Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 12 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xt Ni, nung nóng) thu được

  • A

    HCOOH.

  • B

    CH3OH.         

  • C

    CH3CH2OH.

  • D

    CH3COOH.

Câu 2 :

Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?

  • A

    NH4+

  • B

    HCl

  • C

    H3O+

  • D

    NaOH

Câu 3 :

Chất X có CTCT như hình bên. X có tên gọi

  • A

    4 – metylphenol.

  • B

    2 – metylphenol.

  • C

    5 – metylphenol.

  • D

    3 – metylphenol.

Câu 4 :

Oxit nào sau đây không tạo muối?

  • A
    CO2
  • B
    Mn2O7
  • C
    CO. 
  • D
    SiO2
Câu 5 :

Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:

  • A
    a + b = c + d.
  • B
    a + 2b = c + 2d.           
  • C
    a + 2b = c + d.
  • D
    a + 2b = - c - 2d.
Câu 6 :

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

  • A
    Fe, Al
  • B
    Zn, Pb
  • C
    Mn, Ni
  • D
    Cu, Ag
Câu 7 :

Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.  
  • B
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
  • C
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.        
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Câu 8 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Câu 9 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Câu 10 :

Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là

  • A

    có kết tủa xanh.

  • B

    có kết tủa nâu đen.

  • C

    có kết tủa trắng.

  • D

    có kết tủa vàng.

Câu 11 :

Chọn định nghĩa đúng về axit no, đơn chức

  • A

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

  • B

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

  • C

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.

  • D

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH.

Câu 12 :

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm

  • A

    CO2  +  C $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2CO

  • B

    C  +  H2O $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO  + H2

  • C

    HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

  • D

    CH3COOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$2CO + 2H2

Câu 13 :

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

  • A
    Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.             
  • B
    Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.
  • C
    Al, FeCO3, HI, CaO, FeO. 
  • D
    Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.
Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Câu 15 :

Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là

  • A

    2, 2, 3.

  • B

    2, 3, 4.

  • C

    2, 4, 3.

  • D

    2, 3, 2.

Câu 16 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Câu 17 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Câu 18 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Câu 19 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Câu 20 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Câu 21 :

Tên gọi của anđehit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là

  • A

    anđehit axetic

  • B

    metanal           

  • C

    axeton

  • D

    metanol

Câu 22 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Câu 23 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A

    isohexan.

  • B

    3-metylpent-3-en.

  • C

    3-metylpent-2-en.       

  • D

    2-etylbut-2-en.

Câu 24 :

Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là

  • A

    NaNO2 

  • B

    NH4NO3 

  • C

    NaNO3                  

  • D

    NH4NO2

Câu 25 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    10

Câu 26 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Câu 27 :

Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

  • A

    21.                    

  • B

    15.                     

  • C

    19.                     

  • D

    8.

Câu 28 :

Công thức cấu tạo của ancol C3H5(OH)3

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 29 :

Cho etin phản ứng với dung dịch brom dư thu được sản phẩm là

  • A

    CH2­Br – CH2Br.

  • B

    CHBr2 – CHBr2.

  • C

    CHBr = CHBr.

  • D

    CH2Br – CHBr2.

Câu 30 :

Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)

  • A
    12
  • B
    13
  • C
    10
  • D
    11
Câu 31 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A

    CnH2n – 2O3        

  • B

    CnH2n – 2O2         

  • C

    CnH2n – 2Oz              

  • D

    CnH2n O2

Câu 32 :

Cho các chất có CTCT như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2-OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

  • A

    X, Y, R, T.

  • B

    X, Z, T.

  • C

    Z, R, T.

  • D

    X, Y, Z, T.

Câu 33 :

Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?

  • A
    HCl, Fe(OH)3.
  • B
    KOH, CaCO3.
  • C
    CuCl2, AgNO3.           
  • D
    K2SO4, Ba(NO3)2.
Câu 34 :

Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?

  • A
    1s22s22p4.        
  • B
    1s22s22p6.        
  • C
    1s22s22p3 .        
  • D
    1s22s22p5.
Câu 35 :

Axit HNO3 là một axit

  • A
    yếu. 
  • B
    mạnh. 
  • C
    rất yếu. 
  • D
    trung bình.
Câu 36 :

Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

  • A

    0,50 gam            

  • B

    0,49 gam         

  • C

    9,40 gam                

  • D

    0,94 gam

Câu 37 :

Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau

TN1: cho (a + b) mol CaCl2 vào dd X

TN2: cho (a + b) mol Ca(OH)2 vào dd X

Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là

  • A

    Bằng nhau.    

