Trắc nghiệm Bài 9. Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở - Vật Lí 11

Đề bài

Câu 1 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D

    \(I = {U^R}\)

Câu 2 :

Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 3 :

Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?

  • A

    R = R1 + R2

  • B

    U = U1 + U2

  • C

    I = I1 + I2

  • D

    \({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)

Câu 4 :

Cho đoạn mạch gồm R1 mắc song song với R2, biểu thức nào sau đây là đúng?

  • A

    R = R1 + R2

  • B

    U = U1 + U2

  • C

    I = I1 = I2

  • D

    \(R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Câu 5 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó: R1 = R2 = 4$\Omega $, R3 = 6$\Omega $, R4 = 3$\Omega $, R5 = 10$\Omega $

Tính điện trở  tương đương của đoạn mạch AB?       

  • A

    27$\Omega $

  • B

    12$\Omega $

  • C

    10$\Omega $

  • D

    9$\Omega $

Câu 6 :

Cho mạch điện như hình vẽ.

R1 = 2,4$\Omega $, R2 = 14$\Omega $, R3 = 4$\Omega $, R4 = R5 = 6$\Omega $, I3 = 2A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB là?

  • A

    30V

  • B

    14V

  • C

    20V

  • D

    8V

Câu 7 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó R1 = R3 = R5 = 3$\Omega $, R2 = 8$\Omega $, R4 = 6$\Omega $, U = 12V.

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch AB là?

  • A

    2A

  • B

    0,5A

  • C

    1,5A

  • D

    3A

Câu 8 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó R1 = 8$\Omega $, R3 = 10$\Omega $, R2 = R4 = R5 = 20$\Omega $, I3 = 2A. Tổng trở của mạch và hiệu điện thế qua R2 là?

  • A

    3,2 $\Omega $ và 60V

  • B

    6,4 $\Omega $ và 60V

  • C

    6,4 $\Omega $ và 30V

  • D

    64 $\Omega $ và 60V

Câu 9 :

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau:

Biết $R_1 = 1\Omega $, $R_2 = 2,4\Omega $,  $R_3 = 2\Omega $, $R_4 = 5\Omega $, $R_5 = 3\Omega $

  • A

    $1\Omega $

  • B

    $0,5\Omega $

  • C

    $0,8\Omega $

  • D

    $1,5\Omega $

Câu 10 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

R1 = R2 = R3 = 6$\Omega $, R4 = 2$\Omega $. Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?

  • A

    \(R = 20\Omega \)

  • B

    \(R = \frac{9}{5}\Omega \)

  • C

    \(R = \frac{{10}}{3}\Omega \)

  • D

    \(R = 14\Omega \)

Câu 11 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

\(U_{MN}= 4V\), \(R_1=R_2=2\Omega\), \(R_3=R_4=R_5=1\Omega\), RA = 0, RV = ∞. Số chỉ của ampe kế và vôn kế là?

  • A

    0,5A, 1V

  • B

    1A, 2V

  • C

    2A, 1V

  • D

    1A, 4V

Câu 12 :

Cho mạch điện như hình vẽ

Biết 3 vôn kế giống nhau, UV = 5V, UV2 = 1V. Số chỉ của vôn kế V1 là bao nhiêu?

  • A

    0,5V

  • B

    1V

  • C

    2V

  • D

    4V

Câu 13 :

Có hai loại điện trở 5$\Omega $ và 7$\Omega $. Số điện trở mỗi loại sao cho khi ghép nối tiếp ta được điện trở tổng cộng 95$\Omega $ với số điện trở là nhỏ nhất là?

  • A

    15

  • B

    17

  • C

    19

  • D

    11

Câu 14 :

Một mạch điện gồm vô hạn những nhóm cấu tạo từ 3 điện trở giống nhau r như hình vẽ. Điện trở tương đương của mạch điện là bao nhiêu? Coi rằng việc bỏ đi nhóm điện trở (1) thì cũng không làm thay đổi điện trở tương đương của toàn mạch.

  • A

    \(R = \sqrt 3 r\)

  • B

    \(R = r - \sqrt 3 r\)

  • C

    \(R = r + \sqrt 3 r\)

  • D

    \(R = 3r\)

Câu 15 :

Cho mạch điện như hình vẽ: R2 = 10$\Omega $, UMN = 30V. Biết khi K1 đóng, K2 mở ampe kế chỉ 1A. Khi K1 mở, K2 đóng thì ampe kế A chỉ 2A. Số chỉ của ampe kế A khi cả 2 khóa K1 và K2 cùng đóng là?

  • A

    3A

  • B

    6A

  • C

    4A

  • D

    2A

Câu 16 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Biết R3 = R4. Nếu nối hai đầu AB vào hiệu điện thế 120V thì cường độ dòng điện qua R2 là 2A và UCD = 30V. Nếu nối hai đầu CD vào hiệu điện thế 120V thì UAB = 20V. R1 có giá trị là?

