Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 : Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. thạch cao sống.

B. thạch cao nung.

C. boxit.

D. đá vôi.

Câu 2 : Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu, ... Kim loại X là

A. Al.

B. Ag.

C. Cr.

D. Fe.

Câu 3 : Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nitron.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ nilon-6.

Câu 4 : Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Al3+.

B. Ag+.

C. Cu2+.

D. Fe2+.

Câu 5 : Trimetylamin có mùi tanh của cá. Bậc của trimetylamin là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 6 : Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.

Câu 7 : Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

A. màu cam.

B. màu vàng.

C. màu hồng.

D. màu xanh.

Câu 8 : Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

A. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.

B. 2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2KCl.

C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

D. NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3 + H2O.

Câu 9 : Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ.

B. Xenlulozơ.

C. Tinh bột.

D. Glucozơ.

Câu 10 : Một loại mẫu nước cứng có chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. NaHCO3.

B. HCl.

C. Na3PO4.

D. H2SO4.

Câu 11 : Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Protein.

B. Polisaccarit.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Poli(vinyl clorua).

Câu 12 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Mg.

B. Cu.

C. Li.

D. Al.

Câu 13 :  Cho hỗn hợp gồm Al, Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A. Al, Ag và Zn(NO3)2.

B. Zn, Ag và Zn(NO3)2.

C. Al, Ag và Al(NO3)3.

D. Zn, Ag và Al(NO3)3.

Câu 14 :  Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít H2 (đktc). Kim loại M là

A. Mg.

B. Al.

C. Fe.

D. Zn.

Câu 15 : α-amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2COOH.

B. CH3CH2CH(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.

D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 16 : Phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

B. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

C. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.

D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 17 : Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

A. HCOOCH=CHCH3.

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOC(CH3)=CH2.

Câu 18 : Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 19 : Geranyl axetat có mùi hoa hồng. Công thức của geranyl axetat là

A. C2H5COOCH3.

B. CH3COOC10H17.

C. HCOOCH3.

D. HCOOC10H17.

Câu 20 : Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình bên:

Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?

A. Anilin và HCl.

B. Etyl axetat và nước cất.

C. Axit axetic và etanol.

D. Natri axetat và etanol.

Câu 21 : Cho các phát biểu sau:

(a) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan dần.

(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.

(c) Mg cháy trong khí O2 ở nhiệt độ cao.

(d) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 22 : Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho Si tác dụng với dung dịch NaOH.

(b) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 và HCl.

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(d) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 23 : Lên men 27 gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít CO2. Giá trị của V là

A. 1,68.

B. 6,72.

C. 13,44.

D. 3,36.

Câu 24 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày.

(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.

(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.

(d) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 25 : Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí. Thể tích dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và HCl 1M để trung hòa vừa đủ dung dịch X là

A. 0,4 lít.

B. 0,3 lít.

C. 0,1 lít.

D. 0,2 lít.

Câu 26 : Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M) thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là

A. 1,0M.

B. 0,5M.

C. 0,75M.

D. 1,25M.

Câu 27 : Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,6.

B. 15,12.

C. 25,92.

D. 30,24.

Câu 28 : Nhỏ từ từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị ở hình bên.

 

Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 1.

B. 3 : 5.

C. 1 : 2.

D. 2 : 1.

Câu 29 : Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và Na2SO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 30 : Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Cu(OH)2, to thường

Có màu tím

Y

Dung dịch Br2

Mất màu nâu đỏ

Z

Quỳ tím

Hóa xanh

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Saccarozơ, glucozơ, metylamin.

B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin.

C. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etylamin.

D. Saccarozơ, glucozơ, anilin.

Câu 31 : Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.

B. 6,72.

C. 3,36.

D. 2,24.

Câu 32 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là

A. 0,10.

B. 0,15.

C. 0,20.

D. 0,05.

Câu 33 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hiđrocacbon Y mạch hở. Tỉ khối của X so với H2 là 4,6. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp T không làm mất màu nước brom và có tỉ khối hơi so với H2 là 11,5. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y là

     A. C2H2.                             B. C3H4.                             C. C3H6.                                      D. C2H4.

