  • C
    6,72 lít. 
  • D

    3,36 lít.

Câu 35 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;

(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4 dư;

(e) Nhiệt phân Cu(NO3)2;

(g) Đốt FeS2 trong không khí;

(h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ;

(i) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(k) Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối natri aluminat.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    5
Câu 36 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
  • B
    Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
  • C
    Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
  • D
    X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.
Câu 37 :

Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    3,42.    
  • B
    2,52. 
  • C
    2,70. 
  • D
    3,22. 
Câu 38 :

Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong X là

  • A
    12,20%.           
  • B
    13,56%. 
  • C
    40,69%. 
  • D
    20,20%.
Câu 39 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.

- Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ.

- Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%.

Nhận xét đúng

  • A
    Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím.
  • B
    Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam.
  • C
    Không thấy xuất hiện hiện tượng gì.
  • D
    Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 40 :

Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

  • A

    35,0.

  • B

    27,5.

  • C

    32,5.

  • D

    30,0.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tôn là sắt được tráng

  • A
    Na.      
  • B
    Mg. 
  • C
    Zn.       
  • D
    Al.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết học về sắt sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tôn là sắt được tráng kẽm

Câu 2 :

Kim loại có khối lượng riêng nặng nhất là

  • A
    Li. 
  • B
    Cr. 
  • C
    Os.       
  • D
    W.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết học về đại cương kim loại sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất

Cr là kim loại cứng nhất

Os là kim loại có khối lượng riêng nặng nhất

W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

Câu 3 :

Chất không làm quỳ tím đổi màu là

  • A
    CH3NH2
  • B
    C2H5NH2
  • C
    C6H5NH2.        
  • D
    (CH3)2NH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

quỳ tím đổi màu xanh trong môi trường bazo, đổi màu đỏ trong môi trường axit

Lời giải chi tiết :

CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH là quỳ tím chuyển sang màu xanh

Có C6H5NH2 không làm quỳ tím chuyển màu

Câu 4 :

Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Crom

  • A
    3,36 lít. 
  • B
    10,08 lít. 
  • C
    2,24 lít. 
  • D
    5,04 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: 2Cr   +  3Cl\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CrCl3

Lời giải chi tiết :

nCr = 7,8 : 52 = 0,15 (mol)

PTHH: 2Cr   +  3Cl\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CrCl3

            0,15 → 0,225                            (mol)

=> VCl2 = 0,225.22,4 = 5,04 (l)

Câu 5 :

Gang, thép là hợp kim của Fe và

  • A
    Mn. 
  • B
    Cacbon.           
  • C
    Lưu huỳnh. 
  • D
    Photpho.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết học về sắt trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Gang, thép là hợp kim của Fe và cacbon

Câu 6 :

Chất gây nên hiệu ứng nhà kính là

  • A
    CO. 
  • B
    CO2
  • C
    Cacbon. 
  • D
    N2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất gây nên hiệu ứng nhà kính là CO2

Câu 7 :

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

  • A
    HCOOH và C2H5NH2.           
  • B
    HCOOH và CH3OH.
  • C
    CH3COONa và CH3OH. 
  • D
    HCOOH và NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ tên của este xác định được axit và ancol tương ứng tạo nên este đó.

Lời giải chi tiết :

HCOOH + CH3OH \(\underset{{}}{\overset{{{H_2}S{O_4}dac,{t^0}}}{\longleftrightarrow}}\)  HCOOCH3 (metyl fomat)+ H2O

Câu 8 :

Công thức phân tử của glucozơ là

  • A
    C12H22O11.       
  • B
    C6H7N. 
  • C
    (C6H10O5)n
  • D
    C6H12O6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức được học về glucozơ trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6.

Câu 9 :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là

  • A
    màu xanh lam. 
  • B
    màu nâu đỏ. 
  • C
    màu vàng. 
  • D
    màu tím.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng màu của protein trong sgk 12 (lòng trắng trứng chính là thành phần của protein)

Lời giải chi tiết :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là màu tím.

Câu 10 :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

  • A
    Tinh bột.          
  • B
    Tơ tằm. 
  • C
    Tơ axetat.        
  • D
    Polietilen.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Có 3 loại tơ:

+ tơ thiên nhiên: 100% từ thiên nhiên

+ tơ tổng hợp: 100% do con người tổng hợp

+ tơ bán tổng hợp: 1 phần từ thiên nhiên, 1 phần do con người tạo ra.

Lời giải chi tiết :

Tinh bột, tơ tằm là tơ thiên nhiên

Tơ axetat là tơ bán tổng hợp

Polietilen là tơ tổng hợp

Câu 11 :

Hòa tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là

  • A
    4,05. 
  • B
    2,025. 
  • C
    2,7. 
  • D
    8,1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính toán theo PTHH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Lời giải chi tiết :

nH2(đktc) = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

0,1                          ←                   0,15    (mol)

=> mAl = 0,1.27 = 2,7 (lít)

Câu 12 :

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

  • A
    Tơ nitron. 
  • B
    Tơ capron.
  • C
    Tơ nilon - 6,6. 
  • D
    Tơ lapsan.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của các loại tơ thường gặp được học trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tơ nitron thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét

Tơ nilon - 6,6 dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới..