  • A

    3$\Omega $

  • B

    6$\Omega $

  • C

    4$\Omega $

  • D

    2$\Omega $

Câu 17 :

Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động E của nguồn điện là:

  • A

    E = 14,50 (V)

  • B

    E = 12,00 (V)

  • C

    E = 12,25 (V)

  • D

    E = 11,75 (V)

Câu 18 :

Cho mạch đện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 24V, điện trở trong r = 4 Ω, R = 3Ω, Rx là biến trở có giá trị từ 0 đến 100Ω. Tìm Rx để công suất mạch ngoài là PN = 20W.

  • A

    12 Ω

  • B

    2,2 Ω

  • C

    17 Ω

  • D

    22 Ω

Câu 19 :

Cho mạch đện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 24V, điện trở trong r = 4 Ω, R = 3Ω, Rx là biến trở có giá trị từ 0 đến 100Ω. Tìm Rx để công suất mạch ngoài cực đại. Tính giá trị cực đại đó.

  • A

    \({R_x} = 1\Omega ;{P_{\max }} = 36{\rm{W}}\)

  • B

    \({R_x} = 2\Omega ;{P_{\max }} = 20{\rm{W}}\)

  • C

    \({R_x} = 1\Omega ;{P_{\max }} = 18{\rm{W}}\)

  • D

    \({R_x} = 2\Omega ;{P_{\max }} = 36{\rm{W}}\)

Câu 20 :

Một nguồn điện được mắc với điện trở \(4,8\,\,\left( \Omega  \right)\) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12\,\,\left( V \right)\). Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A

    \(I = 120\,\,\left( A \right)\)

  • B

    \(I = 12\,\,\left( A \right)\)

  • C

    \(I = 2,5\,\,\left( A \right)\)

  • D

    \(I = 25\,\,\left( A \right)\)

Câu 21 :

Một mạch kín gồm nguồn điện suất điện động \(E\), điện trở trong \(r\) và mạch ngoài có điện trở \(R\) có thể thay đổi. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài tăng từ \({R_1} = 3\,\,\left( \Omega  \right)\) đến \({R_2} = 10,5\,\,\left( \Omega  \right)\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:

  • A
    \(r = 6,75\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • B
    \(r = 10,5\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • C
    \(r = 7,5\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • D
    \(r = 7\,\,\left( \Omega  \right)\).
Câu 22 :

Mạch điện kín một chiều gồm mạch ngoài có biến trở R và nguồn có suất điện động và điện trở trong là \(E,r\). Khảo sát cường độ dòng điện theo R người ta thu được đồ thị như hình. Giá trị của E và r gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A
    \(12V;2\Omega \)
  • B
    \(6V;1\Omega \)
  • C
    \(10V;1\Omega \)
  • D
    \(20V;2\Omega \)  
Câu 23 :

Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị nào biểu diễn định luật Ohm cho điện trở của một vật rắn kim loại ở nhiệt độ không đổi?

  • A
    (2)
  • B
    (1)
  • C
    (3)
  • D
    (4)
Câu 24 :

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

  • A
     E và \(\frac{r}{n}\)
  • B
     E và nr.
  • C
     nE và nr.
  • D
     nE và \(\frac{r}{n}.\)
Câu 25 :

Một acquy có suất điện động là 3V, điện trở trong \(20{\mkern 1mu} {\rm{m}}\Omega ,\) khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là

  • A
     15A
  • B
     150A
  • C
     0,06A
  • D
     \(\frac{{20}}{3}A\)
Câu 26 :

Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 1) trong đó \({E_1} = 9V,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {r_1} = 1,2\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {E_2} = 3V,{\mkern 1mu} {r_2} = 0,4\Omega ;\) điện trở \(R = 28,4\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \({U_{AB}} = 6V\). Dòng điện chạy qua đoạn mạch có

  • A
     chiều từ A sang B, độ lớn 0,4A
  • B
     chiều từ B sang A, độ lớn 0,4A
  • C
     chiều từ A sang B, độ lớn 0,6A
  • D
     chiều từ B sang A, độ lớn 0,6A
Câu 27 :

Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện \({E_1},{r_1}\) và \({E_2},{r_2}\) mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch được tính theo công thức là

  • A
     \(I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)
  • B
     \(I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)
  • C
     \(I = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)
  • D
     \(I = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)
Câu 28 :

Đơn vị của suất điện động là

  • A
     Ampe (A)
  • B
     Vôn (V)
  • C
     Fara (F)
  • D
     Vôn/mét (V/m)
Câu 29 :

Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có

  • A
     suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
  • B
     suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
  • C
     điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
  • D
     điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài
Câu 30 :

Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong \(0,5\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(2,5\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A
     3A
  • B
     \(\frac{3}{5}{\rm{A}}\)
  • C
     0,5A
  • D
     2A

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D

    \(I = {U^R}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)

Câu 2 :

Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R} \to U = IR\)

=> Đồ thị có dạng của hàm số y = ax

Câu 3 :

Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?