  • B

    Ở TN1 < ở TN2. 

  • C

    Ở TN1 > ở TN2.

  • D

    Không so sánh được.

Câu 38 :

Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là

  • A

    21,7 gam.

  • B

    20,7 gam.       

  • C

    23,0 gam.       

  • D

    18,4 gam.

Câu 39 :

Propan-1-ol có công thức cấu tạo là

  • A

    CH3-CHOH-CH3

  • B

    CH3-CH2-O-CH­3

  • C

    CH3-CH2-CH2OH

  • D

    CH3-CH2OH

Câu 40 :

Cho 11,2 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Xác định giá trị của a để sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa:

  • A

    0,30    

  • B

    0,15    

  • C

    0,20    

  • D

    0,10

Câu 41 :

Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?

  • A

    (3) và (4).

  • B

    (1), (2) và (3).

  • C

    (1) và (2).

  • D

    (2), (3) và (4).

Câu 42 :

Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 5,6 lít CO­2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:

  • A

    1,50M

  • B

    1,75M

  • C

    1,25M

  • D

    1,00M

Câu 43 :

Cho 0,01 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A
    Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam
  • B
    Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol
  • C
    Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol
  • D
    Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6 - trinitrophenol
Câu 44 :

Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu

  • A

    xanh

  • B

    hồng

  • C

    trắng

  • D

    không màu

Câu 45 :

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C3H4 và C4H6

  • B

    CH6 và C5H8

  • C

    C2H2 và C4H6

  • D

    C2H2 và C3H4

Câu 46 :

Ankan

  • A

    1,1,3-trimetylheptan.           

  • B

    2,4-đimetylheptan.

  • C

    2-metyl-4-propylpentan. 

  • D

    4,6-đimetylheptan.

Câu 47 :

Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H­2. Giá trị của a là:

  • A

    0,15    

  • B

    0,05    

  • C

    0,20                

  • D

    0,10

Câu 48 :

Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là

  • A

    0,025.

  • B

    0,015.

  • C

    0,01.

  • D

    0,02.

Câu 49 :

Tiến hành 2 thí nghiệm sau

TN1: cho 6 gam ancol mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na thu được 0,075 gam H2

TN2: cho 6 gam A tác dụng với 2m gam Na thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

  • A

    CH3OH.

  • B

    C3H7OH.

  • C

    C3H5OH.

  • D

    C4H9OH.

Câu 50 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Các chất trong dung dịch G và kết tủa F là

  • A

    NaOH và Al(OH)3.          

  • B

    NaOH, NaAlO2 và Al(OH)3.

  • C

    NaAlO2 và BaCO3.              

  • D

    Ba(OH)2, NaOH và BaCO3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xt Ni, nung nóng) thu được

  • A

    HCOOH.

  • B

    CH3OH.         

  • C

    CH3CH2OH.

  • D

    CH3COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

CH3CHO + H2 $\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}$ CH3CH2OH

Câu 2 :

Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?

  • A

    NH4+

  • B

    HCl

  • C

    H3O+

  • D

    NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo A-rê-ni-ut, axit là chất phân li ra H+ => HCl là axit

Câu 3 :

Chất X có CTCT như hình bên. X có tên gọi

  • A

    4 – metylphenol.

  • B

    2 – metylphenol.

  • C

    5 – metylphenol.

  • D

    3 – metylphenol.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đánh số từ nhóm OH => tên gọi: 3-metylphenol

Câu 4 :

Oxit nào sau đây không tạo muối?

  • A
    CO2
  • B
    Mn2O7
  • C
    CO. 
  • D
    SiO2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CO là một oxit trung tính nên không có khả năng tạo muối.

Câu 5 :

Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:

  • A
    a + b = c + d.
  • B
    a + 2b = c + 2d.           
  • C
    a + 2b = c + d.
  • D
    a + 2b = - c - 2d.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: ∑n(+) = ∑n(-)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X ta có:

=> a + 2b = c + 2d

Câu 6 :

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

  • A
    Fe, Al
  • B
    Zn, Pb
  • C
    Mn, Ni
  • D
    Cu, Ag

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ một số KL bị thụ động với HNO­đặc nguội như Al, Fe, Cr

Lời giải chi tiết :

Al, Fe là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội

Câu 7 :

Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.  
  • B
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
  • C
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.        
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nắm được cách chuyển đổi từ phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn

Lời giải chi tiết :

Phương trình ion rút gọn của phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O là:

OH- + H+ → H2O

A. 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2

B. OH- + NH4+ → NH3 + H2O

C. OH- + H+ → H2O

D. OH- + HCO3- → CO32- + H2O

Câu 8 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng giảm đi.