Tơ lapsan dùng để dệt vải may mặc

Câu 13 :

Chất có khả năng ăn mòn thủy tinh SiO2

  • A
    H2SO4
  • B
    Mg. 
  • C
    NaOH. 
  • D
    HF.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức được học về silic trong sgk hóa 11

Lời giải chi tiết :

HF là axit có khả năng ăn mòn thủy tinh do có phản ứng:

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Câu 14 :

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl
  • B
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
  • C
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O

Bước 2: Viết phương trình ion thu gọn của các đáp án => Phương trình ion thu gọn trùng

Cách viết phương trình ion thu gọn:

- Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

- Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion thu gọn.

Lời giải chi tiết :

NaOH + HCl → NaCl + H2O có phương trình ion rút gọn là: OH- + H+ → H2O

Xét các phương án: 

+ 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl

→ PT ion rút gọn: 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2

+ NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + HCO3- → CO32- + H2O

+ NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + NH4+ → NH3 + H2O

+ KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + H+ → H2O

=> KOH + HNO3 → KNO3 + H2O có cùng phương trình ion rút gọn

Câu 15 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  • A

    HCOOCH3

  • B

    HCOOC2H5

  • C

    CH3COOCH3

  • D

    CH3COOC2H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol CO2.

\({n_{C{O_2}}}{\text{ }} = {\text{ }}{n_{CaC{O_3}}}\) 

Bước 2: Xác định X

+ Xác định số nguyên tử cacbon trong este X: Số nguyên tử C = \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{n{\,_{{\text{es}}te}}}}\)  

=> CT của X

Lời giải chi tiết :

\({n_{CaC{O_3}}} = \dfrac{{20}}{{100}} = 0,2mol\)

Do dẫn CO2 vào dd Ca(OH)2 dư nên ta có:

\(=  > {n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,2mol\)

\(Số\,nguyên\,tử\,C = \dfrac{{0,2}}{{0,1}} = 2\)

=> Este là HCOOCH3

Câu 16 :

Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon -7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon -6,6; (6) poli(vinyl axetat). Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

  • A
    (1), (3), (6). 
  • B
    (3), (5).            
  • C
    (1), (3), (5). 
  • D
    (3), (4), (5).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: (3), (4), (5).

(3) nH­2N[CH2]6COOH  \(\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}\) (-HN[CH2]6CO-)n + nH2O

                                                             nilon -7

(4) nHOOC-C6H4-COOH  + nHO-CH2-CH2-OH   \(\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}\) (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O

                                                                                           poli(etylenterephtalat) chính là tơ lapsan

(5) nNH2[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH   \(\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}\)  (-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n + nH2O

                                                                                                                nilon -6,6

 poli(etylenterephtalat)

Câu 17 :

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với môi trường nước:

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

  • A
    Anilin, glucozo, glixerol, fructozo. 
  • B
    Phenol, glucozo, glixerol, mantozo.
  • C
    Alanin, mantozo, etanol, fructozo. 
  • D
    Phenol, axit fomic, glucozo, saccarozo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các nhóm chức, suy luận

VD: có phản ứng tráng bạc => phân tử có nhóm -CHO

Tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2 => có ít nhất 2 nhóm -OH kề nhau trong phân tử, hoặc có chức axit

-COOH

Làm mất màu dd nước Br2: có liên kết bội mạch ngoài hoặc phenol hoặc anilin, hoặc có nhóm -CH=O trong phân tử.

Lời giải chi tiết :

X chỉ làm mất màu dd nước Br2 và có xuất hiện màu trắng => X là phenol hoặc Anilin

Y có phản ứng tráng Ag => có nhóm -CHO trong cấu tạo; Y tạo dd màu xanh lam với Cu(OH)2 => Y có nhiều nhóm -OH kề nhau trong phân tử hoặc Y là axit ; Y làm mất màu dd nước Br2 => Y là glucozo hoặc axit fomic

T có phản ứng tráng Ag => có nhóm -CHO trong cấu tạo; T tạo dd màu xanh lam với Cu(OH)2 => Y có nhiều nhóm -OH kề nhau trong phân tử; T không làm mất màu dd nước Br2 => T là fructozo.

Z chỉ tạo dd màu xanh lam với Cu(OH)2 => Z có nhiều nhóm -OH kề nhau trong phân tử => Z là saccarozo hoặc glixerol

Vậy X, Y, Z, T lần lượt thỏa mãn theo đáp án là Anilin, glucozo, glixerol, fructozo. 