  • A

    R = R1 + R2

  • B

    U = U1 + U2

  • C

    I = I1 + I2

  • D

    \({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì : khi R1 mắc nối tiếp với R2 thì I = I1 = I2

Câu 4 :

Cho đoạn mạch gồm R1 mắc song song với R2, biểu thức nào sau đây là đúng?

  • A

    R = R1 + R2

  • B

    U = U1 + U2

  • C

    I = I1 = I2

  • D

    \(R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi R1 mắc song song với R2 ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} \to R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\\U = {U_1} = {U_2}\\I = {I_1} + {I_2}\end{array}\)

Câu 5 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó: R1 = R2 = 4$\Omega $, R3 = 6$\Omega $, R4 = 3$\Omega $, R5 = 10$\Omega $

Tính điện trở  tương đương của đoạn mạch AB?       

  • A

    27$\Omega $

  • B

    12$\Omega $

  • C

    10$\Omega $

  • D

    9$\Omega $

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử chiều dòng điện từ A đến B.

Ta có: I qua R1 không bị phân nhánh => R1 mắc nối tiếp

Tại M, I bị phân nhánh, I’ qua R2, R3 không phân nhánh => (R2 nt R3 ) // R5

I qua R4 không phân nhánh

Vậy: đoạn mạch gồm: R1 nt [(R2 nt R3) // R5 ] nt R4

\({R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 4 + 6 = 10\Omega \)

\(\frac{1}{{{R_{235}}}} = \frac{1}{{{R_{23}}}} + \frac{1}{{{R_5}}} \to {R_{235}} = \frac{{{R_{23}}.{R_5}}}{{{R_{23}} + {R_5}}} = \frac{{10.10}}{{10 + 10}} = 5\Omega \)

Tổng trở của toàn mạch:

\(R = {R_1} + {R_{235}} + {R_4} = 4 + 5 + 3 = 12\Omega \)

Câu 6 :

Cho mạch điện như hình vẽ.

R1 = 2,4$\Omega $, R2 = 14$\Omega $, R3 = 4$\Omega $, R4 = R5 = 6$\Omega $, I3 = 2A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB là?

  • A

    30V

  • B

    14V

  • C

    20V

  • D

    8V

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

+ Áp dụng biểu thức cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song (Xem phần II + III)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta nhận thấy giữa hai điểm M, N không có điện trở => ta có thể chập lại thành một điểm khi đó mạch trở thành:

=> Đoạn mạch gồm: R1 nt (R2 // R4) nt (R3 // R5)

\(\frac{1}{{{R_{24}}}} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_4}}} \to {R_{24}} = \frac{{{R_2}{R_4}}}{{{R_2} + {R_4}}} = \frac{{14.6}}{{14 + 6}} = 4,2\Omega \)

\(\frac{1}{{{R_{35}}}} = \frac{1}{{{R_3}}} + \frac{1}{{{R_5}}} \to {R_{35}} = \frac{{{R_3}{R_5}}}{{{R_3} + {R_5}}} = \frac{{4.6}}{{4 + 6}} = 2,4\Omega \)

\(R = {R_1} + {R_{24}} + {R_{35}} = 2,4 + 4,2 + 2,4 = 9\Omega \)

Ta có: U3 = U5 = U35 = I3.R3 = 2.4 = 8V

\( \to {I_5} = \frac{{{U_5}}}{{{R_5}}} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}A \to {I_{35}} = {I_3} + {I_5} = 2 + \frac{4}{3} = \frac{{10}}{3}A\)

\(I = {I_1} = {I_{24}} = {I_{35}} = \frac{{10}}{3}A \to {U_{AB}} = IR = \frac{{10}}{3}.9 = 30V\)

Câu 7 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó R1 = R3 = R5 = 3$\Omega $, R2 = 8$\Omega $, R4 = 6$\Omega $, U = 12V.

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch AB là?

  • A

    2A

  • B

    0,5A

  • C

    1,5A

  • D

    3A

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Đặt tên các điểm như hình

Vẽ lại đoạn mạch, ta được:

Đoạn mạch gồm: R2 // [ R1 nt (R3 // R4) nt R5)

\(\frac{1}{{{R_{34}}}} = \frac{1}{{{R_3}}} + \frac{1}{{{R_4}}} \to {R_{34}} = \frac{{{R_3}{R_4}}}{{{R_3} + {R_4}}} = \frac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\Omega \)

\({R_{1345}} = {R_1} + {R_{34}} + {R_5} = 3 + 2 + 3 = 8\Omega \)

Tổng trở của mạch:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_{1345}}}} \to R = \frac{{{R_2}{R_{1345}}}}{{{R_2} + {R_{1345}}}} = \frac{{8.8}}{{8 + 8}} = 4\Omega \)

Cường độ dòng điện trong mạch:

 \(I = \frac{U}{R} = \frac{{12}}{4} = 3A\)

Câu 8 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó R1 = 8$\Omega $, R3 = 10$\Omega $, R2 = R4 = R5 = 20$\Omega $, I3 = 2A. Tổng trở của mạch và hiệu điện thế qua R2 là?