Câu 9 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhận xét sai là: Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Ví dụ như chất CH3 – O – CH3 đều chỉ có các liên kết đơn nhưng không phải là ankan.

Câu 10 :

Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là

  • A

    có kết tủa xanh.

  • B

    có kết tủa nâu đen.

  • C

    có kết tủa trắng.

  • D

    có kết tủa vàng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cho axetilen vào dung dịch AgNO3 :

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓vàng nhạt + 2NH4NO3

=> phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt

Câu 11 :

Chọn định nghĩa đúng về axit no, đơn chức

  • A

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

  • B

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

  • C

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.

  • D

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Định nghĩa đúng về axit no, đơn chức là : Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

Câu 12 :

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm

  • A

    CO2  +  C $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2CO

  • B

    C  +  H2O $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO  + H2

  • C

    HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

  • D

    CH3COOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$2CO + 2H2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm là HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

Câu 13 :

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

  • A
    Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.             
  • B
    Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.
  • C
    Al, FeCO3, HI, CaO, FeO. 
  • D
    Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với các chất khử (chất có khả năng tăng số oxi hóa)

Lời giải chi tiết :

A đúng

B loại CuO, CaCO3

C loại CaO

D loại Fe2O3

Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)

Lời giải chi tiết :

nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH

Câu 15 :

Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là

  • A

    2, 2, 3.

  • B

    2, 3, 4.

  • C

    2, 4, 3.

  • D

    2, 3, 2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin, cộng anken và ankađien

Lời giải chi tiết :

Propen: CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3 + CH2Cl-CH2-CH3

Propin: CH≡C-CH3 + HCl →  CH2=CCl-CH3 + CHCl=CH-CH3 (có đphh)

=> propin thu được 3 sản phẩm

Đivinyl: CH2=CH-CH=CH2 có 2 kiểu cộng 1,2 và cộng 1,4 (xem lại lí thuyết ankađien)

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH2=CH-CH2-CH2Cl + CH2=CH-CHCl-CH3

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CHCl (có đphh)

=> đivinyl thu được 4 sản phẩm

Câu 16 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X thuộc dãy đồng đẳng của ankan.

Câu 17 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- HCHO là những chất khí tan tốt trong nước

- CH3OH và C2H5HO là những chất lỏng

Câu 18 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2n+2O (n ≥ 1)

Câu 19 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit panmitic có CTPT là C15H31COOH.

Câu 20 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 thu được = nCO + nCO2 bđ

Hay V CO2 thu được = VCO + VCO2 bđ = 1 lít

Câu 21 :

Tên gọi của anđehit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là

  • A

    anđehit axetic

  • B

    metanal           

  • C

    axeton

  • D

    metanol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Anđehit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là HCHO => tên gọi: metanal

Câu 22 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CTPT: C3nH4nO3n  

Với n = 1 => C3H4O3 loại vì số O lẻ (axit cacboxylic không chứa tạp chức có số O chẵn)

Với n = 2 => C6H8O6 => CTCT: C3H5(COOH)3 phù hợp đáp án C

Với n = 3 => C9H12O9 loại vì số O lẻ và số C lớn không có đáp án phù hợp

Câu 23 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A

    isohexan.

  • B

    3-metylpent-3-en.

  • C

    3-metylpent-2-en.       

  • D

    2-etylbut-2-en.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đánh số C từ vị trí gần nối đôi hơn

$\mathop C\limits^5 {H_3}-\mathop C\limits^4 {H_2}-\mathop C\limits^3 \left( {C{H_3}} \right) = \mathop C\limits^2 H-\mathop C\limits^1 {H_3}$

- Gọi tên: 3-metylpent-2-en

Câu 24 :

Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là

  • A

    NaNO2 

  • B

    NH4NO3 

  • C

    NaNO3                  

  • D

    NH4NO2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là: NaNO3

Câu 25 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    10

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đề bài hỏi đồng phân cấu tạo => không đếm đồng phân hình học

1. CH2=CH-CH2-CH2-CH3

2. CH3-CH=CH-CH2-CH3

3. CH2=C(CH3)-CH2-CH3

4. (CH3)2C=CH-CH3

5. (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 26 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.

