Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Đề số 2 - Hóa học 12Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Đề số 1 - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: Fructozơ và Glucozơ không có đặc điểm? A. đều tạo phức xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường B. Trong dung dịch chúng có thể tồn tại ở dạng mạch vòng C. Đều là hai dạng thù hình của cùng một chất D. Phân biệt Fructozơ và Glucozơ bằng nước brom Câu 2: Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ? (1) H2 (Ni, to), (2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, (3) Cu(OH)2 /OH- ở nhiệt độ cao, (4) AgNO3/NH3 (to), (5) dung dịch nước Br2 (Cl2), (6) (CH3CO)2O (to, xt). A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (2), (4), (5), (6). Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO. C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2. Câu 4: Cho các phản ứng sau: 1. glucozơ + Br2 → 2. glucozơ + AgNO3/NH3, t0 → 3. Lên men glucozơ → 4. glucozơ + H2/Ni, t0 → 5. glucozơ + (CH3CO)2O, có mặt piriđin → 6. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở t0thường → Các phản ứngthuộc loại phản ứng oxi hóa khử là: A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 3, 4, 6. Câu 5: Saccarozo chứa hai loại monosaccarit nào? A. a- glucozơ và gốc b- fructozơ B. b- glucozơ và gốc b- fructozơ C. a- fructozơ và b- glucozơ D. a- glucozơ và a- fructozơ Câu 6: Cho dãy các dung dịch: Glucozo, fructozo, saccarozo, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 7: Cho các chất sau: CO2, Cu(OH)2, HCl, dd Ca(OH)2, SO2. Số chất dùng để tinh chế đường saccarozơ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc ) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là A. Andehit axetic B. Glucozo C. Mantozo D. Saccarozo Câu 9: Cho các chất (và dữ kiện) : H2/Ni, to ; Cu(OH)2/OH- ; [Ag(NH3)2]OH ; HCOOH/H2SO4, Br2. Số chất tác dụng với saccarozơ là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1) ; chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ; tham gia phản ứng tráng gương (4) ; phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất đúng là : A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (5). Câu 11: Trong phân tử amilopectin các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng liên kết nào? A. α-1,4-glicozit B. α-1,6-glicozit. C. β-1,4-glicozit. D. A và B. Câu 12: Một cacbohiđrat (Z) có phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau Z \(\xrightarrow{Cu{{(OH)}_{2}}/NaOH}$ Dung dịch xanh lam $\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Kết tủa đỏ gạch. Vậy (Z) không thể là : A. Glucozo B. Saccarozo C. Fructozo D. Mantozo Câu 13: Tính chất của tinh bột là : Polisaccarit (1), không tan trong nước (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai là : A. (2), (5), (6), (7). B. (2), (5), (7). C. (3), (5). D. (2), (3), (4), (6). Câu 14: Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 2, 4, 6. D. 2, 4, 5. Câu 15: Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là A. dd AgNO3/NH3. B. Ca(OH)2, CO2. C. Cu(OH)2. D. cả A, B, C. Câu 16: Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ? A. Saccarozo B. Fructozo C. Glucozo D. Axit glutamic Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được a gam Ag. Nếu cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Tổng giá trị (a+b) là A. 75,2 B. 53,6 C.37,6 D. 59,2 Câu 18: Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,1M B. 0,2M C. 0,5M D. 0,25M Câu 19: Thủy phân 13,68 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được khối lượng Ag là A. 6,48 B. 12,46 C. 9,72 D. 3,24 Câu 20: Lên men 81 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất của cả quá trình là 75%). Hấp thụ hoàn toàn CO2 sinh ra vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 37,5 B. 75 C. 50 D. 100 Câu 21: Từ 10 tấn khoai chứa 20% tinh bột lên men rượu thu được 