Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiếtĐề số 1 - Đề kiểm tra giữa kì - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: Fructozơ không phản ứng với A. dd AgNO3/NH3, to. B. Cu(OH)2/OH-. C. H2/Ni, to. D. nước Br2 Câu 2: Số đồng phân este có CTPT C3H6O2 là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 3: Hợp chất X có CTPT C4H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu được muối C2H3O2Na . Công thức cấu tạo của X là: A. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7 C. C3H7COOH. D. C2H5COOCH3. Câu 4: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là A. CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH. B. CH3OH < CH3COOH < C6H5OH. C. HCOOH < CH3COOH < C2H5OH. D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH Câu 5: Cho các hợp chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. 5 < 2 < 1 < 3 < 4. B. 5 < 1 < 3 < 2 < 4. C. 4 < 5 < 1 < 2 < 3. D. 1 Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH? A. Alanin. B. Axit 2-aminopropanoic C. Anilin. D. Axit a-aminopropionic Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Câu 8: Trong các công thức sau, công thức nào là của chất béo? A. C3H5(OCOC4H9)3. B. C3H5(OCOC13H31)3. C. C3H5(COOC17H35)3. D. C3H5(OCOC17H35)3. Câu 9: Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH3, HCOOH, HCOONa tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nóng. Số phản ứng tạo thành Ag là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 10: Chất béo là trieste của A. glixerol với axit béo. B. glixerol với axit hữu cơ. C. ancol với axit béo. D. glixerol với vô cơ. Câu 11: Thuỷ phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được: A. 2 muối và 2 ancol. B. 1 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 1 ancol. Câu 12: Khi nói về este vinyl axetat, mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Vinyl axetat là một este không no, đơn chức . B. Thuỷ phân este trên thu được axit axetic và axetilen. C. Không thể điều chế trực tiếp từ axit hữu cơ và ancol. D. Xà phòng hóa cho ra 1 muối và 1 anđehit. Câu 13: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 14: Khi xà phòng hóa tristearin bằng dd NaOH, thu được sản phẩm là: A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 15: Vinyl axetat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. C2H5COOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CH-COOCH3 Câu 16: Chất nào sau đây không phản ứng với axit axetic để tạo este? A. C2H2 B. C3H5(OH)3. C. C6H5OH D. C2H5OH Câu 17: Cho este phenyl axetat tác dụng với dd KOH dư. Sau phản ứng thu được muối hữu cơ gồm: A. CH3COOH và C6H5CH2OH. B. CH3COOK và C6H5CH2OK. C. CH3COOK và C6H5OH. D. CH3COOK và C6H5OK. Câu 18: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là: A. saccarozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. protein. Câu 20: Cho lần lượt các chất: HCl, C6H5OH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, CH3COOH tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng. Số phản ứng xảy ra là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 21: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 22: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Câu 23: Cacbohiđrat đều thuộc loại polisaccarit là: A. tinh bột, xenlulozơ. B. Saccarozơ, mantozơ. C. Fructozơ, glucozơ. D. Glucozơ, tinh bột. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ. (f) Tinh bột là một trong những dinh dưỡng cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 25: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 17,80 gam. B. 18,38 gam. C. 16,68 gam. D. 18,24 gam. Câu 26: Cho 12g axit axetic tác dụng với 4,6g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Sau phản ứng thu được 4,4g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là: A. 55% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 1,48g hợp chất hữu cơ X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08g H2O. Nếu cho 1,48g X tác dụng với NaOH thì thu được 1,36g muối. CTCT của X là: A. CH3COOCH3. B. C2H5COOH. C. HCOOC2H5. D. HCOOC3H7. Câu 28: Khử 18g glucozơ bằng khí H2 (xúc tác Ni, to) để tạo sobitol, với hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng sobitol thu được là: A. 14,40g. B. 14,56g. C. 18,20g. D. 22,75g. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 8,26g N-metyletanamin với lượng oxi vừa đủ. Tổng khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. 31,78g B. 18,48g C. 23,26g D. 29,82g Câu 30: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 23,76 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 16,8 kg. B. 30 kg. C. 21 kg. D. 10 kg Câu 31: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 36,96 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 66,44. B. 90,6. C. 111,74. D. 81,54. Câu 32: X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là: A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5 B. CH3-CH(NH2)-COOCH3 C. H2N-CH2-COOC2H5 D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2 Câu 33: Một amino axit chứa 46,6%C, 8,74%H, 13,59%N, còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. CTPT đúng của amino axit là : A. C4H9O2N B. C3H7O2N C. C5H9O2N D. C6H10O2N Câu 34: Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 150ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 10,20g B. 8,56g C. 3,28g D. 8,25g Câu 35: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng số mol Ag thu được gần nhất với giá trị nào A. 0,12 mol. B. 0,095 mol. C. 0,06 mol. D. 0,090 mol. Câu 36: Cho 0,225 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,65. B. 0,45. C. 0,85. D. 0,80. Câu 37: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa 1 mol peptit X và 1 mol peptit Y thu được 4 mol Ala và 5 mol Gly. Đốt cháy hoàn toàn 18,12g peptit X cần dùng 20,16 lít O2 (ở đktc) thu được CO2, H2O, N2 trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 19,8g. Y là A. tripeptit B. pentapeptit C. tetrapeptit D. hexapeptit Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp một aminoaxit (có 1 nhóm NH2) và 1 anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,6 mol CO2 và 0,675 mol nước . Nếu cho 0,2 mol hỗn hợp trên tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được x mol Ag. Giá trị của x là: A. 0,1 B. 0,16 C. 0,11 D. 0,14 Câu 39: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với A. 97,5. B. 80,0. C. 85,0. D. 67,5. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,40. B. 0,26. C. 0,30. D. 0,33. Lời giải chi tiết Đáp án:
