Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  • A
    HF
  • B
    NaCl
  • C
    H2O
  • D
    CH3COOH
Câu 2 :

Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là

  • A
    K2O
  • B
    Al2O3
  • C
    MgO
  • D
    CuO
Câu 3 :

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

  • A
    Glixerol
  • B
    Etilenglicol
  • C
    Ancol benzylic
  • D
    Propan-1,2-diol
Câu 4 :

Dung dịch 37-40% fomandehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng… Công thức hóa học của fomandehit là

  • A
    HCHO
  • B
    CH3CHO
  • C
    OHC-CHO
  • D
    CH2=CHCHO
Câu 5 :

Thành phần chính của phân ure là

  • A
    (NH4)2HPO4
  • B
    NH4H2PO4
  • C
    (NH4)2CO3
  • D
    (NH2)2CO
Câu 6 :

Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là

  • A
    6
  • B
    2
  • C
    8
  • D
    4
Câu 7 :

Một hidrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

  • A
    C3H4
  • B
    C2H4
  • C
    C3H6
  • D
    C4H8
Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

  • A
    5,42
  • B
    7.42
  • C
    5.72
  • D
    4,72
Câu 9 :

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là

  • A
    3,5 gam
  • B
    7,0 gam
  • C
    5,6 gam
  • D
    2,8 gam
Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là

  • A
    5,13 gam
  • B
    5,81 gam
  • C
    3,42 gam
  • D
    6,84 gam
Câu 11 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO và dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng Ag thu được là

  • A
    8,64 gam
  • B
    6,48 gam
  • C
    12,96 gam
  • D
    4,32 gam
Câu 12 :

Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    5
Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng số mol bằng tổng số mol của X và O2 tham gia phản ứng. Số nguyên tử hidro (H) có trong X là

  • A
    8
  • B
    6
  • C
    4
  • D
    2
Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm Al2O3 (0,12 mol), Mg (0,2 mol), Zn (0,1 mol). Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 23,54g. Số mol HNO3 phản ứng là

  • A
    0,96 mol
  • B
    1,47 mol
  • C
    1,11 mol
  • D
    0,75 mol
Câu 15 :

Nhận định nào sau đây sai?

  • A
    Dung dịch HF hòa tan được SiO2
  • B
    Trong các hợp chất, ngoài mức oxi hóa là -1, flo và clo còn có số oxi hóa là +1, +3, +5, +7
  • C
    Muối AgF tan được trong nước
  • D
    Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo
Câu 16 :

Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2

  • A
    7
  • B
    8
  • C
    6
  • D
    9
Câu 17 :

Cho các dung dịch NaOH, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4 được dán nhãn X, Y, Z, T không theo thứ tự. Thực hiện các thí nghiệm đối với 4 dung dịch X, Y, Z, T và có kết quả như bảng sau

Chất

X

Y

Z

T

↑: khí thoát ra

↓: kết tủa

(+): có phản ứng

X

(-)

(+)

Y

(-)

(-)

Các dung dịch Y, T lần lượt là

  • A
    Na2CO3, NaHSO4
  • B
    BaCl2, NaOH
  • C
    BaCl2, NaHSO4
  • D
    Na2CO3, NaOH
Câu 18 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI

(2) Axit HF tác dụng với SiO2

(3) Cho khí Cl2 tác dụng với khí H2S

(4) Khí SO2 tác dụng với nước Cl2

(5) KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

(6) Cho H2O2 vào dung dịch KMnO4/H2SO4

(7) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

  • A
    4
  • B
    6
  • C
    5
  • D
    3
Câu 19 :

Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau.

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa

- Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, to)

- Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1

Giá trị của x là

  • A
    18,48 gam
  • B
    21,12 gam
  • C
    17,68 gam
  • D
    19,80 gam
Câu 20 :

Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

  • A
    1 : 2
  • B
    2 : 1
  • C
    1 : 1
  • D
    2 : 3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  • A
    HF
  • B
    NaCl
  • C
    H2O
  • D
    CH3COOH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, phân li hoàn toàn ra ion

Lời giải chi tiết :

NaCl khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra ion Na+ và Cl-

Câu 2 :

Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là

  • A
    K2O
  • B
    Al2O3
  • C
    MgO
  • D
    CuO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa sẽ bị CO khử ở nhiệt độ cao

Lời giải chi tiết :