  • A

    3,2 $\Omega $ và 60V

  • B

    6,4 $\Omega $ và 60V

  • C

    6,4 $\Omega $ và 30V

  • D

    64 $\Omega $ và 60V

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Áp dụng biểu thức cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song (Xem phần II + III)

Lời giải chi tiết :

Vẽ lại mạch điện ta được:

Đoạn mạch gồm: R1 // ( R4 nt (R2 // (R3 nt R5)))

R35 = R3+ R5 = 10 + 20 = 30$\Omega $

\(\frac{1}{{{R_{235}}}} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_{35}}}} \to {R_{235}} = \frac{{{R_2}.{R_{35}}}}{{{R_2} + {R_{35}}}} = \frac{{20.30}}{{20 + 30}} = 12\Omega \)

R4235 = R4 + R235 = 20 + 12 = 32$\Omega $

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_{4235}}}} \to R = \frac{{{R_1}.{R_{4235}}}}{{{R_1} + {R_{4235}}}} = \frac{{8.32}}{{8 + 32}} = 6,4\Omega \)

Ta có: I3 = I5 = I35 = 2A

U2 = U235 = U35 = I35.R35 = 2.30 = 60V

Câu 9 :

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau:

Biết $R_1 = 1\Omega $, $R_2 = 2,4\Omega $,  $R_3 = 2\Omega $, $R_4 = 5\Omega $, $R_5 = 3\Omega $

  • A

    $1\Omega $

  • B

    $0,5\Omega $

  • C

    $0,8\Omega $

  • D

    $1,5\Omega $

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: $R = R_1 + R_2 + .... + R_n$

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, đoạn mạch gồm: \({R_1}\backslash \backslash ({R_2}nt({R_3}\backslash \backslash ({R_4}nt{R_5})))\)

+ \(\left( {{R_4}nt{R_5}} \right)\), ta suy ra: ${R_{45}} = {\rm{ }}{R_4} + {\rm{ }}{R_5} = {\rm{ }}5{\rm{ }} + {\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}8\Omega $

+\({R_3}\backslash \backslash {R_{45}}\), ta suy ra:

\(\dfrac{1}{{{R_{345}}}} = \dfrac{1}{{{R_3}}} + \dfrac{1}{{{R_{45}}}} \to {R_{345}} = \dfrac{{{R_3}{R_{45}}}}{{{R_3} + {R_{45}}}} = \dfrac{{2.8}}{{2 + 8}} = 1,6\Omega \)

+ \({R_2}nt{R_{345}}\) , ta suy ra:

${R_{2345}} = {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}{R_{345}} = {\rm{ }}2,4{\rm{ }} + {\rm{ }}1,6{\rm{ }} = {\rm{ }}4\Omega $

+ \({R_1}\backslash \backslash {R_{2345}}\), ta suy ra:

$\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_{2345}}}} \to R = \dfrac{{{R_1}{R_{2345}}}}{{{R_1} + {R_{2345}}}} = \dfrac{{1.4}}{{1 + 4}} = 0,8\Omega $

Câu 10 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

R1 = R2 = R3 = 6$\Omega $, R4 = 2$\Omega $. Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?

  • A

    \(R = 20\Omega \)

  • B

    \(R = \frac{9}{5}\Omega \)

  • C

    \(R = \frac{{10}}{3}\Omega \)

  • D

    \(R = 14\Omega \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Vì ampe kế có điện trở rất nhỏ nên M và B cùng điện thế

=> chập M và B mạch điện được vẽ lại như hình

Ta có: R2 // ((R1 nt (R3//R4))

\(\frac{1}{{{R_{34}}}} = \frac{1}{{{R_3}}} + \frac{1}{{{R_4}}} \to {R_{34}} = \frac{{{R_3}{R_4}}}{{{R_3} + {R_4}}} = \frac{{6.2}}{{6 + 2}} = 1,5\Omega \)

R134 = R1 + R34 = 6 + 1,5 = 7,5$\Omega $

Điện trở tương đương của toàn mạch:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_{134}}}} \to R = \frac{{{R_2}{R_{134}}}}{{{R_2} + {R_{134}}}} = \frac{{6.7,5}}{{6 + 7,5}} = \frac{{10}}{3}\Omega \)

Câu 11 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

\(U_{MN}= 4V\), \(R_1=R_2=2\Omega\), \(R_3=R_4=R_5=1\Omega\), RA = 0, RV = ∞. Số chỉ của ampe kế và vôn kế là?