Câu 27 :

Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

  • A

    21.                    

  • B

    15.                     

  • C

    19.                     

  • D

    8.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0

+) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

+) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng

Lời giải chi tiết :

Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0

$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$

=> PTHH:  FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

=> hệ số của HNO3 là 8

Câu 28 :

Công thức cấu tạo của ancol C3H5(OH)3

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện bền của ancol:

+ nhóm -OH đính vào C no

+ chỉ có 1 nhóm -OH đính vào 1 cacbon

Lời giải chi tiết :

Vì ancol có 3 nhóm OH mà mỗi nhóm OH chỉ đúng vào 1C => mỗi nguyên tử C có 1 nhóm OH

Câu 29 :

Cho etin phản ứng với dung dịch brom dư thu được sản phẩm là

  • A

    CH2­Br – CH2Br.

  • B

    CHBr2 – CHBr2.

  • C

    CHBr = CHBr.

  • D

    CH2Br – CHBr2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

Câu 30 :

Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)

  • A
    12
  • B
    13
  • C
    10
  • D
    11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ số mol của Ba(OH)2 và NaOH \( \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}}\)

\( \to {\text{[}}O{H^ - }{\text{] = }}\dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{0,3}}\)

Mà [OH-].[H+] = 10-14

\( \to [{H^ + }] \to pH\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\)

\( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\)

\( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\)

Mà [OH-].[H+] = 10-14

\( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\)

\( \to pH =  - \log {10^{ - 13}} = 13\)  

Câu 31 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A

    CnH2n – 2O3        

  • B

    CnH2n – 2O2         

  • C

    CnH2n – 2Oz              

  • D

    CnH2n O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng đốt cháy axit cacboxylic

Lời giải chi tiết :

Vì naxit = nCO2 – nH2O => trong CTPT của X có 2 liên kết pi => X no, 2 chức hoặc X có 1 nối đôi C=C và 1 chức –COOH

Câu 32 :

Cho các chất có CTCT như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2-OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

  • A

    X, Y, R, T.

  • B

    X, Z, T.

  • C

    Z, R, T.

  • D

    X, Y, Z, T.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những chất tấc dụng với dd Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là những ancol có nhóm –OH liền kề

HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH(OH)-CH2OH (T)

Câu 33 :

Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?

  • A
    HCl, Fe(OH)3.
  • B
    KOH, CaCO3.
  • C
    CuCl2, AgNO3.           
  • D
    K2SO4, Ba(NO3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:

Phản ứng trao đổi xảy ra khi thỏa mãn ít nhất 1 trong 3 điều kiện sau:

1. Tạo chất khí

2. Tạo kết tủa

3. Tạo chất điện li yếu

Lời giải chi tiết :

A. Có phản ứng vì tạo chất điện li yếu (H2O).

B. Không phản ứng vì không thỏa mãn 3 điều kiện của phản ứng trao đổi.

C. Có phản ứng vì tạo kết tủa (AgCl).

D. Có phản ứng vì tạo được kết tủa BaSO4.

Câu 34 :

Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?

  • A
    1s22s22p4.        
  • B
    1s22s22p6.        
  • C
    1s22s22p3 .        
  • D
    1s22s22p5.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nito có cấu hình e là: 1s22s22p3

Câu 35 :

Axit HNO3 là một axit

  • A
    yếu. 
  • B
    mạnh. 
  • C
    rất yếu. 
  • D
    trung bình.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit HNO3 là một axit mạnh

Câu 36 :

Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

  • A

    0,50 gam            

  • B

    0,49 gam         

  • C

    9,40 gam                

  • D

    0,94 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol Cu(NO3)2 là x => tính số mol các khí theo x

+) mgiảm = mkhí sinh ra = mNO2 + mO2 => tính x

Lời giải chi tiết :

2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

      x           →         x    →    2x  →  0,5x

mgiảm = mkhí sinh ra = mNO2 + mO2 => 2x.46 + 0,5x.32 = 0,54  => x = 0,005 mol

=> mCu(NO3)2 = 0,94 gam

Câu 37 :

Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau

TN1: cho (a + b) mol CaCl2 vào dd X

TN2: cho (a + b) mol Ca(OH)2 vào dd X

Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là

  • A

    Bằng nhau.    

  • B

    Ở TN1 < ở TN2. 

  • C

    Ở TN1 > ở TN2.