CuO bị CO khử thành kim loại Cu

CuO + CO → Cu + CO2

Câu 3 :

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

  • A
    Glixerol
  • B
    Etilenglicol
  • C
    Ancol benzylic
  • D
    Propan-1,2-diol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định công thức cấu tạo của các chất

Lời giải chi tiết :

Glixerol: CH2(OH) – CH(OH) – CH2(OH) => Có 3 nhóm -OH, 3 C

Etilenclicol: CH2(OH) – CH2 – CH2(OH) => Có 2 nhóm -OH, 3 C

Ancol benzylic: C6H5CH2OH => Có 1 nhóm -OH, 7 C

Propan-1,2-diol: CH2(OH) – CH(OH) – CH3 => Có 2 nhóm -OH, 3 C

=> Glixerol có số cacbon bằng số nhóm -OH

Câu 4 :

Dung dịch 37-40% fomandehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng… Công thức hóa học của fomandehit là

  • A
    HCHO
  • B
    CH3CHO
  • C
    OHC-CHO
  • D
    CH2=CHCHO

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của fomandehit là HCHO

Câu 5 :

Thành phần chính của phân ure là

  • A
    (NH4)2HPO4
  • B
    NH4H2PO4
  • C
    (NH4)2CO3
  • D
    (NH2)2CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của phân ure là (NH2)2CO

Câu 6 :

Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là

  • A
    6
  • B
    2
  • C
    8
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp thăng bằng electron

Lời giải chi tiết :

3x/ Cu → Cu2+ + 2e

2x/ N+5 + 3e → N+2

=> Có 2 phân tử HNO3 bị khử thành NO

Câu 7 :

Một hidrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

  • A
    C3H4
  • B
    C2H4
  • C
    C3H6
  • D
    C4H8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X + HCl theo tỉ lệ 1:1 => Có 1 nối đôi

=> CnH2n + HCl → CnH2n+1Cl

Lời giải chi tiết :

X + HCl theo tỉ lệ 1:1 => Có 1 nối đôi

=> CnH2n + HCl → CnH2n+1Cl

- Thành phần khối lượng clo là 45,223%

=> 45,223% = 35,5/(14n + 36,5) x 100%

=> n = 3

Vậy công thức của X là C3H6

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

  • A
    5,42
  • B
    7.42
  • C
    5.72
  • D
    4,72

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nCO2 = 3,808 : 22,4 = 0,17 (mol)

nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 (mol)

=> no (trong ancol) = 0,3 – 0,17 = 0,13 (mol)

Lời giải chi tiết :

Câu 9 :

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là

  • A
    3,5 gam
  • B
    7,0 gam
  • C
    5,6 gam
  • D
    2,8 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật tăng giảm khối lượng

Lời giải chi tiết :

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là

  • A
    5,13 gam
  • B
    5,81 gam
  • C
    3,42 gam
  • D
    6,84 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nAl2O3 = 1,02 : 102 = 0,01 mol

Muối: Al2(SO4)3: 0,01 mol

Lời giải chi tiết :

nAl2O3 = 1,02 : 102 = 0,01 mol

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

nAl2O3 = nAl2(SO4)3

=> mmuối = 0,01.(27.2 + 96.3) = 3,42 gam

Câu 11 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO và dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng Ag thu được là

  • A
    8,64 gam
  • B
    6,48 gam
  • C
    12,96 gam
  • D
    4,32 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1 HCHO tạo ra 4 Ag

1 CH3CHO tạo ra 2 Ag

Lời giải chi tiết :

1 HCHO tạo ra 4 Ag

=> 0,01 mol HCHO tạo ra 0,04 mol Ag

1 CH3CHO tạo ra 2 Ag

=> 0,02 mol CH3CHO tạo ra 0,04 mol Ag

=> Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng Ag thu được = 108 .(0,04 + 0,04) = 8,64 gam

Câu 12 :

Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ancol bậc 2 tác dụng với CuO tạo ra xeton

Lời giải chi tiết :

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng số mol bằng tổng số mol của X và O2 tham gia phản ứng. Số nguyên tử hidro (H) có trong X là

  • A
    8
  • B
    6
  • C
    4
  • D
    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CxH2y + (2x+y)/2O2 → xCO2 + yH2O

Giả sử mol CxHy là 1

=> 1 + (2x + y)/2 = x + y

Lời giải chi tiết :