  • A

    0,5A, 1V

  • B

    1A, 2V

  • C

    2A, 1V

  • D

    1A, 4V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Vẽ lại mạch điện ta được:

Ta có: R1 // ( R4 nt (R2 // (R3 nt R5)))

R35 = R3 + R5 = 1+1 = 2$\Omega $

\(\dfrac{1}{{{R_{235}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_{35}}}} \\\to {R_{235}} = \dfrac{{{R_2}{R_{35}}}}{{{R_2} + {R_{35}}}} = \dfrac{{2.2}}{{2 + 2}} = 1\Omega \)  

R4235 = R4 + R235 =  1 + 1 = 2$\Omega $

Tổng trở của mạch:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_{4235}}}} \\\to R = \dfrac{{{R_1}{R_{4235}}}}{{{R_1} + {R_{4235}}}} = \dfrac{{2.2}}{{2 + 2}} = 1\Omega \)

Ta có, số chỉ của ampe kế chính là cường độ dòng \(I_1\)

Mặt khác, ta có: UMN = U1 = U4235

\({I_1} = \dfrac{{{U_{MN}}}}{{{R_{1}}}} = \dfrac{4}{2} = 2{\rm{A}}\)

Số chỉ của vôn kế là U3 = I3R3

Ta có: U35 = UMN - U4 = 4 - 2.1= 2V

\( \to {I_{35}} = \dfrac{{{U_{35}}}}{{{R_{35}}}} = \dfrac{2}{2} = 1{\rm{A}} \\\to {{\rm{U}}_3} = {I_{35}}{R_3} = 1.1 = 1V\)

Câu 12 :

Cho mạch điện như hình vẽ

Biết 3 vôn kế giống nhau, UV = 5V, UV2 = 1V. Số chỉ của vôn kế V1 là bao nhiêu?

  • A

    0,5V

  • B

    1V

  • C

    2V

  • D

    4V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử các vôn kế có điện trở vô cùng lớn, khi đó mạch chỉ gồm các điện trở nối tiếp.

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{U_{CD}} = V = I.2R\\{U_{MN}} = {V_2} = 0\end{array} \right.\)

=> Vôn kế có điện trở RV không phải rất lớn so với R.

+ Xét đoạn mạch MN:

\({I_{V2}}{R_V} = {\rm{ }}1 \to {I_{V2}} = \dfrac{1}{{{R_V}}}\)

+ Xét đoạn mạch EF:

\(\begin{array}{l}{U_{EF}} = {I_{V1}}{R_V} = {I_{V2}}R + {U_{MN}} \\= {I_{V2}}R + 1 = \dfrac{R}{{{R_V}}} + 1\\ \to {I_{V1}} = \dfrac{R}{{R_V^2}} + \dfrac{1}{{{R_V}}}\end{array}\)

+ Xét đoạn mạch CD:

\(\begin{array}{l}{U_{CD}} = {I_1}R + {U_{EF}} \\= {I_1}R + \dfrac{R}{{{R_V}}} + 1 = 5\\ \leftrightarrow {I_1}R + \dfrac{R}{{{R_V}}} = 4 \\\leftrightarrow ({I_{V1}} + {I_{V2}})R + \dfrac{R}{{{R_V}}} = 4\\ \leftrightarrow \left( {\dfrac{R}{{R_V^2}} + \dfrac{1}{{{R_V}}} + \dfrac{1}{{{R_V}}}} \right)R + \dfrac{R}{{{R_V}}} = 4 \\\leftrightarrow \dfrac{{{R^2}}}{{R_V^2}} + \dfrac{{3R}}{{{R_V}}} = 4\\ \leftrightarrow {R^2} + 3{\rm{R}}{{\rm{R}}_V} - 4{\rm{R}}_V^2 = 0\\ \to R = {R_V}\end{array}\)  

Vậy

\({U_{EF}} = {\rm{ }}{I_{V1}}{R_V} = {\rm{ }}{I_{V2}}R{\rm{ }} + {\rm{ }}{U_{MN}} \\= \dfrac{R}{{{R_V}}}{\rm{ }} + {\rm{ }}1 = 2V\)

Câu 13 :

Có hai loại điện trở 5$\Omega $ và 7$\Omega $. Số điện trở mỗi loại sao cho khi ghép nối tiếp ta được điện trở tổng cộng 95$\Omega $ với số điện trở là nhỏ nhất là?

  • A

    15

  • B

    17

  • C

    19

  • D

    11

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

Lời giải chi tiết :

Gọi x, y lần lượt là số điện trở 5$\Omega $ và 7$\Omega $. (x, y là số nguyên không âm)

Theo đề bài, ta có:

\(5{\rm{x}} + 7y = 95 \to x = 19 - \frac{7}{5}y\)

vì \(x \ge 0 \to 19 - \frac{7}{5}y \ge 0 \to y \le 13,6{\rm{      }}(*)\)

Để x là số nguyên không âm thì y phải là bội của 5 hoặc y = 0 và thỏa mãn điều kiện (*) .