Câu 34 :  Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa (a mol) vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng (b mol) được biểu diễn như đồ thị sau:

 

Tỉ lệ y : x là

     A. 2,0.

B. 2,5.

C. 3,0.

D. 3,5.

Câu 35 : Cho các phát biểu sau đây:

(a) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.

(b) Chất béo là đieste của glixerol và axit béo.

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(e) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.

(g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu đúng

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 36 : X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5:

     X + 2NaOH → 2Y + H2O;                                          Y + HCl loãng → Z + NaCl.

Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2?

A. 1,12.

B. 2,24.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 37 : Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:

A. 1,68 gam.

B. 2,80 gam.

C. 1,12 gam.

D. 2,24 gam

Câu 38 : Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là

A. 27,58 gam.

B. 31,52 gam.

C. 29,55 gam.

D. 35,46 gam.

Câu 39 : Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X → Y + CO2;

(b) Y + H2O → Z

(c) T + Z → R + X + H2O;

(d) 2T + Z → Q + X + 2H2O.

Các chất Q, R thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. NaHCO3, Ca(OH)2.

B. NaOH, Na2CO3.

C. Na2CO3, NaOH.

D. Ca(OH)2, NaHCO3.

Câu 40 : Cho 22,63 gam hỗn hợp (H) gồm hai chất hữu cơ X (C3H11N3O5) và Y (C4H9NO4, tạo bởi axit cacboxylic đa chức) đều mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 23,46 gam hỗn hợp muối Z; một ancol và một amin đều đơn chức. Mặt khác 0,3 mol (H) tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 61,56.

B. 64,44.

C. 58,68.

D. 69,48.

Lời giải chi tiết

Câu 1

CaSO4.2H2O được gọi là thạch cao sống.

Chọn A.

Câu 2

Kim loại dẫn điện tốt nhất ⟹ Ag.

Chọn B.

Câu 3

Tơ thiên nhiên là tơ có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên ⟹ Tơ tằm là tơ thiên nhiên.

Chọn B.

Câu 4

Tính oxi hóa của các ion: Al3+ < Cu2+ < Fe2+ < Ag+.

⟹ Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

Chọn B.

Câu 5

Bậc amin bằng số nguyên tử của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

⟹ Trimetyl ((CH3)3N) là amin bậc 3.

Chọn D.

Câu 6

Cu không tác dụng với dung dịch HCl.

PTHH:

     3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

     Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

     Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Chọn D.

Câu 7

Dung dịch NH3 có môi trường kiềm, làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

Chọn C.

Câu 8

A: H+ + OH- → H2O

B: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

C: OH- + HCO3- → CO32- + H2O

D: OH- + NH4+ → NH3 + H2O

Chọn A.

Câu 9

Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.

Chọn A.

Câu 10

Để làm mềm mẫu nước cứng trên ta có thể dùng Na3PO4 vì PO43- kết tủa hết Ca2+ và Mg2+:

     Ca2+ + PO43- → Ca3(PO4)2

     Mg2+ + PO43- → Mg3(PO4)2

Chọn C.

Câu 11

 

Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp vinyl clorua:

\(nC{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}\left( vinylclorua \right)\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}{{\left( -C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}- \right)}_{n}}\left( poli\left( vinylclorua \right) \right)\)

Chọn D.

Câu 12

Li là kim loại kiềm.

Chọn C.

Câu 13

- Kim loại có tính khử yếu sẽ được tạo ra trước nên thứ tự tạo kim loại: Ag → Zn → Al.

⟹ 2 kim loại là Ag và Zn dư.

- Muối chứa ion kim loại có tính oxi hóa yếu hơn sẽ tạo ra trước nên thứ tự tạo muối: Al3+ → Zn2+ → Ag+.