Hướng dẫn giải chi tiết: Câu 1: Đáp án D Câu 2: Các đồng phân este có CTPT là C3H6O2 là: HCOOC2H5 CH3COOCH3 Đáp án D Câu 3: Khi thủy phân X trong NaOH thu được muối có CTPT là: CH3COONa Mặt khác, X có CTPT là C4H8O2 => CTCT của X là: CH3COOC2H5 Đáp án A Câu 4: Thứ tự sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất có phân tử khối tương đương là: este < ancol < axit Đáp án A Câu 5: Để sắp xếp được độ bazo, các gốc hidro cacbon khi tương tác với N trong nhóm NH2 - Nhóm tạo hiệu ứng đẩy e sẽ làm tăng tính bazo - Nhóm tạo hiệu ứng hút e sẽ làm giảm tính bazo (1) có nhóm C6H5- là nhóm hút e => Tính bazo yếu nhất (5) là NH3 không có gốc đẩy hay hút e => Tính bazo (5) > (1) (3) có nhiều gốc đẩy e hơn (2) => (3) > (2) Đáp án D Câu 6: Đáp án C Câu 7: Đáp án B Câu 8: Chất béo là trieste của axit béo và glixerol Axit béo là các axit mạch thẳng, có số C chẵn (12-24 C) Đáp án D Câu 9: Chất có khả năng tạo phản ứng tráng bạc (tác dụng AgNO3/NH3 sinh ra Ag) là andehit hoặc axit HCOOH, este hoặc muối có dạng HCOOR => Các chất trong dãy có khả năng tác dụng với AgNO3/NH3 là: HCHO, HCOOCH3, HCOOH, HCOONa Đáp án D Câu 10: Đáp án A Câu 11: Ta có phương trình hóa học: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH => Sau phản ứng thu được 1 muối CH3COONa và 2 ancol CH3OH, C2H5OH Đáp án B Câu 12: CH3COOCH=CH2 + H2O ↔ CH3COOH + CH3CHO Đáp án B Câu 13: Triolein phản ứng với: dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Đáp án B Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án C Câu 17: CH3COOC6H5 + 2KOH → CH3COOK + C6H5OK + H2O Đáp án D Câu 18: Các aminoaxit có CTPT là C4H9NO2 có nhóm amin ở vị trí α là: CH3– CH2– CH(NH2)-COOH CH3-CH2-C(CH3)(NH2)-COOH Đáp án C Câu 19: Đáp án D Câu 20: Các chất tác dụng với NaOH khi đun nóng là: HCl, C6H5OH, CH3COOCH3, CH3COOH Đáp án C Câu 21: Các đồng phân amin bậc 1 có CTPT là C4H11N là: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 CH3C(CH3)-C-NH2 CH3-CH2-CH(CH3)-NH2 CH3-C(CH3)2NH2 Đáp án B Câu 22: Đáp án C Câu 23: Đáp án A Câu 24: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.=> Đúng (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. => Sai, trieste (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh => Đúng (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. => Sai (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ. => Đúng (f) Tinh bột là một trong những dinh dưỡng cơ bản của con người. => Đúng Đáp án D Câu 25: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m Chất béo + m NaOH = m Muối + m Glixerol n C3H5(OH)3 = 1/3 n NaOH = 0,02 mol => m Muối = 17,24 + 0,06 .40 – 0,02 . 92 = 17,8 gam Đáp án A Câu 26: n CH3COOH = 12 : 60 = 0,2 mol n C2H5OH = 4,6 : 46 = 0,1 mol Ta có phương trình: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O (1) (1) => Sau phản ứng tính theo C2H5OH n CH3COOC2H5 = 4,4 : 88 = 0,05 mol n C2H5OH phản ứng = n CH3COOC2H5 = 0,05 mol => H% = 0,05 : 0,1 . 100% = 50% Đáp án C Câu 27: n CO2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol n H2O = 1,08 : 18 = 0,06 mol Ta nhận thấy n CO2 = n H2O => Chất X là este no, đơn chức mạch hở n C trong X = n CO2 = 0,06 mol n H trong X = 2 . n H2O = 0,12 mol => m O trong X = 1,48 – 0,06 . 12 – 0,12 = 0,64 => n O = 0,64 : 16 = 0,04 mol =>n X = ½ n O = 0,02 mol Khối lượng mol của X là: 1,48 : 0,02 = 74 => X có CTPT là C3H6O2 Khối lượng mol của muối là: 1,36 : 0,02 = 68 => CTCT của muối là: HCOONa Vậy CTCT của X là: HCOOC2H5 Đáp án C Câu 28: n Glucozo = 18 : 180 = 0,1 mol H% = 80% => n Sobitol = n Glucozo phản ứng = 0,1 . 80% = 0,08 mol => m Sobitol = 0,08 . 182 = 14,56 gam Đáp án B Câu 29: Ta có phương trình phản ứng: 2C2H5NHCH3 + 21/2 O2 → 6CO2 + 9 H2O + N2 n C3H9N = 8,26 : (12 . 3 + 9 + 14) = 0,14 mol n O2 = 21/4 n C3H9N = 0,735 mol => Tổng khối lượng sản phẩm thu được là: 8,26 + 0,735 . 32 = 31,78 gam Đáp án A Câu 30: n C6H7O2(NO3)3 = 23,76 : 297 = 0,08 (kmol) n HNO3 cần dùng là: (0,08 . 3) : 90% = 4/15 (kmol) => m HNO3 = 4/15 . 