1135,8 lít rượu etylic tinh khiết có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, hiệu suất phản ứng điều chế là : A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 22: Khi cho xenlulozo phản ứng hoàn toàn với anhiđric axetic (CH3CO)2O thu được 18 gam CH3COOH và 33,66 gam hỗn hợp X gồm a mol xenlulozo triaxetat và b mol xenlulozo điaxetat. Tỉ lệ a : b trong x là A. 4 : 9 B. 4 : 7 C. 3 : 2 D. 2 : 3 Câu 23: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là : A. 26,73 B. 33,00 C. 25,46 D. 29,7 Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam cacbohidrat X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm 1,1 gam. Vậy nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 là : A. 0,2M B. 0,3M C. 0,8M D. 0,4M Lời giải chi tiết Câu 1: Đáp án C Fructozơ và Glucozơ là đồng phân của nhau chứ không phải là hai dạng thù hình của cùng một chất Câu 2: Đáp án A (1) H2 (Ni, to) → sobitol (2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường → dung dịch màu xanh lam do có nhiều nhóm OH liền kề (3) Cu(OH)2ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch: Khi ta đun nóng fructozo trong môi trường kiềm biến thành glucozơ và có xuất hiện kết tủa đỏ gạch (4) AgNO3/NH3 (to): Khi ta đun nóng fructozo trong môi trường kiềm biến thành glucozơ và có tráng gương (6) (CH3CO)2O (to, xt) → tạo ra este 5 chức Câu 3: Đáp án B A. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CHO từ glucozo C. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CH(OH)COOH từ glucozo D. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3COOH từ CH2=CH2 \(Glucozo\xrightarrow[30-{{35}^{0}}C]{len\,men}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}OH\xrightarrow{+{{H}_{2}},Ni,{{t}^{0}}}C{{H}_{3}}CHO\xrightarrow{+{{O}_{2}},M{{n}^{2+}}}C{{H}_{3}}COOH\) Câu 4: Đáp án B 1. CH2OH-(CHOH)4- CHO + Br2 + H2O → CH2OH-(CHOH)4- COOH + HBr (Phản ứng oxi – hóa glucozơ) 2. CH2OH-(CHOH)4- CHO + 2[Ag(NH3)2] OH\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CH2OH-(CHOH)4- COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O (Phản ứng oxi – hóa glucozơ) 3. C6H12O6 \(\xrightarrow{Len\,men}\) 2C2H5OH + 2CO2 4. CH2OH-(CHOH)4- CHO + H2\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CH2OH-(CHOH)4- CH2- OH (Phản ứng khử glucozơ ) 5. C6H12O6 + 5(CH3CO)2O \(\xrightarrow{pridin}\) C6H7O(OCOCH3)5 + 5CH3COOH 6. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O Câu 5: Đáp án A Saccarozơ được tạo bởi 1 gốc α- glucozơ và 1 gốc β- fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử O của C1- glucozơ và C2 – fructozơ. Câu 6: Đáp án C Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là Glucozo, fructozo, saccarozo, glixerol → có 4 chất Câu 7: Đáp án C Dùng dd Ca(OH)2 để lọc bỏ tạp chất; dùng CO2 để loại bỏ CaCO3; dùng SO2 để tẩy màu. Câu 8: Đáp án D X không có phản ứng tráng bạc nên X không thể là andehit axetic và mantozo Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc nên X là saccazoro vì C12H22O11 thủy phân tạo C6H12O6 có khả năng tráng bạc Câu 9: Đáp án B Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức => phản ứng với Cu(OH)2/OH-. saccarozơ có tính chất thủy phân của đisaccarit --> có phản ứng với HCOOH/H2SO4 Câu 10: Đáp án B Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1) ; chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ;phản ứng với Cu(OH)2 (5) Câu 11: Đáp án D Amilopectin chiếm khoảng 70- 80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh các mắt xích phân nhánh và mạch chính được liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,6 glicozit và α-1,4-glicozit. Câu 12: Đáp án B Saccarozo chỉ bị thủy phân trong môi trường axit mới tạo ra glucozơ do vậy chỉ phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm, còn khi đun nóng thì không thu được kết tủa đỏ gạch Câu 13: Đáp án C (3) Tinh bột là chất rắn vô định hình, không có vị ngọt (5) Tinh bột gồm nhiều gốc α −glucozo liên kết với nhau => thủy phân tinh bột thu được glucozơ Câu 14: Đáp án B Các chất có phản ứng tráng bạc là: (1) metyl fomiat; (3) axit fomic; (5) glucozơ (2) và (4) có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa nhưng không được gọi là phản ứng tráng bạc Câu 15: Đáp án A Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là dung dịch AgNO3/NH3 vì saccarozơ không phản ứng còn glucozơ có phản ứng tạo Ag. Câu 16: Đáp án A Câu 17: Đáp án D nC12H22O11 = 34,2 : 342 = 0,1 (mol) C12H22O11 \(\longrightarrow \) C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructzo) 0,1 → 0,1 → 0,1 (mol) nAg = 2nGlu + 2nfruc = 4nsac = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g) = a Khi cho X tác dụng với dd Br2 chỉ có glucozo tham gia phản ứng nBr2 =nGlu = 0,1 (mol) → mBr2 = 0,1.160 = 16 (g) = b → (a + b) = (43,2 + 16) = 59,2 (g) Câu 18: Đáp án A \({n_{Ag}} = \dfrac{{5,4}}{{108}} = 0,05\,\,mol\) \( \to {n_{glucozo}} = \dfrac{1}{2}{n_{Ag}} = 0,025\,\,mol\) \( \to {C_{M\,\,glucozo}} = \dfrac{{0,025}}{{0,25}} = 0,1\,\,M\) Câu 19: Đáp án B nsaccarozo = 13,68 : 342 = 0,04 mol nsac (phản ứng) = 0,04 * H% = 0,03 (mol) Xét phản ứng tráng bạc 1 sac → 1glu + 1fruc nAg = 2.nglu +2.nfruc = 2. 2nsac(pứ)= 0,03 * 4 = 0,12 (mol) mAg = 0,12 * 108 = 12,96 (gam) Câu 20: Đáp án B n(C6H10O5)n = m : M = 81 : 162 = 0,5 (mol) Sơ đồ: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2 (mol) 0,5 → 1 (bỏ qua hệ số n tính toán không thay đổi) Theo sơ đồ: nCO2 lí thuyết = 2n(C6H10O5)n = 2.0,5 = 1 (mol) Vì %H = 75% => nCO2 thực tế = nCO2 lí thuyết ×%H = 1×75% = 0,75 (mol) Hấp thụ CO2 vào dd Ca(OH)2 có pư nCaCO3 = nCO2 thực tế = 0,75 (mol) ⟹ mCaCO3 = n.M = 0,75. 100 = 75 (g) Câu 21: Đáp án C mancol(thực tế) = V.D = 1135,8 . 0,8 = 908,64 (kg) 1tinh bột → 1glucozơ→ 2C2H5OH \(\begin{array}{l}{n_{tb}} = \dfrac{{{{10.10}^3}.0,2}}{{162}} = \dfrac{{{{10}^3}}}{{81}}(kmol)\\ = > {n_{ancol(li\,thuyet)}} = \dfrac{{{{2.10}^3}}}{{81}}(kmol) = > {m_{ancol(li\,thuyet)}} = 1135,802\,(kg)\\ = > \% H = \dfrac{{{m_{ancol(thuc\,te)}}}}{{{m_{ancol(li\,thuyet)}}}}.100\% = \dfrac{{908,64}}{{1135,802}}.100\% = 80\% \end{array}\) Câu 22: Đáp án A nCH3CHOOH = 18 : 60 = 0,3 (mol) C6H7O2(OH)3 + 3(CH3CO)2O → C6H7O2(OCOCH3)3 + 3CH3COOH a → 3a C6H7O2(OH)3 + 2(CH3CO)2O → C6H7O2(OCOCH3)2(OH) + 2CH3COOH b → 2b Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C{H_3}{\rm{COO}}H}} = 3a + 2b = 0,3\\{m_X} = 288a + 246b = 33,66\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0,04(mol)}\\{b = 0,09(mol)}\end{array} \Rightarrow a:b = 4:9} \right.\) Câu 23: Đáp án A \({n_{{C_6}{H_7}{O_2}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = {\rm{ }}0,{\rm{ }}1\) PTHH:C6H7O2(OH)3 + 3HNO3→ C6H7O2(ONO2)3 + 3H2O \( = > {\rm{ }}{n_{xenlulozơ\,{\rm{ }}trinitrat}} = {\rm{ }}{n_{xenlulozơ}} = 0,1 = > {m_{xenlulozơ{\rm{ }}trinitrat}} = 29,7\,tấn \) Vì H = 90% \( = > m{\,_{xenlulozơ\,trinitrat\,thu\,được}} = {m_{xenlulozơ\,trinitrat}}.H\% = 29,7.0,9 = 26,73\,tấn\) Câu 24 : Đáp án D + Gọi CTTQ của X là: Cn(H2O)m \(\begin{array}{*{35}{l}}{{n}_{{{O}_{2}}}}=\text{ }0,3\left( mol \right) \\=>\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}}=\text{ }{{n}_{{{O}_{2}}}}=\text{ }0,3\text{ }\left( mol \right) \\{{m}_{{{H}_{2}}O}}=\text{ }{{m}_{X}}\text{ - }{{m}_{C}}=~9 - \text{ }0,3.12\text{ }=\text{ }5,4\left( g \right) \\\end{array}\) ∆m↓ = \({m_{BaC{{\text{O}}_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\) => mBaCO3 = (5,4 + 0,3 . 44 + 1,1) = 19,7(g) => nBaCO3 = 0,1 (mol) \(+ {\rm{ }}{n_{C{O_3}^{2 - }}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{O{H^ - }}} - {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = > {n_{O{H^ - }}} = {n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{C{O_2}}} = 0,1 + 0,3 = 0,4mol\) => nBa(OH)2 = 0,2 (mol) => CM = n : V = 0,2 : 0,5 = 0,4 (M) HocTot.Nam.Name.Vn
|