⟹ 1 muối là Al(NO3)3.

Chọn D.

Câu 14

nH2 = 7,28/22,4 = 0,325 mol.

Giả sử kim loại M có hóa trị là n (n = 1; 2; 3).

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2

\(\frac{0,65}{n}\)            ←               0,325 (mol)

Ta có: mkim loại = \(\frac{{0,65}}{n}\).M = 5,85 → M = 9n.

⟹ n = 3; M = 27 thỏa mãn.

⟹ Kim loại là Al.

Chọn B.

Câu 15

Đặt công thức X là H2N-R-COOH.

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

BTKL: mHCl = mmuối - mX = 15,06 - 10,68 = 4,38 gam → nHCl = 4,38/36,5 = 0,12 mol.

Ta có: nX = nHCl = 0,12 mol ⟹ MX = 10,68/0,12 = 89.

Mà X là α-amino axit ⟹ X là CH3CH(NH2)COOH.

Chọn C.

Câu 16

- A sai, chỉ có các protein dạng cầu tan được trong nước; protein dạng sợi không tan trong nước.

- B đúng, do protein có chứa liên kết -CONH-, kém bền trong MT axit, bazo, enzim.

- C đúng.

- D đúng.

Chọn A.

Câu 17

Este RCOOR' thủy phân thu được ancol thì nhóm COO phải liên kết với nguyên tử C no của gốc R'.

⟹ CH2=CHCOOCH3 thủy phân thu được ancol.

PTHH:

A: HCOOCH=CHCH3 + H2O \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\) HCOOH + CH3-CH2-CHO.

B: CH3COOCH=CH2 + H2O \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\)  CH3COOH + CH3CHO.

C: CH2=CHCOOCH3 + H2O \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\)  CH2=CHCOOH + CH3OH.

D: HCOOC(CH3)=CH2 + H2O \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\)  HCOOH + CH3-CO-CH3.

Chọn C.

Câu 18

Tất cả các chất trên đều tác dụng được với dung dịch NaOH.

PTHH:

     2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2;

     Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O;

     Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O;

     AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.

Chọn A.

Câu 19

Công thức của geranyl axetat là CH3COOC10H17.

Chọn B.

Câu 20

Sử dụng phiễu chiết để tách 2 chất lỏng không tan vào nhau.

⟹ Có thể sử dụng phễu chiết trên để tách etyl axetat và nước cất.

Chọn B.

Câu 21

(a) sai, vì Al(OH)3 không tan trong NH3 dư.

(b) đúng, PTHH: Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O.

(c) đúng, PTHH: 2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\)  2MgO.

(d) sai, ví dụ như Be, Mg là kim loại kiềm thổ nhưng không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

Vậy có 2 phát biểu đúng là (b) và (c).

Chọn C.

Câu 22

(a) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

(b) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO ↑ + 4H2O

(c) CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

(d) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Vậy có 3 thí nghiệm thu được khí là (a), (b), (d).

Chọn D.

Câu 23

nglucozo (ban đầu) = 27/180 = 0,15 mol → nglucozo (phản ứng) = 0,15.50% = 0,075 mol.

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

0,075 →                               0,15        (mol)

⟹ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Chọn D.

Câu 24

Phương pháp:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

Cách giải:

(a) Gang là hợp kim của Fe-C (ngoài ra còn 1 số chất khác) được để trong dung dịch điện li là không khí ẩm

⟹ có xảy ra ăn mòn điện hóa.

(b) Không có cặp điện cực khác nhau về bản chất

⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) Có cặp điện cực Al-Cu (do phản ứng 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu) và được đặt trong dung dịch điện li

⟹ có xảy ra ăn mòn điện hóa.

(d) Không có dung dịch điện li

⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

Vậy có 2 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là (a) và (c).

Chọn A.

Câu 25

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.