  • D

    Không so sánh được.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TN1: chỉ có Na2CO3 phản ứng: nCaCO3 = nNa2CO3 

TN2: cả 2 chất đều phản ứng

NaHCO3  + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Lời giải chi tiết :

TN1: chỉ có Na2CO3 phản ứng: nCaCO3 = nNa2CO3 = b mol

TN2: cả 2 chất đều phản ứng

NaHCO3  + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O

    a       →       a         →     a

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

    b      →      b       →     b

=> ở TN2 thu được kết tủa nhiều hơn ở TN1

Câu 38 :

Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là

  • A

    21,7 gam.

  • B

    20,7 gam.       

  • C

    23,0 gam.       

  • D

    18,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nNa = 2.nH2 = 0,3 mol

+) tăng giảm khối lượng: mmuối = maxit + 22.0,3

Lời giải chi tiết :

PTTQ: R(COOH)x + xNa → R(COONa)x + x/2 H2

=> nNa = 2.nH2 = 0,3 mol

Sử dụng tăng giảm khối lượng: mmuối = maxit + 22.0,3 = 23 gam

Câu 39 :

Propan-1-ol có công thức cấu tạo là

  • A

    CH3-CHOH-CH3

  • B

    CH3-CH2-O-CH­3

  • C

    CH3-CH2-CH2OH

  • D

    CH3-CH2OH

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Propan-1-ol có công thức cấu tạo là CH3-CH2-CH2OH

Câu 40 :

Cho 11,2 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Xác định giá trị của a để sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa:

  • A

    0,30    

  • B

    0,15    

  • C

    0,20    

  • D

    0,10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

TH1: thu được 1 muối CO32- => nCa2+ = nCaCO3

Kiểm tra lại: nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH

Mà thu được muối CO32- thì nOH- \( \ge \) 2.nCO2 => 0,4\( \ge \) 2.0,5 (vô lí) => loại trường hợp này

TH2: thu được 2 muối HCO3- và CO32-

+) Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,5 mol;  nCaCO3 = 0,1 mol

TH1: thu được 1 muối CO32-

=> nCa2+ = nCaCO3 = 0,1 mol => a = 0,1

Kiểm tra lại:

nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH = 2.0,1 + 0,2 = 0,4 mol

Mà thu được muối CO32- thì nOH- \( \ge \) 2.nCO2 => 0,4\( \ge \) 2.0,5 (vô lí) => loại trường hợp này

TH2: thu được 2 muối HCO3- và CO32-

Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)=> 2a + 0,2 – 0,5 = 0,1 => a = 0,2 mol

Câu 41 :

Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?

  • A

    (3) và (4).

  • B

    (1), (2) và (3).

  • C

    (1) và (2).

  • D

    (2), (3) và (4).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2-metylbut-1-en (1) => có 5C và 1 nối đôi => CTPT: C5H10

3,3-đimetylbut-1-en (2) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-1-en (3) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-2-en (4) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

=> những chất là đồng phân của nhau là: (2), (3) và (4)

Câu 42 :

Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 5,6 lít CO­2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:

  • A

    1,50M

  • B

    1,75M

  • C

    1,25M

  • D

    1,00M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng

+) nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,05 mol

Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

                        0,125                    ←                  0,25

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,05   →   0,025

=> nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư = 0,025 + 0,125 = 0,15 mol

=> CM = 0,15 / 0,1 = 1,5M

Câu 43 :

Cho 0,01 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A
    Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam
  • B
    Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol
  • C
    Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol
  • D
    Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6 - trinitrophenol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH

Lời giải chi tiết :

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(O2N)3OH + 3H2O

0,01      →    0,03                  → 0,01

→ maxit picric  = 2,29 gam → A sai

Câu 44 :

Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu

  • A

    xanh

  • B

    hồng

  • C

    trắng

  • D

    không màu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính toán theo PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

+ Dung dịch sau phản ứng có môi trường kiềm thì phenolphtalein chuyển màu hồng

+ Dung dịch sau phản ứng có môi trường axit hoặc trung tính thì phenolphtalein không đổi màu

Lời giải chi tiết :

pOH = 14 – pH = 2 => CM NaOH = (OH-) = 0,01M

nNaOH = 0,1.0,01 = 0,001 mol

PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

Pư:          0,001       0,001

Do phản ứng vừa đủ nên sau khi đun sôi thì NH3 bay hơi hết, dung dịch thu được chỉ còn lại NaCl có môi trường trung tính nên không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein

Câu 45 :

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C3H4 và C4H6

  • B

    CH6 và C5H8

  • C

    C2H2 và C4H6

  • D

    C2H2 và C3H4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) mbình tăng = mCO2 + mH2O 