Vậy:

+ y = 0 thì x = 19

+ y = 5 thì x = 12

+ y = 10 thì x = 5

Vì tổng số điện trở nhỏ nhất => chọn x = 5 và y = 10.

Vậy cần ít nhất 5 điện trở loại 5$\Omega $ và 10 điện trở loại 7$\Omega $. tổng = 15 điện trở

Câu 14 :

Một mạch điện gồm vô hạn những nhóm cấu tạo từ 3 điện trở giống nhau r như hình vẽ. Điện trở tương đương của mạch điện là bao nhiêu? Coi rằng việc bỏ đi nhóm điện trở (1) thì cũng không làm thay đổi điện trở tương đương của toàn mạch.

  • A

    \(R = \sqrt 3 r\)

  • B

    \(R = r - \sqrt 3 r\)

  • C

    \(R = r + \sqrt 3 r\)

  • D

    \(R = 3r\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi R - điện trở tương đương của toàn mạch

Vì mạch điện có nhiều nhóm giống nhau nên nếu không kể nhóm (1) thì điện trở toàn mạch xem như cũng không đổi, nghĩa là vẫn bằng R.

Ta có mạch điện tương đương như hình vẽ

Ta có:

\(\begin{array}{l}R = 2{\rm{r  + }}\dfrac{{{\mathop{\rm R}\nolimits} {\rm{r}}}}{{R + r}} \\\to {R^2} - 2{\rm{r}}R - 2{{\rm{r}}^2} = 0\\\Delta ' = {r^2} + 2{{\rm{r}}^2} = 3{{\rm{r}}^2}\\ \to \left[ \begin{array}{l}R = r + \sqrt 3 r\\R = r - \sqrt 3 r < 0(loai)\end{array} \right. \\\to R = r + \sqrt 3 r\end{array}\)

Câu 15 :

Cho mạch điện như hình vẽ: R2 = 10$\Omega $, UMN = 30V. Biết khi K1 đóng, K2 mở ampe kế chỉ 1A. Khi K1 mở, K2 đóng thì ampe kế A chỉ 2A. Số chỉ của ampe kế A khi cả 2 khóa K1 và K2 cùng đóng là?

  • A

    3A

  • B

    6A

  • C

    4A

  • D

    2A

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Khi K1 đóng còn K2 mở thì mạch chỉ có R3 \( \to {R_3} = \frac{{30}}{1} = 30\Omega \)

Khi K2 đóng, K1 mở thì mạch chỉ có R1 \( \to {R_1} = \frac{{30}}{2} = 15\Omega \)

Khi K1 và K2 cùng đóng thì : R1 // R2 // R3:

Điện trở tương đương của mạch:

\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{1}{{15}} + \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{30}} = \frac{1}{5} \to R = 5\Omega \)

Ta có, số chỉ ampe kế chính là I mạch chính: \(I = \frac{{{U_{MN}}}}{R} = \frac{{30}}{5} = 6A\)

Câu 16 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Biết R3 = R4. Nếu nối hai đầu AB vào hiệu điện thế 120V thì cường độ dòng điện qua R2 là 2A và UCD = 30V. Nếu nối hai đầu CD vào hiệu điện thế 120V thì UAB = 20V. R1 có giá trị là?

  • A

    3$\Omega $

  • B

    6$\Omega $

  • C

    4$\Omega $

  • D

    2$\Omega $

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

+ Trường hợp hiệu điện thế đặt vào AB

Mạch gồm: R1 // ( R4 nt (R3 // R2))

Ta có: UAC = UAB- UCD = 120 - 30 = 90V

\({R_3} = {\rm{ }}{R_4} \to {I_4} = \dfrac{{{U_{AC}}}}{{{R_4}}} = \dfrac{{90}}{{{R_4}}} = \dfrac{{90}}{{{R_3}}} = {I_2} + {I_3} = 2 + \dfrac{{30}}{{{R_3}}} \to {R_3} = {R_4} = 30\Omega \)

+ Trường hợp hiệu điện thế đặt vào CD

Mạch gồm R3 // ( R2 // (R1 nt R4))

=> UAC = UCD - UAB = 100V

\({I_4} = {I_1} = \dfrac{{{U_{AC}}}}{{{R_4}}} = \dfrac{{10}}{3}A\)

\({R_1} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{I_1}}} = \dfrac{{20}}{{\dfrac{{10}}{3}}} = 6\Omega \)

Câu 17 :

Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động E của nguồn điện là:

  • A

    E = 14,50 (V)

  • B

    E = 12,00 (V)

  • C

    E = 12,25 (V)

  • D

    E = 11,75 (V)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện của mạch kín là:

\(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{4,8}} = 2,5A\)

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có:

\(I = \dfrac{E}{{R + r}} \Rightarrow E = I.\left( {R + r} \right) = 2,5.\left( {4,8 + 0,1} \right) = 12,25V\)

Câu 18 :

Cho mạch đện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 24V, điện trở trong r = 4 Ω, R = 3Ω, Rx là biến trở có giá trị từ 0 đến 100Ω. Tìm Rx để công suất mạch ngoài là PN = 20W.