Câu 18 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

Lời giải chi tiết :

nH2NC3H5(COOH)2 = 22,05 : 147 = 0,15 (mol)

HCl = 0,175.2 = 0,35 (mol)

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

=> m muối = 0,15.191 + 0,35.58,5 = 49,125 (g)

Câu 19 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,04M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    0,784. 
  • B
    0,98. 
  • C
    3,92. 
  • D
    1,96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta thấy: nH+ = 2nH2 = 0,04 (mol) > nH+(trong HCl) = 0,02 (mol)

=> Ba và Na phản ứng với HCl sau đó tiếp tục phản ứng với H2O có trong dung dịch để tạo ra H2.

BT e ta có: 2nBa + nNa = 2nH2 = 0,04 (mol)

Mặt khác: 2nH2 = nHCl + nOH- (sinh ra do KL pư với H2O)

=> nOH- = ? (mol)

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Từ đó tính được khối lượng kết tủa Cu(OH)2

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,2.0,1 = 0,02 (mol)

nCuCl2 = 0,2.0,4 = 0,08 (mol)

nH2(đktc) = 0,448 : 22,4 = 0,02 (mol)

Ta thấy: nH+ = 2nH2 = 0,04 (mol) > nH+(trong HCl) = 0,02 (mol)

=> Ba và Na phản ứng với HCl sau đó tiếp tục phản ứng với H2O có trong dung dịch để tạo ra H2.

BT e ta có: 2nBa + nNa = 2nH2 = 0,04 (mol)

Mặt khác: 2nH2 = nHCl + nOH- (sinh ra do KL pư với H2O)

=> nOH- = 2.0,02 - 0,02 = 0,02 (mol)

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

             0,02 →       0,01    (mol)

=> Khối lượng kết tủa là mCu(OH)2 = 0,01.98 = 0,98 (g)

Câu 20 :

Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), sau một thời gian thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Dẫn X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A
    3,88. 
  • B
    3,92. 
  • C
    2,48. 
  • D
    3,75.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có: nO(oxit) = nCO2 = 0,09 (mol) => mO(oxit) = ? (g)

=> m =  mFe = moxit - mO(oxit) = ?

Lời giải chi tiết :

CO + (FeO và Fe2O3) → CO2 + Fe

=> Hỗn hợp khí X thu được là CO2 và CO dư.

Cho hh X này vào Ca(OH)2 dư chỉ có CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

=> nCO2 = nCaCO3 = 9 : 100 = 0,09 (mol)

Ta có: nO(oxit) = nCO2 = 0,09 (mol) => mO(oxit) = 0,09.16 = 1,44 (g)

=> m =  mFe = 5,36 - 1,62 = 3,92 (g)

Câu 21 :

Kết quả thí nghiệm của chất vô cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Kết luận nào sau đây không chính xác?

  • A
    Chất X được dùng để điều chế phân đạm.
  • B
    Chất X được dùng để sản xuất HNO3.
  • C
    Chất X được dùng để sản xuất một loại bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
  • D
    Cho từ từ chất X đến dư vào dung dịch AlCl3 thì ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hoàn toàn tạo thành dung dịch không màu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X làm dd phenolphtalein chuyển sang màu hồng => X là chất có môi trường bazo

X phản ứng với Cl2 tạo khói trắng => X + HCl tạo ra chất có dạng RNH3Cl (khói trắng)

=> X là ?

Từ đó xét các nhận định đúng hay sai và lựa chọn được nhận định không đúng.

Lời giải chi tiết :

X làm dd phenolphtalein chuyển sang màu hồng => X là chất có môi trường bazo

X phản ứng với Cl2 tạo khói trắng => X + HCl tạo ra chất có dạng RNH3Cl (khói trắng)

=> X là NH3        

A. đúng vì phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nito cho cây trồng.

B. đúng

C. đúng, từ NH3 có thể sản xuất ra NH4HCO3 dùng làm bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

D. Sai vì Al(OH)3 không tan khi cho dd NH3

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3

Câu 22 :

Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. giá trị của m là

  • A
    13,5. 
  • B
    20,0. 
  • C
    30,0. 
  • D
    15,0.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính toán theo các PTHH sau:

C6H12O6 \(\xrightarrow{{len\,men}}\) 2C2H5OH + 2CO2 (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)

Đặt số mol Ca(OH)2 pư ở (3) là x (mol)

Từ số mol CaCO3 và khối lượng dung dịch giảm ta tính được x

Có x ta tính được tổng mol CO2 (1) = nCO2(2) + nCO2(3).

Từ đó tính được khối lượng glucozo lí thuyết theo PTHH (1). Có %H = 90% ta suy ra được khối lượng thực tế của glucozo.