- Khi kim loại tác dụng với nước ta có: nOH- = 2nH2 = 0,6 mol.

- Trong phản ứng trung hòa: nH+ = nOH- = 0,6 mol.

Mà nH+ = nHNO3 + nHCl ⟹ V.1 + V.1 = 0,6 ⟹ V = 0,3 lít.

Chọn B.

Câu 26

nHCO3- ban đầu = nNaHCO3 = 0,1 mol.

nCO2 = 0,05 mol.

Đặt nH+ = nHCl = x mol và nCO3- ban đầu = y mol.

Do cho Ca(OH)2 vào dd Y thu được kết tủa nên dd Y chứa HCO3- còn dư.

Khi cho từ từ H+ vào dung dịch chứa hỗn hợp CO32- và HCO3- thì xảy ra phản ứng theo thứ tự:

     H+ + CO32- → HCO3-

     y ←    y →         y              (mol)

     H+  +   HCO3- → H2O + CO2

     0,05 ← 0,05 ←              0,05         (mol)

H+ hết ⟹ x = y + 0,05 (1)

Ta có: nHCO3- = 0,1 + y - 0,05 = y + 0,05 (mol)

BTNT C → nCaCO3 = nHCO3- → y + 0,05 = 0,2 → y = 0,15 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,2.

⟹ CM dd HCl = n : V = 0,2 : 0,2 = 1M.

Chọn A.

Câu 27

HCHO \(\xrightarrow{+AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) 4Ag

HCOOH \(\xrightarrow{+AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\)  2Ag

⟹ nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4.0,05 + 2.0,02 = 0,24 mol.

⟹ m = 0,24.108 = 25,92 gam.

Chọn C.

Câu 28

Phương pháp:

Các phản ứng ion xảy ra:

H+ + OH- → H2O                                (1)                  

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓                  (2)

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O       (3)

Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓                    (4)

Lưu ý: Các phản ứng (1) (2) (3) xảy ra lần lượt, còn phản ứng (4) xảy ra độc lập.

Phân tích đồ thị:

+ Tại điểm gấp khúc đầu tiên thì H+ bị trung hòa hết.

+ Tại điểm gấp khúc thứ hai thì Al(OH)3 đạt cực đại.

+ Tại điểm gấp khúc thứ ba thì Al(OH)3 bị tan hết.

+ Tại điểm gấp khúc thứ tư thì BaSO4 cực đại.

Cách giải:

Các phản ứng ion xảy ra:

     H+ + OH- → H2O                           (1)                  

     Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓             (2)

     Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O  (3)

    Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ (4)

Lưu ý: Các phản ứng (1) (2) (3) xảy ra lần lượt, còn phản ứng (4) xảy ra độc lập.

Phân tích đồ thị:

+ Tại điểm gấp khúc đầu tiên thì H+ bị trung hòa hết.

+ Tại điểm gấp khúc thứ hai thì Al(OH)3 đạt cực đại.

+ Tại điểm gấp khúc thứ ba thì Al(OH)3 bị tan hết.

⟹ nOH- = nH+ + 4nAl3+ ⟹ 0,03.1.2 + 0,03.2 = 2a + 4.2b (1)

+ Tại điểm gấp khúc thứ tư thì BaSO4 cực đại.

⟹ nBa2+ = nSO42- ⟹ 0,05.1 = a + 3b (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,02 và b = 0,01.

⟹ a : b = 2 : 1.

Chọn D.

Câu 29

- Hỗn hợp Na2O và Al2O3:

     Na2O + H2O → 2NaOH

     1 mol →              2 mol

     Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

     1 mol        2 mol

⟹ Tan vừa hết.

- Hỗn hợp Cu và Fe2(SO4)3:

     Cu    +    Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

     1 mol        1 mol

⟹ Tan vừa hết.

- Hỗn hợp BaCl2 và Na2SO4:

     BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

⟹ Tạo chất rắn BaSO4.

- Hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3:

     Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag ↓

⟹ Tạo chất rắn Ag.

Vậy có 2 hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước dư.

Chọn C.

Câu 30

- Loại B, D vì nếu Z là anilin thì không làm đổi màu quỳ tím.

- Loại A vì nếu A là saccarozo thì không tạo hợp chất màu tím với Cu(OH)2, to thường.

Chọn C.

Câu 31

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{CuO}\\{F{{\rm{e}}_2}{O_3}}\end{array}} \right.\mathop  \to \limits^{ + CO} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Chat{\mkern 1mu} ran{\mkern 1mu} X\mathop  \to \limits^{ + HN{O_{3du}}} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{u^{2 + }}}\\{F{{\rm{e}}^{3 + }}}\\{N{O_3}^ - }\end{array}} \right. + N{O_2}}\\{C{O_2}}\end{array}} \right.\)

- Khi cho CO2 + Ba(OH)2 dư: nCO2 = nBaCO3 = 29,55/197 = 0,15 mol.

- Khi CO + oxit kim loại: nCO(pư) = nCO2 = 0,15 mol.

- Quan sát cả quá trình thì thấy chỉ có sự thay đổi số oxi hóa của C và N:

     C+2 → C+4 + 2e

     N+5 + 1e → N+4

Áp dụng bảo toàn e: 2nCO(pư) = nNO2 = 0,3 mol.

⟹ V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Chọn B.

Câu 32

Phương pháp:

- Từ phản ứng cháy xác định độ bất bão hòa k của chất béo:

+ BTKL tính được CO2 (theo x, y)

+ Bảo toàn O tính được mol O trong X (theo x, y) → mol của X (theo x, y)

+ Lập biểu thức: \({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)

Loại bỏ x, y và tính được k.

- Khi cho chất béo phản ứng với Br2 thì X + (k-3) Br2 → Sản phẩm

Từ số mol của Br2 tính được số mol chất béo

Cách giải:

BTKL → mCO2 = mX + mO2 - mH2O = 110x - 121y (g) → nCO2 = 2,5x - 2,75y (mol)

Bảo toàn O → nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 3x - 4,5y (mol)

X có 6O → nX = 1/6.nO(trong X) = 0,5x - 0,75y (mol)

Khi đốt hợp chất hữu cơ chứa C, H, O thì:

\({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\) (với k là độ bất bão hòa của toàn phân tử)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \to 0,5{\rm{x}} - 0,75y = \frac{{\left( {2,5{\rm{x}} - 2,75y} \right) - y}}{{k - 1}}}\\{ \to \left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right) = \frac{{5\left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right)}}{{k - 1}}}\\{ \to 1 = \frac{5}{{k - 1}}}\\{ \to k = 6}\end{array}\)

Suy ra X có chứa 6 liên kết π, mà có 3 π trong 3 nhóm COO → còn lại 3 π ngoài gốc hiđrocacbon

- Khi X phản ứng với Br2 thì X + 3Br2 → Sản phẩm cộng

→ nX = 1/3.nBr2 = 1/3.0,15 = 0,05 mol = a

Chọn D.

Câu 33

BTKL: mX = mT ⟹ \(\frac{{{n_X}}}{{{n_T}}} = \frac{{{M_T}}}{{{M_X}}} = \frac{{11,5}}{{4,6}} = \frac{5}{2}\)

Giả sử nX = 5 mol và nT = 2 mol → ngiảm = nH2 (pư) = 5 - 2 = 3 mol.

CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2

                     3 →       \(\frac{3}{k}\)           (mol)

2 mol Y có chứa: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{C_n}{H_{2n + 2}}:\frac{3}{k}}\\{{H_2}:2 - \frac{3}{k}}\end{array}} \right.\)

⟹ \({m_Y} = \frac{3}{k}.\left( {14n + 2} \right) + 2.\left( {2 - \frac{3}{k}} \right) = 2.2.11,5\)

⟹ n = k

⟹ Hiđrocacbon có CTPT là CnH2.