+) nankin = nCO2 – nH2O

+) số C trung bình = nCO2 / nankin => trong X có C2H2

Vì hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỉ lệ 1 : 3 => xét 2 TH

TH1: nC2H2 = 0,02 mol => nCnH2n-2 = 0,06 mol

TH2: nC2H2 = 0,06 mol; nCnH2n-2 = 0,02 mol

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = 0,2 mol => nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 10,96 gam => mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16 gam => nH2O = 0,12 mol

=> nankin = nCO2 – nH2O = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 0,2 / 0,08 = 2,5 => trong X có C2H2. Gọi ankin còn lại là CnH2n-2

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3

TH1: nC2H2 = 0,02 mol => nCnH2n-2 = 0,06 mol

=> Bảo toàn C: 0,02.2 + 0,06n = 0,2 => n = 2,67 (loại)

TH2: nC2H2 = 0,06 mol; nCnH2n-2 = 0,02 mol

=> Bảo toàn C: 0,06.2 + 0,02n = 0,2 => n = 4 => ankin còn lại là C4H6

Câu 46 :

Ankan

  • A

    1,1,3-trimetylheptan.           

  • B

    2,4-đimetylheptan.

  • C

    2-metyl-4-propylpentan. 

  • D

    4,6-đimetylheptan.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

- Đánh số vị trí C sao cho tổng số mạch nhánh là nhỏ nhất:

=> tên của X là: 2,4-đimetylheptan

Câu 47 :

Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H­2. Giá trị của a là:

  • A

    0,15    

  • B

    0,05    

  • C

    0,20                

  • D

    0,10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X đơn chức nhưng nAg = 3nX => X có nhóm CH≡C – đầu mạch

+) Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag

=> X là CH≡C – CH = CH – CHO  (có tổng là 4π)

+) nH2 = 4nX = 0,2 mol

Lời giải chi tiết :

X đơn chức nhưng nAg = 3nX

=> X có nhóm CH≡C – đầu mạch

=> Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag

=> mkết tủa = 0,1.(R + 194) + 0,2.108 = 43,6

=> R = 26 (C2H2)

=> X là CH≡C – CH = CH – CHO  (có tổng là 4π)

=>Thí nghiệm 2 : nX= 0,05 mol

=> nH2 = 4nX = 0,2 mol

Câu 48 :

Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là

  • A

    0,025.

  • B

    0,015.

  • C

    0,01.

  • D

    0,02.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2nMg2+ + nNa+ = nCl- + 2nSO42-

=> 0,02.2 + 0,03.1 = 0,03.1 + 2y

=> y = 0,02

Câu 49 :

Tiến hành 2 thí nghiệm sau

TN1: cho 6 gam ancol mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na thu được 0,075 gam H2

TN2: cho 6 gam A tác dụng với 2m gam Na thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

  • A

    CH3OH.

  • B

    C3H7OH.

  • C

    C3H5OH.

  • D

    C4H9OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X tác dụng với m gam Na tạo 0,075 gam H2 mà  2m gam Na tạo không tới 0,1 gam H2  

→ TN1 Na hết, ancol dư, TN2 ancol hết, Na dư

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với m gam Na tạo 0,075 gam H2 mà  2m gam Na tạo không tới 0,1 gam H2  

→ TN1 Na hết, ancol dư, TN2 ancol hết, Na dư

TN2:  ${n_{{H_2}}}$<$\frac{{0,1}}{2}$   = 0,05 mol → nancol  < 0,05.2 = 0,1 mol 

→  M >$\frac{6}{{0,1}}$  = 60

TN1: ${n_{{H_2}}}$> $\frac{{0,075}}{2}$= 0,0375  → nancol  > 0,075 → M < 80

→ 60 < 14n + 2 < 80 → 3 < n < 4,43 → n = 4

→ ancol là C4H9OH

Câu 50 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Các chất trong dung dịch G và kết tủa F là

  • A

    NaOH và Al(OH)3.          

  • B

    NaOH, NaAlO2 và Al(OH)3.

  • C

    NaAlO2 và BaCO3.              

  • D

    Ba(OH)2, NaOH và BaCO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phản ứng hóa học => xác định sản phẩm sau phản ứng

Lời giải chi tiết :

(Vì E tan 1 phần trong kiềm => trong E chứa Al2O3 còn dư => dung dịch Z không còn Ba(OH)2

close