Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 7: Crom - Sắt - Đồng - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 2 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Câu 3 :

Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron đúng của ion Fe2+

  • A

    [18Ar]3d84s2.

  • B

    [18Ar]3d54s1

  • C

    [18Ar]3d6.

  • D

    [18Ar]3d44s2.

Câu 4 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A

    [Ar]3d5.

  • B

    [Ar]3d4.

  • C

    [Ar]3d3

  • D

    [Ar]3d2.

Câu 5 :

Dãy bao gồm các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

  • A

    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

  • B

    Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

  • C

    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

  • D

    Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 6 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác ?

  • A

    Tính dẻo, dễ rèn.

  • B

    Dẫn điện và dẫn nhiệt.           

  • C

    Là kim loại nặng.

  • D

    Có tính nhiễm từ.

Câu 7 :

Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A

    0

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    2

Câu 8 :

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là

  • A

    0,82%.

  • B

    0,84%.

  • C

    0,85%.

  • D

    0,86%.

Câu 9 :

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị m là:

  • A

    34,36 gam.               

  • B

    35,50 gam.    

  • C

    49,09 gam           

  • D

    38,72 gam.

Câu 10 :

Đốt cháy m gam CuS trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) gam. Nung X với khí NH3 dư tới khi khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của m và V là

  • A

    19,2 gam; 1,12 lít.   

  • B

    28,8 gam; 4,48 lít.

  • C

    24,0 gam; 4,48 lít.        

  • D

    28,8 gam; 1,12 lít.

Câu 11 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A

    A là Cr2O3      

  • B

    B là Na2CrO4

  • C

    C là Na2Cr2O7

  • D

    D là khí H2

Câu 12 :

Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.

  • A

    0,3                     

  • B

    0,4          

  • C

    0,5                        

  • D

    0,6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa và tính khử.

Câu 2 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm từ 2 – 5%.

Câu 3 :

Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron đúng của ion Fe2+

  • A

    [18Ar]3d84s2.

  • B

    [18Ar]3d54s1

  • C

    [18Ar]3d6.

  • D

    [18Ar]3d44s2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> cấu hình e của ion Fe2+ là [18Ar]3d6

Câu 4 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A

    [Ar]3d5.

  • B

    [Ar]3d4.

  • C

    [Ar]3d3

  • D

    [Ar]3d2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình e của Cr là [Ar]3d54s1 => cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3

Câu 5 :

Dãy bao gồm các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

  • A

    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

  • B

    Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

  • C

    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

  • D

    Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

Dãy các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

Câu 6 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác ?

  • A

    Tính dẻo, dễ rèn.

  • B

    Dẫn điện và dẫn nhiệt.           

  • C

    Là kim loại nặng.

  • D

    Có tính nhiễm từ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất khác là sắt có tính nhiễm từ

Câu 7 :

Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A

    0

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết về sắt

Lời giải chi tiết :

Để xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:

+ Có 2 điện cực khác bản

+ 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

+ 2 điện cực được nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li

Có 2 trường hợp thỏa mãn: Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 và Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 + HCl

Câu 8 :

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là

  • A

    0,82%.

  • B

    0,84%.

  • C

    0,85%.

  • D

    0,86%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C: nC (trong thép) = nCO2 = 0,007 mol

%C = $\frac{{0,007.12}}{{10}}.100\% $= 0,84%

Câu 9 :

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị m là:

  • A

    34,36 gam.               

  • B

    35,50 gam.    

  • C

    49,09 gam           

  • D

    38,72 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- áp dụng phương pháp qui đổi nguyên tử

Qui đổi 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và  Fe3O4 là hỗn hợp của x mol Fe và y mol O.

Ta có: mHH = 56x + 16y = 11,36 (1)

Bảo toàn e :\(3{n_{Fe}} = 2{n_O} + 3{n_{NO}} =  > 3x = 2y + 0,18\,{\,_{}}(2)\,\,\)

- áp dụng công thức giải nhanh:  \({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}}\) 

Lời giải chi tiết :

Cách 1: áp dụng phương pháp qui đổi nguyên tử

Qui đổi 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và  Fe3O4 là hỗn hợp của x mol Fe và y mol O.

Ta có: mHH = 56x + 16y = 11,36 (1)

Bảo toàn e :\(3{n_{Fe}} = 2{n_O} + 3{n_{NO}} =  > 3x = 2y + 0,18\,{\,_{}}(2)\,\,\)

Giải hệ (1) và (2) => x = 0,16 mol;  y = 0,15 mol

\({n_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = {n_{Fe}} = x = 0,16mo{l_,} =  > {m_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = 0,16.242 = 38,72gam\)

Cách 2: áp dụng công thức giải nhanh.

\(\begin{array}{l}{m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} = \frac{{7.11,36 + 56.0,06.3}}{{10}} = 8,96gam\\{n_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = {n_{Fe}} = \frac{{8,96}}{{56}} = 0,16mo{l_,}_{}{m_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = 0,16.242 = 38,72gam\end{array}\) 

Câu 10 :

Đốt cháy m gam CuS trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) gam. Nung X với khí NH3 dư tới khi khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của m và V là

  • A

    19,2 gam; 1,12 lít.   

  • B

    28,8 gam; 4,48 lít.

  • C

    24,0 gam; 4,48 lít.        

  • D

    28,8 gam; 1,12 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 mol S đổi thành 1 mol O khối lượng giảm đi = 32 – 16 = 16 gam

=>  0,3 mol S đổi thành 0,3 mol O khối lượng giảm đi = 4,8 gam

+) Bảo toàn e: 2.nCu = 3.nNO

Lời giải chi tiết :

2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

1 mol S đổi thành 1 mol O khối lượng giảm đi = 32 – 16 = 16 gam

khối lượng giảm đi = 4,8 gam => 0,3 mol S đổi thành 0,3 mol O     

=> nCuS = 0,3 mol  => m = 28,8 gam

Bảo toàn nguyên tố Cu: nCu = nCuS = 0,3 mol

Khí Z là NO

Bảo toàn e: 2.nCu = 3.nNO => nNO = 2/3.nCu = 0,2 mol

=> V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Câu 11 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A

    A là Cr2O3      

  • B

    B là Na2CrO4

  • C

    C là Na2Cr2O7

  • D

    D là khí H2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

A là Cr2O3 không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm.

B có màu vàng => B là muối cromat Na2CrO4

C là muối đicromat Na2Cr2O7 có màu da cam

Khí D là sản phẩm phản ứng oxi hóa khử => D là Cl2

Phát biểu sai là D

Câu 12 :

Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.

  • A

    0,3                     

  • B

    0,4          

  • C

    0,5                        

  • D

    0,6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

Nhận thấy nI2 = ½.nKI

Lời giải chi tiết :

6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

=> ${n}_{{I}_{2}} = \frac{{n}_{KI}}{2} =0,3 (mol) $

close