Quan sát các đáp án thì thấy C2H2 phù hợp.

Chọn A.

Câu 34

Phương pháp:

Giai đoạn 1: Đoạn đồ thị đi lên xảy ra phản ứng hình thành kết tủa:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

→ nBaCO3 = nCO2 pư

Giai đoạn 2: Đoạn đồ thị đi xuống xảy ra phản ứng hòa tan kết tủa:

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Cách giải:

 

Giai đoạn 1: Đoạn đồ thị đi lên xảy ra phản ứng hình thành kết tủa:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

→ nBaCO3 = nCO2 pư

Vậy tại A thì x = 0,075.

Giai đoạn 2: Đoạn đồ thị đi xuống xảy ra phản ứng hòa tan kết tủa:

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

+ Tại điểm C(3t+0,025; 0,075) thì thu được:

         BaCO3: 0,075

         Ba(HCO3)2: 0,2 - 0,075 = 0,125 (bảo toàn Ba)

Bảo toàn C → nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,075 + 2.0,125 = 0,325 mol

⟹ 3t + 0,025 = 0,325

⟹ t = 0,1

+ Tại điểm B(y; 1,5t+0,025) = B(y; 0,175) thu được:

         BaCO3: 0,175

         Ba(HCO3)2: 0,2 - 0,175 = 0,025

Bảo toàn C → nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,025 = 0,225 mol

Vậy y = 0,225.

⟹ y : x = 0,225 : 0,075 = 3.

Chọn C.

Câu 35

(a) đúng.

(b) sai, chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

(c) đúng.

(d) sai, triolein là chất béo không no nên có trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.

(e) đúng, mật ong chứa khoảng 40% fructozo.

(g) đúng.

Vậy có 4 phát biểu đúng.

Chọn C.

Câu 36

Độ bất bão hòa của X là: \(k = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = \frac{{2.6 + 2 - 10}}{2} = 2\)

X: HO-C2H4-COO-C2H4-COOH

Y: HO-C2H4-COONa

Z: HO-C2H4-COOH

HO-C2H4-COOH + 2Na → NaO-C2H4-COONa + H2

            0,1 mol →                                                   0,1 (mol)

⟹ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Chọn B.

Câu 37

Phương pháp:

Chất rắn X chứa 3 kim loại ⟹ X chứa Ag, Cu, Fe dư

Dung dịch Y gồm 2 muối ⟹ Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

Tóm tắt:

 

Giả sử hỗn hợp đầu có: nMg = x và nFe = y (mol) và nFe dư = z

Áp dụng bảo toàn nguyên tố, bảo toàn e để lập hệ tìm được x, y, z.

Cách giải:

Chất rắn X chứa 3 kim loại ⟹ X chứa Ag, Cu, Fe dư

Dung dịch Y gồm 2 muối ⟹ Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

Tóm tắt:

 

Giả sử hỗn hợp đầu có: nMg = x và nFe = y (mol)

⟹ mhỗn hợp = 24x + 56y = 4,88 (1)

Đặt nFe dư = z (mol)

- Xét chất rắn sau nung:

Bảo toàn Mg ⟹ nMgO = nMg = x (mol)

Bảo toàn Fe ⟹ nFe2O3(oxit) = (nFe bđ - nFe dư)/2 = (y - z)/2 (mol)

⟹ moxit = 40x + 160.(y - z)/2 = 4,8 (2)

- Xét trạng thái đầu và cuối của các chất, sự thay đổi số oxi hóa là:

Mg0 → Mg+2 + 2e                               S+6 + 2e → S+4

Fe0 → Fe+3 + 3e                                  O2 + 4e → 2O-2

(Chú ý: O2 là của phản ứng: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3)

⟹ nO2 = ¼.nFe(OH)2 = ¼.(y - z) (mol)

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg + 3nFe ban đầu = 2nSO2 + 4nO2

⟹ 2x + 3y = 2.0,125 + 4.0,25(y - z) (3)

Giải hệ (1) (2) (3) được x = 0,04; y = 0,07; z = 0,03

Khối lượng của Fe trong X là: mFe dư = 0,03.56 = 1,68 gam.