Lời giải chi tiết :

C6H12O6 \(\xrightarrow{{len\,men}}\) 2C2H5OH + 2CO2 (1)

nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1 (mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)

0,1         0,1       ←   0,1                    (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)

2x    ←    x                                       (mol)

Đặt số mol Ca(OH)2 pư ở (3) là x (mol)

mdd giảm = mCaCO3 - mCO2

=> 3,4 = 10 - (0,1 + 2x).44

=> x = 0,025 (mol)

=> ∑nCO2 (2+3) = 0,1 + 2.0,025 = 0,15 (mol)

Theo PTHH (1): nC6H12O6 = 1/2 nCO2(2+3) = 1/2. 0,15 = 0,075 (mol)

=> mC6H12O6 thực tế = 0,075.180 = 13,5 (g)

Vì %H = 90% nên mC6H12O6 lý thuyết = mC6H12O6 thực tế. 100% : 90% = 13,5 .100% : 90% =15 (g)

Câu 23 :

Để thủy phân 0,015 mol este tạo bởi một ancol đa chức và một axit cacboxylic đơn chức cần dùng 1,8 gam NaOH. Mặt khác để thủy phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH, sau phản ứng thu được 7,05 gam muối. Công thức cấu tạo của este đó là

  • A
    (CH3COO)3C3H5.       
  • B
    (CH2=CHCOO)2C2H4.
  • C
    (C3H5COO)3C3H5.      
  • D
    (CH2=CHCOO)3C3H5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét TN1:  => nNaOH : neste  = 3 : 1  => este được tạo bởi ancol 3 chức và axit cacboxylic đơn chức

Đặt CTPT của este là: (RCOO)3R'

Xét TN2: (RCOO)3R' + 3NaOH → 3RCOONa + R'(OH)3

=> MRCOONa = 7,05 : nRCOON = ? => R = ?

=> công thức muối: CH2=CH-COONa

BTKL ta có: meste + mNaOH = mmuối + mancol => mancol = ? (mol)

=> MR'(OH)3 = 92 => R' = ?

Từ đó tìm được CTCT của este

Lời giải chi tiết :

Xét TN1: nNaOH = 1,8 : 40 = 0,045 (mol)

=> nNaOH : neste = 0,045 : 0,015 = 3 : 1

=> este được tạo bởi ancol 3 chức và axit cacboxylic đơn chức

Đặt CTPT của este là: (RCOO)3R'

Xét TN2: nNaOH = 3: 40 = 0,075 (mol)

(RCOO)3R' + 3NaOH → 3RCOONa + R'(OH)3

       0,025 ← 0,075     → 0,075          → 0,025    (mol)

=> MRCOONa = 7,05 : 0,075 = 94

=> R + 67 = 94

=> R = 27 (C2H3-)

=> công thức muối: CH2=CH-COONa

BTKL ta có: meste + mNaOH = mmuối + mancol

=> 6,35 + 3 = 7,05 + mancol

=> mancol = 2,3 (mol)

MR'(OH)3 = 2,3 : 0,025 = 92

=> R' + 3.17 = 92

=> R' = 41 (C3H5-)

=> công thức ancol là C3H5(OH)3

=> Công thức của este: (CH2=CHCOO)3C3H5    

Câu 24 :

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

  • A

    20,40 gam.     

  • B

    18,60 gam.     

  • C

    18,96 gam.     

  • D

    16,80 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Nhận thấy cả 3 hiđrocacbon đều có 3C nên gọi công thức chung của X là: C3Hx

+) Biết tỉ khối của X tìm công thức X

+) Viết PTHH tính toán

Lời giải chi tiết :

X gồm C3H8, C3H6, C3H4

=> Gọi chung công thức X là C3Hx

\({d_{X/{H_2}}} = 21,2 \to {\bar M_X} = 21,2*2 = 42,4 = 12*3 + x\)

=> x = 6,4

=> Công thức X là C3H6,4

PTHH: C3H6,4 + 4,6 O2 $\xrightarrow{t_{{}}^{0}}$ 3CO2 +  3,2H2O

            0,1                       → 0,3        →0,32

$\to {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 0,3.44 + \dfrac{{0,64}}{2}.18 = 18,96\,g $

Câu 25 :

Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:

- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện:

- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện:

- X tác dụng với Z thì có khí bay ra

X, Y, Z lần lượt là

  • A
    FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.        
  • B
    NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
  • C
    Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4
  • D
    Ba(HCO3)2, NaHSO4, HCl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét từng đáp án xem có thỏa mãn dữ kiện đề bài cho hay không

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì X + Z không có khí bay ra

B. Thỏa mãn

X+ Y có kết tủa: NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4↓trắng + NaCl + HCl

Y + Z có kết tủa: BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ trắng + 2NaCl

X + Z có khí bay ra: 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2↑ + H2O

C. Loại vì X + Z không có khí bay ra

D. Loại vì Y + Z không có kết tủa.

Câu 26 :

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y:

Kết quả hình ảnh cho Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí c2h2,ch4

Khí Y là

  • A
    C2H4.
  • B
    C2H6
  • C
    CH4
  • D
    C2H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH CaC2 và Al4C3 với H2o để xác định được hỗn hợp khí X

Sau đó xét xem khí X qua dd Br2 thì khí nào có pư với dd Br2 sẽ bị giữ lại, khí không có phản ứng với Br2 sẽ thoát ra. Khí thoát ra đó chính là khí Y

Lời giải chi tiết :

