Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 3: Amin - Amino axit - Protein - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng ?

  • A

    Fibroin.

  • B

    Anbumin.

  • C

    miozin.

  • D

    hemoglobin.

Câu 2 :

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo thành sản phẩm có màu

  • A
    tím                          
  • B
    đỏ                                     
  • C
    vàng                
  • D
    trắng
Câu 3 :

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?

  • A

    3

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    6

Câu 4 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala.Số liên kết peptit trong phân tử X là

  • A
    2. 
  • B
    1
  • C
    3. 
  • D
    4
Câu 5 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.
Câu 6 :

Amin không no có 1 nối đôi, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A

    CnH2n+1N.

  • B

    CnH2n+1+kNk.

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk.

  • D

    CnH2n+kNk.

Câu 7 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Câu 8 :

Amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ 2 thì đó gọi là vị trí?

  • A

    α

  • B

    β

  • C

    γ

  • D

    δ

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

  • A

    112,2. 

  • B

    165,6.

  • C

    123,8.

  • D

    171,0.

Câu 10 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng ?

  • A

    Fibroin.

  • B

    Anbumin.

  • C

    miozin.

  • D

    hemoglobin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Protein có trong lòng trắng trứng là anbumin

Câu 2 :

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo thành sản phẩm có màu

  • A
    tím                          
  • B
    đỏ                                     
  • C
    vàng                
  • D
    trắng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo thành sản phẩm có màu tím   

Câu 3 :

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?

  • A

    3

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân tripeptit sẽ là n! 
=> số đồng phân tripeptit tạo bởi từ 3 amino axit trên là 3! = 6

Câu 4 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala.Số liên kết peptit trong phân tử X là

  • A
    2. 
  • B
    1
  • C
    3. 
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức: số liên kết peptit = số mắt xích - 1

Lời giải chi tiết :

peptit X có 4 mắt xích (tạo bởi 3 Gly và 1 Ala) => số liên kết peptit = 4 -1 = 3

Câu 5 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

Lời giải chi tiết :

nH2NC3H5(COOH)2 = 22,05 : 147 = 0,15 (mol)

HCl = 0,175.2 = 0,35 (mol)

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

=> m muối = 0,15.191 + 0,35.58,5 = 49,125 (g)

Câu 6 :

Amin không no có 1 nối đôi, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A

    CnH2n+1N.

  • B

    CnH2n+1+kNk.

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk.

  • D

    CnH2n+kNk.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Amin không no có 1 nối, mạch hở có độ không no  = 1 → CTTQ là CnH2n+kNk

Câu 7 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : ${{n}_{C}}=\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}};~~{{n}_{H}}=\text{ }2{{n}_{{{H}_{2}}O}};~~{{n}_{N}}=\text{ }2{{n}_{{{N}_{2}}}}$

Lời giải chi tiết :

Amin X no, mạch hở có CTPT dạng CnH2n+2+kNk (k là số chức amin)

Bảo toàn nguyên tố ta có :

\({n_{C{O_2}}} = {n_C}\,\, \to \,\,x = \,na (mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_H}}}{2}\,\, \to \,\,y = \,na + a + a. \dfrac{k}{2}\,\,\,mol;\,\)

\({n_{{N_2}}} = \dfrac{{{n_N}}}{2} \to \,\,\,z = a. \dfrac{k}{2}\,\,mol\)

→ y = x + a + z hay a = y – x – z

Câu 8 :

Amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ 2 thì đó gọi là vị trí?

  • A

    α

  • B

    β

  • C

    γ

  • D

    δ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vị trí chữ cái Hi Lạp α chỉ vị trí C thứ 2.

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

  • A

    112,2. 

  • B

    165,6.

  • C

    123,8.

  • D

    171,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

aa [R(COOH)(NH2)]: x mol và  Glu : y mol

+ X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\dfrac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

nNaOH = x  + 2y

+ BTKL:  maa + mHCl = mmuối

=> nNH2 = nHCl   => nHCl = x + y

Giải hệ tìm x, y → m = malanin + maxit glutamic

Lời giải chi tiết :

Gọi nalanin = x mol; naxit glutamic = y mol

X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\dfrac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

→ x + 2y = \(\dfrac{{m + 30,8 - m}}{{22}}\)= 1,4  (1)

X tác dụng với dung dịch HCl :

BTKL:  maa + mHCl = mmuối→ mHCl = m + 36,5 – m = 36,5 → nHCl = 1 mol

→ nNH2 = nHCl = 1

→ x + y = 1  (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,6;  y = 0,4

→ m = malanin + maxit glutamic = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 gam

Câu 10 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → là amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là

NH2 – CH2 – CH2 – COOH

CH3 – CH(NH2) - COOH

close