63 = 16,8 kg Đáp án A Câu 31: n Ala = 28,48 : 89 = 0,32 mol n Ala-Ala = 32 : 160 = 0,2 mol n Ala-Ala-Ala = 36,96 : 231 = 0,16 mol => n Ala-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2.2 + 0,16. 3) : 4 = 0,3 mol => m Ala-Ala-Ala-Ala = 0,3 . 302 = 90,6 gam Đáp án B Câu 32: n Z = n X = 0,1 mol Khối lượng mol của Z là: 4,6 : 0,1 = 46 (gam/ mol) => Z là C2H5OH n NaOH phản ứng = n X = 0,1 mol => n NaOH dư = 0,1 mol => m Muối = 13,7 – 0,1 . 40 = 9,7 gam Khối lượng mol của muối là: 9,7 : 0,1 = 97 => CTCT của muối là NH2-CH2-COONa => CTCT của X là: NH2-CH2-COO-C2H5 Đáp án C Câu 33: Theo đề bài ta có: n C : n H : n N : n O = \(\frac{{46,6}}{{12}} = \frac{{8,74}}{1} = \frac{{13,59}}{{14}} = \frac{{100 - 46,6 - 8,74 - 13,59}}{{16}}\) = 4 : 9 : 1: 2 Mặt khác công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử => CTCT của chất này là C4H9O2N Đáp án A Câu 34: n C4H8O2 = 8,8 :88 = 0,1 mol n NaOH phản ứng = n C4H8O2 = 0,1 mol Chất rắn sau phản ứng gồm có: CH3COONa: 0,1 mol; NaOH dư: 0,15 – 0,1 = 0,05 mol Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: 0,1 . 82 + 0,05 . 40 = 10,2 gam Đáp án A Câu 35: Theo đề bài, H% của quá trình thủy phân là 75% => 0,01 mol sac sau thủy phân thu được 0,0075 mol glucozo; 0,0075 mol fructozo; 0,0025 mol saccarozo => 0,02 mol man sau thủy phân thu được 0,015 mol glucozo; 0,015 mol glucozo; 0,005 mol mantozo n Ag = 2 . n Glucozo + 2 . n Fructozo + 2 . n Mantozo = 2 . (0,0075 + 0,015+0,015) + 2 . 0,0075 + 2 . 0,005 = 0,1 mol Đáp án B Câu 36: n NaOH = 2 . n H2NC3H5(COOH)2 + n HCl = 2 . 0,225 + 0,175 .2 = 0,8 mol Đáp án D Câu 37: n O2 đốt X = n O2 đốt aa – n O2 đốt cháy H2O => 2,25y + 3,75z = 20,16 : 32 = 0,9 (1) m CO2 – m H2O = 19,8 = 44 (2y + 3z) – 18 (2,5y + 3,5z – x) => 75y + 89z – 18x = 18,12 (3) x = 0,18; y = 0, z = 0,24 => x : z = 0,18 : 0,24 = 3 : 4 => Y là pentapeptit Đáp án C Câu 38: Khi đốt cháy andehit no, đơn chức mạch hở ta luôn thu được n CO2 = n H2O Khi đốt cháy hỗn hợp chất trên thu được n H2O > n CO2 => Amino axit no, đơn chức mạch hở => n Amino axit = (n H2O – n CO2) . 2 = (0,675 – 0,6) . 2 = 0,15 mol n Andehit = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol Gọi số nguyên tử C có tron amino axit, andehit lần lượt là a, b => 0,15a + 0,1b = 0,6 a, b nguyên => a = 2 ; b = 3 Andehit đang xét là C2H5CHO Với 0,2 mol hỗn hợp thì n Andehit = 0,2 . (0,1 : 0,25) = 0,08 mol n Ag = 2n Andehit = 0,08 . 2 = 0,16 mol Đáp án B Câu 39: m MOH = 26 . 0,28% = 7,28 gam Áp dụng định luật tăng giảm khối lượng => n MOH = (8,97 – 7,28) : (60: 2 – 17) = 0,13 mol Khối lượng mol MOH là: 7,28 : 0,13 = 56 => MOH chính là KOH X gồm có: H2O , ancol m H2O = 26 – 7,28 = 18,72 gam n H2O = 18,72 : 18 = 1,04 mol n H2 sinh ra khi cho X tác dụng với Na là: 12,768 : 22,4 = 0,57 mol => n H2 sinh ra do ancol tác dụng với Na là: 0,57 – 1,04 : 2 = 0,05 mol => n Ancol = n MOH phản ứng = 0,05 . 2 = 0,1 mol => n MOH dư = 0,13 – 0,1 = 0,03 mol => m Muối = 10,08 – 0,03 . 56 = 8,4 gam % m Muối = 8,4 : 10,08 . 100% = 83,33% Đáp án C Câu 40: Gọi công thức chung của X là CxHyOz Ta có phương trình đốt cháy là CxHyOz + (x + 0,25y – 0,5z) O2 x CO2 + 0,5y H2O Mol 0,33 1,27 0,8 => y = 160/33 Ta có : x + 0,25y – 0,5z = 127 : 0,33 => x – 0,5z = 29/11 X có z nguyên tử oxi nên môi phân tử X có 0,5z liên kết pi không thể cộng với Br2 (do nằm trong este) => Số liên kết pi có thể cộng với Br2 = \(\frac{{2x + 2 - 2y}}{2} - \frac{z}{2}\) => n Br2 = 0,33 . (\(\frac{{2x + 2 - 2y}}{2} - \frac{z}{2}\)) = 0,4 mol HocTot.Nam.Name.Vn
|