  • A

    12 Ω

  • B

    2,2 Ω

  • C

    17 Ω

  • D

    22 Ω

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức định luật Ôm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: R nt Rx => RN = R + Rx

Áp dụng định luật ôm cho toàn mạch ta có:

\(I = \dfrac{E}{{R + {R_x} + r}}\)

Công suất mạch ngoài là:

\({P_N} = {I^2}{R_N} = \dfrac{{{E^2}{R_N}}}{{{{\left( {r + R + {R_x}} \right)}^2}}}\)

\(\begin{array}{l}{P_N} = 20 \Leftrightarrow \dfrac{{{{24}^2}.\left( {3 + {R_x}} \right)}}{{{{\left( {4 + 3 + {R_x}} \right)}^2}}} = 20\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{R_x} = 17\Omega \\{R_x} =  - 2,2(loai)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \({R_x} = 17\Omega \)

Câu 19 :

Cho mạch đện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 24V, điện trở trong r = 4 Ω, R = 3Ω, Rx là biến trở có giá trị từ 0 đến 100Ω. Tìm Rx để công suất mạch ngoài cực đại. Tính giá trị cực đại đó.

  • A

    \({R_x} = 1\Omega ;{P_{\max }} = 36{\rm{W}}\)

  • B

    \({R_x} = 2\Omega ;{P_{\max }} = 20{\rm{W}}\)

  • C

    \({R_x} = 1\Omega ;{P_{\max }} = 18{\rm{W}}\)

  • D

    \({R_x} = 2\Omega ;{P_{\max }} = 36{\rm{W}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Công suất mạch ngoài là:

\({P_N} = {I^2}{R_N} = \frac{{{E^2}{R_N}}}{{{{\left( {r + R + {R_x}} \right)}^2}}}\)\( = \frac{{{E^2}}}{{{{\left( {\frac{r}{{R + {R_x}}} + 1} \right)}^2}}}\)

\({P_{\max }} \Leftrightarrow {\left( {\frac{r}{{R + {R_x}}} + 1} \right)_{\min }}\)

Áp dụng bất đẳng thức cô-si cho hai số dương \(\frac{r}{{R + {R_x}}}\) và 1 ta có:

\(\left( {\frac{r}{{R + {R_x}}} + 1} \right) \ge 2.\sqrt {\frac{r}{{R + {R_x}}}} \)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\frac{r}{{R + {R_x}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{4}{{3 + {R_x}}} = 1 \Leftrightarrow {R_x} = 1\Omega \)

Công suất cực đại: \({P_{\max }} = \frac{{{{24}^2}.\left( {3 + 1} \right)}}{{{{(4 + 3 + 1)}^2}}} = 36{\rm{W}}\)

Vậy \({R_x} = 1\Omega ;{P_{\max }} = 36{\rm{W}}\)

Câu 20 :

Một nguồn điện được mắc với điện trở \(4,8\,\,\left( \Omega  \right)\) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12\,\,\left( V \right)\). Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A

    \(I = 120\,\,\left( A \right)\)

  • B

    \(I = 12\,\,\left( A \right)\)

  • C

    \(I = 2,5\,\,\left( A \right)\)

  • D

    \(I = 25\,\,\left( A \right)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện: \(U = I.R\)

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là:

\(U = I.R \Rightarrow I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{4,8}} = 2,5\,\,\left( A \right)\)

Câu 21 :

Một mạch kín gồm nguồn điện suất điện động \(E\), điện trở trong \(r\) và mạch ngoài có điện trở \(R\) có thể thay đổi. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài tăng từ \({R_1} = 3\,\,\left( \Omega  \right)\) đến \({R_2} = 10,5\,\,\left( \Omega  \right)\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:

  • A
    \(r = 6,75\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • B
    \(r = 10,5\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • C
    \(r = 7,5\,\,\left( \Omega  \right)\).
  • D
    \(r = 7\,\,\left( \Omega  \right)\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện: \(U = I.R\)

Cường độ dòng điện: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi điện trở mạch ngoài là \({R_1};\,\,{R_2}\) là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = {I_1}{R_1} = 3{I_1}\\{U_2} = {I_2}{R_2} = 10,5{I_2}\end{array} \right.\)

Ta có: \({U_2} = 2{U_1} \Rightarrow 10,5{I_2} = 2.3{I_1} \Rightarrow {I_2} = \frac{4}{7}{I_1}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{E}{{{R_2} + r}} = \dfrac{4}{7}.\dfrac{E}{{{R_1} + r}} \Rightarrow 7\left( {{R_1} + r} \right) = 4\left( {{R_2} + r} \right)\\ \Rightarrow r = \frac{{4{R_2} - 7{R_1}}}{3} = \frac{{4.10,5 - 7.3}}{3} = 7\,\,\left( \Omega  \right)\end{array}\)