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

Hỗn hợp X gồm C2H2 và CH4. Cho hh này qua bình đựng dd Br2 dư thì C2H2 bị hấp thụ. Khí thoát ra là CH4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Vậy khí Y là CH4

Câu 27 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan. Giá trị của m là

  • A

    47,85

  • B

    58,50

  • C

    44,55

  • D

    33,80

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nCO3 = 0,3 mol

2 mol Cl thay thế 1 mol CO3 trong muối

=> 0,3 mol CO3 bị thay thế bởi 0,6 mol Cl

Lời giải chi tiết :

+) Hấp thụ CO2 với lượng tối thiểu Ba(OH)2 khi :

Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2

=> nCO2 = nCO3 = 0,3 mol

Ta thấy 2 mol Cl thay thế 1 mol CO3 trong muối

=> 0,3 mol CO3 bị thay thế bởi 0,6 mol Cl

=> mMuối CO3 – mCO3  = mMuối Cl - mCl

=> mmuối CO3 = 47,85g

Câu 28 :

Đun nóng m gam hỗn hợp a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các aminoaxit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

  • A
    49,56. 
  • B
    44,48. 
  • C
    51,72. 
  • D
    59,28.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

tetrapeptit +4NaOH → muối + 1H2O

tripeptit + 3NaOH → muối + 1.H2O

=> ∑ nNaOH cần vừa đủ = 4a + 3×2a = 10a = 0,6 mol => a = ? (mol)

Từ  phương trình có: ∑nH2O = a + 2a = 3a = ? (mol)

BTKL ta có: m + mNaOH = mmuối + mH2O => m = ?

Lời giải chi tiết :

tetrapeptit +4NaOH → muối + 1H2O

tripeptit + 3NaOH → muối + 1.H2O

=> ∑ nNaOH cần vừa đủ = 4a + 3×2a = 10a = 0,6 mol

=> a = 0,06 (mol)

Từ  phương trình có: ∑nH2O = a + 2a = 3a = 3.0,06 = 0,18 (mol)

BTKL ta có: m + mNaOH = mmuối + mH2O

=> m + 0,6.40 = 72,48 + 0,18.18

=> m = 51,72 (g)

Câu 29 :

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R.Các chất trong T và R gồm

  • A
    BaSO4, FeO và Al(OH)3.        
  • B

    BaSO4 và Fe2O3.

  • C

    Al2O3 và Fe2O3.         

  • D
    BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết các phương trình hóa học xảy ra sẽ xác định được các chất

Lời giải chi tiết :

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Dung dịch X chứa: Al2(SO4)3; FeSO4 và H2SO4 loãng dư. Dd X tác dụng với Ba(OH)2 dư có PTHH sau:

Ba(OH)2 + H2SO4 loãng → BaSO4↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4↓ + Fe(OH)2

4Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O

Kết tủa Y là: BaSO4 và Fe(OH)2

Dung dịch Z: Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2 dư. Sục CO2 từ từ đến dư xảy ra phản ứng

2CO2 + Ba(AlO2)2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ba(HCO3)2

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

Kết tủa T là Al(OH)3.

Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi xảy ra pư

4Fe(OH)2 + O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Fe2O3 + 4H2O

Rắn R gồm: Fe­2O3 và BaSO4

Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Zn(NO3)2 xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được Fe.

(e) Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm Zn

(g) Các kim loại Ca, Fe, Al và K chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Số phát biểu đúng là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về chương kim loại sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

(a) sai, chỉ có các oxit sau Al trong dãy điện hóa học của kim loại mới có phản ứng với CO tạo ra kim loại.

(b) sai, không có xảy ra ăn mòn điện hóa vì Cu không có phản ứng với dd Zn(NO3)2

(c) sai, K không khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) đúng

(e) đúng

(g) sai, Fe còn điều chế được bằng pp nhiệt luyện hoặc thủy luyện hoặc điện phân dung dịch.

=> có 2 phát biểu đúng

Câu 31 :

Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl; ClH3N-CH2-COOH; HCOOC6H5; C6H5COOCH3; HO-C6H4-CH2OH; HCOOCH2C6H4OCOH; Gly-Ala. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH ở điều kiện thích hợp cho sản phẩm chứa 2 muối?

  • A
    5
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH từ đó xác định những chất tác dụng với NaOH thu được 2 muối.

Lời giải chi tiết :

PTHH:

CH3COOCH2CH2Cl + 2NaOH → CH3COONa + NaCl + HOCH2-CH2OH => 2 muối

ClH3N-CH2-COOH + 2NaOH → H2N-CH2-COONa + NaCl + H2O => 2 muối

HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O => 2 muối

C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH => 1 muối

HO-C6H4-CH2OH + NaOH → NaO-C6H4-CH2OH => 1 muối

HCOOCH2C6H4OCOH + 3NaOH → 2HCOONa + HOCH2C6H4ONa + H2O => 2 muối

Gly-Ala + 2NaOH → Gly-Na + Ala-Na + H2O => 2 muối

Vậy có 5 chất khi tác dụng với NaOH ở điều kiện thích hợp cho sản phẩm chứa 2 muối.