Chọn A.

Câu 38

Quy đổi hỗn hợp thành: Na (a mol); Ba (b mol); O (c mol)

→ mhh = 23a + 137b + 16c = 33,02 (1)

Quá trình trao đổi e:

Na0 → Na+ + 1e                           O0 + 2e → O-2

Ba0 → Ba+2 + 2e                          2H+ + 2e → H2

Áp dụng bảo toàn e: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2

→ a + 2b = 2c + 2.0,2 (2)

\(dd{\mkern 1mu} X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N{a^ + }:a}\\{B{a^{2 + }}:b}\\{O{H^ - }:a + 2b}\end{array}} \right. + CuS{O_{4\left( {du} \right)}} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Cu{{\left( {OH} \right)}_2}:\frac{{a + 2b}}{2} = 0,5{\rm{a}} + b}\\{BaS{O_4}:b}\end{array}} \right.\)

→ mkết tủa = 98.(0,5a + b) + 233b = 73,3 (3)

Giải hệ (1) (2) (3) được a = 0,28; b = 0,18; c = 0,12

\(C{O_2}:0,45 + X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N{a^ + }:0,28}\\{B{a^{2 + }}:0,18}\\{O{H^ - }:0,64}\end{array}} \right. \to {m_ \downarrow } = ?\)

Ta thấy 1 < nOH- / nCO2 = 0,64 / 0,45 = 1,422 < 2

→ tạo CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

Giải hệ

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{C{O_2}}} = u + v = 0,45}\\{{n_{O{H^ - }}} = 2u + v = 0,64}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{u = 0,19}\\{v = 0,26}\end{array}} \right.\)

            Ba2+ + CO32- → BaCO3

Bđ:     0,18     0,19

Pư:     0,18 → 0,18 →      0,18

→ m = mBaCO3 = 0,18.197 = 35,46 gam

Chọn D.

Câu 39

(a) CaCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CaO + CO2

        (X)                 (Y)

(b)  CaO + H2O → Ca(OH)2

       (Y)                       (Z)

(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 →  NaOH + ­CaCO3↓ + H2O

       (T)               (Z)               (R)          (X)        

(d) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O

     (T)                   (Z)              (Q)            (X)

Vậy Q, R thỏa mãn là Na2CO3, NaOH.

Chọn C.

Câu 40

Do tạo amin khí và ancol nên Y: CH3NH3OOC-COOCH3

⟹ X: CH3NH3OOC-CH2-NH3NO3

Đặt nX = x mol và nY = y mol

+) m(H) = 169x + 135y = 22,63 (1)

+) Khi cho 22,63 gam hỗn hợp tác dụng với NaOH:

 

Muối gồm: H2N-CH2-COONa (x mol); NaNO3 (x mol); NaOOC-COONa (y mol)

→ mmuối = 97x + 85x + 134y = 23,46 (2)

Giải (1) (2) được x = 0,07; y = 0,08

→ nhh (22,63g) = 0,07 + 0,08 = 0,15 mol

*Khi cho 0,3 mol (H) gồm 0,14 mol X và 0,08 mol Y tác dụng với KOH:

nKOH pư = 2nX + 2nY = 0,6 mol → nKOH dư = 0,6.15% = 0,09 mol

Chất rắn thu được gồm:

H2N-CH2-COOK (0,14 mol)

KNO3 (0,14 mol)

KOOC-COOK (0,16 mol)

KOH dư (0,09 mol)

→ mchất rắn = 61,56 gam

Chọn A.

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close