CxH2y + (2x+y)/2 O2 → xCO2 + yH2O

Giả sử mol CxHy là 1 mol

=> 1 + (2x+y)/2 = x + y

=> 2 + 2x + y = 2x + 2y

=> y =2

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm Al2O3 (0,12 mol), Mg (0,2 mol), Zn (0,1 mol). Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 23,54g. Số mol HNO3 phản ứng là

  • A
    0,96 mol
  • B
    1,47 mol
  • C
    1,11 mol
  • D
    0,75 mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhận xét: mX = mtăng = 23,54 gam

=> Không có khí thoát ra

=> Sản phẩm khử là NH4NO3

Bảo toàn electron: 8nNH4NO3 = 2nMg + 2nZn

nHNO3 = 10nNH4NO3 + 2nO = 1,47

Lời giải chi tiết :

Ta thấy: mX = mtăng = 23,54 gam

=> Không có khí thoát ra

=> Sản phẩm khử là NH4NO3

- Bảo toàn electron: 8nNH4NO3 = 2nMg + 2nZn

=> nNH4NO3 = 0,075 mol

=> nHNO3 = 10nNH4NO3 + 2nO = 1,47 mol

Câu 15 :

Nhận định nào sau đây sai?

  • A
    Dung dịch HF hòa tan được SiO2
  • B
    Trong các hợp chất, ngoài mức oxi hóa là -1, flo và clo còn có số oxi hóa là +1, +3, +5, +7
  • C
    Muối AgF tan được trong nước
  • D
    Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Flo là nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Đáp án B sai vì Flo là nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn

=> Trong hợp chất chỉ có số oxi hóa là -1

Câu 16 :

Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2

  • A
    7
  • B
    8
  • C
    6
  • D
    9

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 đặc, nóng

Lời giải chi tiết :

Câu 17 :

Cho các dung dịch NaOH, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4 được dán nhãn X, Y, Z, T không theo thứ tự. Thực hiện các thí nghiệm đối với 4 dung dịch X, Y, Z, T và có kết quả như bảng sau

Chất

X

Y

Z

T

↑: khí thoát ra

↓: kết tủa

(+): có phản ứng

X

(-)

(+)

Y

(-)

(-)

Các dung dịch Y, T lần lượt là

  • A
    Na2CO3, NaHSO4
  • B
    BaCl2, NaOH
  • C
    BaCl2, NaHSO4
  • D
    Na2CO3, NaOH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X + Y → kết tủa

X + Z → khí

Lời giải chi tiết :

Ta có:

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 + H2O

=> X là Na2CO3, Y là BaCl2, Z là NaHSO4

=> T là NaOH

Câu 18 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI

(2) Axit HF tác dụng với SiO2

(3) Cho khí Cl2 tác dụng với khí H2S

(4) Khí SO2 tác dụng với nước Cl2

(5) KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

(6) Cho H2O2 vào dung dịch KMnO4/H2SO4

(7) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

  • A
    4
  • B
    6
  • C
    5
  • D
    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình của từng phản ứng

Lời giải chi tiết :

(1) O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2

(2) 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

(3) Cl2 + H2S → 2HCl + S

(4) SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

(5) KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O

(6) H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + O2 + K2SO4 + 4H2O

(7) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

=> Có 5 thí nghiệm tạo ra đơn chất

Câu 19 :

Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau.

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa

- Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, to)

- Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1

Giá trị của x là

  • A
    18,48 gam
  • B
    21,12 gam
  • C
    17,68 gam
  • D
    19,80 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol của 3 chất lần lượt là a, b, c mol

- Phần 1: 159a + 240b = 20,76

- Phần 2: 3a + 2b = 0,24

- Phần 3: 4a +  2b + 3c = 2a + b + 4c

Lời giải chi tiết :

Câu 20 :

Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

  • A
    1 : 2
  • B
    2 : 1
  • C
    1 : 1
  • D
    2 : 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Y: FeS, Fe dư, S dư

             Z: H2, H2S

Bước 2: Tính tỉ lệ mol của H2 và H2S

Bước 3: Giả sử số mol của 2 khí

Bước 4: Bảo toàn mol Fe để tính mol Fe ban đầu

Bước 5: Lập luận phản ứng tính theo nguyên tố S

Bước 5: Tính mol S ban đầu

Lời giải chi tiết :

close