Câu 32 :

Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.

 

Giá trị x, y tương ứng là

  • A
    0,2 và 0,05. 
  • B
    0,4 và 0,05. 
  • C
    0,2 và 0,10.
  • D
    0,1 và 0,05.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tại V = 0,3 thì lượng BaCO3 đạt cực đại và không đổi. Khi đó:

+ nBaCO3 max = nCO32- max = nNaHCO3 = x

+ BTNT "Ba": nBaCO3 = nBa(OH)2 + nBaCl2 => y

Lời giải chi tiết :

- Tại V = 0,3 thì lượng BaCO3 đạt cực đại và không đổi. Khi đó:

+ nBaCO3 max = nCO32- max = nNaHCO3 = x = 0,2 mol

+ BTNT "Ba": nBaCO3 = nBa(OH)2 + nBaCl2 hay 0,2 = 0,3.0,5 + y => y = 0,05 mol

Câu 33 :

Cho hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp X với điện cực trơ, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian là 4 giờ. Sau khi kết thúc điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 20,6 gam so với trước khi điện phân. Toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 136,4 gam kết tủa. Mặt khác cho 14,88 gam bột Mg vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X ban đầu. Kết thúc phản ứng thu được m' gam kim loại. Giá trị của m' là

  • A
    26,88 gam.      
  • B
    35,68 gam.      
  • C
    19,2 gam.        
  • D
    24,48 gam. 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

ne = 0,4 mol => nCl- pư = 0,4 mol => nCl2 = 0,2 mol

=> mCu = 20,6 - 0,2.71 = 6,4 gam => nCu = 0,1 mol

=> mFe3+ = 0,4 - 0,1.2 = 0,2 mol => nAg = 0,2 mol

=> nAgCl = (136,4 - 0,2.108)/143,5 = 0,8 mol

BTNT "Cl" => X chứa CuCl2 (0,8 mol) < 2nMg => Mg dư

=> a = 14,88 + 0,3.64 + 0,2.56 - 0,4.24 = 35,68 gam

Câu 34 :

Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    5,60 lít.            
  • B
    4,48 lít. 
  • C
    6,72 lít. 
  • D

    3,36 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Fe và O

Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron để tìm số mol Fe và O.

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,05.18 = 0,9 mol; nFe(OH)3 = 21,4 : 107 = 0,2 mol

Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Fe (x mol) và O (y mol)

mX = 56x + 16y = 19,2 (1)

BTe: 3nFe = 2nO + 2nSO2 => 3x = 2y + 2nSO2 => nSO2 = 1,5x - y (mol)

BTNT "Fe": nFe2(SO4)3 = 0,5nFe = 0,5x (mol)

Khi cho NaOH phản ứng với dd Y:

- Nếu NaOH hết: nNaOH = nH+ + 3nFe3+ = 2.nHS2O4 dư + 3nFe(OH)3

=> 0,9 = 2.nH2SO4 dư + 3.0,2 => nH2SO4 dư = 0,15 mol => nH2SO4 pư = 0,9 - 0,15 = 0,75 mol

BTNT "S": nH2SO4 pư = 3nFe2(SO4)3 + nSO2 => 0,75 = 3.0,5x + 1,5x - y (2)

Giải hệ (1) và (2) được x = 0,3 và y = 0,15

=> nSO2 = 1,5x - y = 0,3 mol => V = 6,72 lít

- Nếu NaOH dư: HS tự xét

Câu 35 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;

(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4 dư;

(e) Nhiệt phân Cu(NO3)2;

(g) Đốt FeS2 trong không khí;

(h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ;

(i) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(k) Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối natri aluminat.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết PTHH từ đó xác định những thí nghiệm sinh ra kim loại sau phản ứng.

Lời giải chi tiết :

(a) 3Mg + 3Fe2(SO4)3 dư → 3MgSO4 + 6FeSO4 => không thu được kim loại

(b) Cl2 + FeCl2 → FeCl3 => không thu được kim loại

(c) H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Cu + H2O => thu được kim loại Cu

(d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2; 2NaOH + MgSO4 dư → Mg(OH)2 + Na2SO4 => không thu được kim loại

(e) 2Cu(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CuO + 4NO2 + O2 => không thu được kim loại

(g) 4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Fe2O3 + 8SO2 => không thu được kim loại

(h) 4AgNO3 + 2H2O \(\xrightarrow{dp\text{dd}}\) 4Ag + 4HNO3 + O2 => thu được kim loại Ag

(i) AgNO3 + Fe(NO3)2 dư → Fe(NO3)3 + Ag => thu được kim loại Ag

(k) CO2 dư + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3 => không thu được kim loại

Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng.

Câu 36 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
  • B
    Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
  • C
    Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
  • D
    X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 0,55 mol

X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X chức chức este hay axit.

Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol

*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:

Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)

- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)

Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1

Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2

Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)

BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)

+ nCO2 + H2O =>(1)

+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => (2)

+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => (3)

Giải hệ (1) (2) (3) thu được x, y, z

*Phản ứng đốt X:

BTNT: nC = nCO2 ; nH = 2nH2O

BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2

Lập tỉ lệ C : H : O và suy ra CTPT của X

Dựa vào các dữ kiện đề bài viết CTCT thỏa mãn của X.

Lời giải chi tiết :

nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 12,32/22,4 = 0,55 mol

X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X là este hoặc axit.

Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol

*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:

Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)

- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)

Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1

Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2

Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)

BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)

+ nCO2 + H2O = x + y = 0,55 (1)

+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => x = z + 2(0,2 - z) (2)

+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => 197z - (44x  +18y) = 2 (3)

Giải hệ (1) (2) (3) thu được x = 0,3; y = 0,25; z = 0,1

*Phản ứng đốt X:

nC = nCO2 = 0,3 mol

nH = 2nH2O = 0,5 mol

BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.0,3 + 0,25 - 2.0,3 = 0,25 mol

=> C : H : O = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5

Do CTPT của X trùng với CTĐGN nên CTPT X là C6H10O5

nX = 0,3 : 6 = 0,05 mol

Tỉ lệ: nNaOH : nX = 0,1 : 0,05 = 2 và nX : nH2O = 0,05 : 0,05 = 1:1 (X có 1 nhóm -COOH)

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành 1 mol H2O và 1 chất hữu cơ Y nên có 2 trường hợp thỏa mãn là:

TH1: (X) HO-CH2-CH2-COOCH2-CH2-COOH; (Y) HO-CH2-CH2-COONa

TH2: (X) HO-CH(CH3)-COOCH(CH3)-COOH; (Y) HO-CH(CH3)-COONa

A đúng vì đốt HO-CH2-CH2-COONa hay đốt HO-CH(CH3)-COONa ta đều thu được số mol CO2 bằng H2O

B sai vì có 2 công thức phù hợp với X

C đúng vì tách nước HO-CH2-CH2-COONa hay HO-CH(CH3)-COONa đều thu được CH2=CH-COONa không có đồng phân hình học

D đúng vì X chứa nhóm -COOH có thể phản ứng với NH3

Câu 37 :

Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    3,42.    
  • B
    2,52. 
  • C
    2,70. 
  • D
    3,22. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

nFeCO3  = 0,04 mol

Giả sử trong X có x mol Fe(NO3)2 và y mol Al

=> 180x + 27y = 10,17g

Vì sau phản ứng thu được muối trung hòa

=> NO3 chuyển hết thành sản phẩm khử

Bảo toàn điện tích : ncation . điện tích = 2nSO4 = 1,12 mol

Khi Z + NaOH dư đến khí khí ngừng thoát ra

=> có NH4+

=> ncation(pứ với NaOH). Điện tích = 2nSO4 – nK+ = 0,56 mol < nNaOH

=> có 0,01 mol Al(OH)3 bị hòa tan

=> khi nung có Fe2O3 và Al2O3

=> mrắn = 80(x + 0,02) + 51(y – 0,005)= 11,5g

=> x = 0,04 mol ; y = 0,11 mol

mmuối Z = mFe + mAl + mNH4 + mK + mSO4 = 83,41g

=> nNH4 = 0,02 mol

=> Bảo toàn H : 2nH2O tạo ra = nKHSO4 – 4nNH4 – 2nH2 = 0,46 mol

=> nH2O tạo ra = 0,23 mol

Bảo toàn khối lượng: mX + mFeCO3 + mKHSO4 = mmuối Z + mH2O tạo ra + mkhí

=> mkhí = 3,42g

Câu 38 :

Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong X là

  • A
    12,20%.           
  • B
    13,56%. 
  • C
    40,69%. 
  • D
    20,20%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết :

Nếu KOH phản ứng hết thì T chứa KNO2:

nKNO2 = nKOH = 0,5 mol => m chất rắn = 0,5.101 = 50,5 gam > 41,05 (g) (vô lí) => KOH dư

- Đặt T gồm: KOH dư (a mol) và KNO2 (b mol)

+ BTNT "K": nKOH = nKOH dư + nKNO2 => a + b = 0,5

+ m chất rắn = 56a + 85b = 41,05

Giải hệ được: a = 0,05 và b = 0,45

BTNT "N": nKNO2 = nNO3- (dd X) = 0,45 mol

- Đặt A gồm: Fe (x mol) và Cu (y mol)

+ mA = 56x + 64y = 11,6

+ mFe2O3 + mCuO = 160.0,5x + 80y = 16

Giải hệ được x = 0,15 và y = 0,05

TH1: Giả sử dd X chứa: Fe3+ (0,15), Cu2+ (0,05), H+ và NO3- (0,45)