Câu 22 :

Mạch điện kín một chiều gồm mạch ngoài có biến trở R và nguồn có suất điện động và điện trở trong là \(E,r\). Khảo sát cường độ dòng điện theo R người ta thu được đồ thị như hình. Giá trị của E và r gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A
    \(12V;2\Omega \)
  • B
    \(6V;1\Omega \)
  • C
    \(10V;1\Omega \)
  • D
    \(20V;2\Omega \)  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Đọc đồ thị

+ Vận dụng biểu thức cường độ dòng điện trong toàn mạch: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện trong toàn mạch: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

Từ đồ thị, ta có:

+ Khi \(R = 0\Omega  \Rightarrow I = 10A = \frac{E}{r}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

+ Khi \(R = 3\Omega  \Rightarrow I = 2,5A = \frac{E}{{R + r}} = \frac{E}{{3 + r}}\,\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}E = 10V\\r = 1\Omega \end{array} \right.\)

Câu 23 :

Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị nào biểu diễn định luật Ohm cho điện trở của một vật rắn kim loại ở nhiệt độ không đổi?

  • A
    (2)
  • B
    (1)
  • C
    (3)
  • D
    (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồ thị biểu diễn định luật Ôm cho điện trở của kim loại là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Lời giải chi tiết :

Đồ thị biểu diễn định luật Ôm cho điện trở của kim loại là đồ thị (3).

Câu 24 :

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

  • A
     E và \(\frac{r}{n}\)
  • B
     E và nr.
  • C
     nE và nr.
  • D
     nE và \(\frac{r}{n}.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức ghép nguồn điện thành bộ.

Lời giải chi tiết :

Có n pin giống nhau ghép nối tiếp thì ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = nE}\\{{r_b} = nr}\end{array}} \right.\)

Câu 25 :

Một acquy có suất điện động là 3V, điện trở trong \(20{\mkern 1mu} {\rm{m}}\Omega ,\) khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là

  • A
     15A
  • B
     150A
  • C
     0,06A
  • D
     \(\frac{{20}}{3}A\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\)

Lời giải chi tiết :

Khi đoản mạch thì \({R_N} = 0\), cường độ dòng điện trong mạch là:

\(I = \frac{E}{r} = \frac{3}{{{{20.10}^{ - 3}}}} = 150\left( {\rm{A}} \right)\)

Câu 26 :

Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 1) trong đó \({E_1} = 9V,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {r_1} = 1,2\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {E_2} = 3V,{\mkern 1mu} {r_2} = 0,4\Omega ;\) điện trở \(R = 28,4\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \({U_{AB}} = 6V\). Dòng điện chạy qua đoạn mạch có

  • A
     chiều từ A sang B, độ lớn 0,4A
  • B
     chiều từ B sang A, độ lớn 0,4A
  • C
     chiều từ A sang B, độ lớn 0,6A
  • D
     chiều từ B sang A, độ lớn 0,6A

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn và máy thu.

Lời giải chi tiết :

Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B. Khi đó \({{\rm{E}}_1}\) là máy phát, \({{\rm{E}}_2}\) là máy thu.

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch AB, ta có:

\(I = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 9 - 3}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = 0,4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\)

Do \(I > 0\) nên dòng điện có chiều từ A đến B

Câu 27 :

Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện \({E_1},{r_1}\) và \({E_2},{r_2}\) mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch được tính theo công thức là

  • A
     \(I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)
  • B
     \(I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)
  • C
     \(I = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)
  • D
     \(I = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức mắc nguồn điện thành bộ và công thức định luật ôm cho toàn mạch.

Lời giải chi tiết :

Mạch gồm 2 nguồn nối tiếp nên ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = {E_1} + {E_2}}\\{{r_b} = {r_1} + {r_2}}\end{array}} \right.\)

Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)

Câu 28 :

Đơn vị của suất điện động là

  • A
     Ampe (A)
  • B
     Vôn (V)
  • C
     Fara (F)
  • D
     Vôn/mét (V/m)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng đơn vị của suất điện động.

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của suất điện động là Vôn (V).

Câu 29 :

Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có

  • A
     suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
  • B
     suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
  • C
     điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
  • D
     điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ.

Lời giải chi tiết :

Nếu có n nguồn ghép nối tiếp thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = n.E > E}\\{{r_b} = nr > r}\end{array}} \right.\) (vì n nguyên dương và \(n > 1\))

Vậy việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.

Câu 30 :

Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong \(0,5\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(2,5\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A
     3A
  • B
     \(\frac{3}{5}{\rm{A}}\)
  • C
     0,5A
  • D
     2A

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức định luật Ôm toàn mạch: \(I = \frac{E}{{r + {R_N}}}\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:

\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5\left( A \right)\)

close