\(11,6(g)A\left\{ \matrix{
Fe:x \hfill \cr
Cu:y \hfill \cr} \right. + HN{O_3}:0,7 \to \left| \matrix{
{\rm{dd}}\,X\left\{ \matrix{
F{e^{2 + }}:u \hfill \cr
F{e^{3 + }}:v \hfill \cr
C{u^{2 + }}:0,05 \hfill \cr
N{O_3}^ - :0,45 \hfill \cr} \right.\buildrel { + KOH:0,5} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
\downarrow Y\buildrel {Nung} \over
\longrightarrow \underbrace {\left\{ \matrix{
F{e_2}{O_3}:0,5x \hfill \cr
CuO:y \hfill \cr} \right.}_{16(g)} \hfill \cr
{\rm{dd}}\,Z\buildrel {Co\,can} \over
\longrightarrow T\buildrel {Nung} \over
\longrightarrow \underbrace {\left\{ \matrix{
KOH:0,05 \hfill \cr
KN{O_2}:0,45 \hfill \cr} \right.}_{41,05(g)} \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\hfill \cr
Khi\,B \hfill \cr
{H_2}O \hfill \cr} \right.\)

BTĐT => nH+ = nNO3- - 2nFe3+ - 2nCu2+ = 0,45 - 0,15.3 - 0,05.2 = -0,1 < 0 (loại)

TH2: Dung dịch X chứa: Fe2+ (u); Fe3+ (v); Cu2+ (0,05) và NO3- (0,45)

+ BTĐT: 2u + 3v + 2.0,05 = 0,45

+ BTNT "Fe": u + v = 0,15

Giải hệ được u = 0,1 và v = 0,05

BTNT H: nH2O = 0,5.nHNO3 = 0,35 mol

BTNT "N": nN(B) = nHNO3 - nNO3- = 0,7 - 0,45 = 0,25 mol

Do dd X chứa NO3- dư nên không sinh ra H2 => Khí B chỉ chứa N và O

BTNT "O": nO(B) = 3nHNO3 - 3nNO3- - nH2O = 0,7.3 - 0,45.3 - 0,35 = 0,4 mol

=> mB = mN + mO = 0,25.14 + 0,4.16 = 9,9 gam

BTKL: m dd X = mA + mdd HNO3 - mB = 11,6 + 87,5 - 9,9 = 89,2 (g)

C% Fe(NO3)2 = (0,1.180/89,2).100% = 20,2%

Câu 39 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.

- Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ.

- Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%.

Nhận xét đúng

  • A
    Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím.
  • B
    Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam.
  • C
    Không thấy xuất hiện hiện tượng gì.
  • D
    Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

PTHH:

(-CH2-CHCl-)n + nNaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) (-CH2-CHOH-)n + nNaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Vậy nhận xét đúng là: Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng AgCl.

Câu 40 :

Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

  • A

    35,0.

  • B

    27,5.

  • C

    32,5.

  • D

    30,0.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

$X+{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O+{{N}_{2}}$

$BTKL:4,63+0,1875.32=44x+18y+28z\,\,\,\,\,(1)$

${{m}_{dd\downarrow }}=197{{n}_{C{{O}_{2}}}}-\,\,(44{{n}_{C{{O}_{2}}}}+18{{n}_{{{H}_{2}}O}})=153x-18y=21,87\,\,\,\,(2)$

$X+KOH\to RN{{O}_{2}}K+{{H}_{2}}O;BT.N:{{n}_{KOH}}=2z;$

$BTNT\,\,O:{{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{O}}_{\,trong\,\,X}+{{n}_{O}}_{\,trong\,\,KOH}-{{n}_{O\,\,trong\,}}_{RN{{O}_{2}}K}=2x+y-2z-0,375$

$BTKL:\,4,63+2z.56=8,19+18.(2x+y-2z-0,375)\,(3)$

 

Lời giải chi tiết :

Đặt ${{n}_{C{{O}_{2}}}}:\,x\,mol;\,{{n}_{{{H}_{2}}O}}:y\,;\,{{n}_{{{N}_{2}}}}:z\,mol;$

Phản ứng cháy:

$X+{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O+{{N}_{2}}$

$BTKL:4,63+0,1875.32=44x+18y+28z\,\,\,\,\,(1)$

${{m}_{dd\downarrow }}=197{{n}_{C{{O}_{2}}}}-\,\,(44{{n}_{C{{O}_{2}}}}+18{{n}_{{{H}_{2}}O}})=153x-18y=21,87\,\,\,\,(2)$

$BTNT\,\,\,O:{{n}_{O}}_{(X)}=2x+y-0,375$

Phản ứng thủy phân:

$X+KOH\to RN{{O}_{2}}K+{{H}_{2}}O;BT.N:{{n}_{KOH}}=2z;$

$BTNT\,\,O:{{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{O}}_{\,trong\,\,X}+{{n}_{O}}_{\,trong\,\,KOH}-{{n}_{O\,\,trong\,}}_{RN{{O}_{2}}K}=2x+y-2z-0,375$

$BTKL:\,4,63+2z.56=8,19+18.(2x+y-2z-0,375)\,(3)$

Từ (1), (2) và (3) => nCO2 = x = 0,16 mol => mBaCO3 = 31,52 gam

close