Trắc nghiệm Bài 6. Tụ điện - Vật Lí 11

Đề bài

Câu 1 :

Tụ điện là?

  • A

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

  • B

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn điện đặt gần nhau, tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

  • C

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường dẫn điện

  • D

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.

  • B

    Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.

  • C

    Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

  • D

    Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau, mỗi vật dẫn là một bản tụ điện

  • B

    Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

  • C

    Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ

  • D

    Điện dung của tụ điện được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Tụ điện cho dòng điện không đổi đi qua

  • B

    Tụ điện dùng để tích và phóng điện trong mạch điện có dòng điện không đổi

  • C

    Tụ điện không cho dòng xoay chiều đi qua

  • D

    Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.

Câu 5 :

Ta tích điện cho tụ bằng cách:

  • A

    Nối tụ với nguồn xoay chiều

  • B

    Nối tụ với nguồn pin một chiều

  • C

    Nối tụ với nguồn xoay chiều hoặc nguồn một chiều

  • D

    Không tích được điện cho tụ

Câu 6 :

Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi e. Điện dung của tụ điện được tính theo công thức

  • A

    \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.2\pi .d}}\)

  • B

    \(C = \frac{{{{9.10}^9}.S}}{{\varepsilon .4\pi .d}}\)

  • C

    \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

  • D

    \(C = \frac{{{{9.10}^9}.\varepsilon S}}{{4\pi .d}}\)

Câu 7 :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  • A

    hình dạng và kích thước hai bản tụ

  • B

    khoảng cách giữa hai bản tụ

  • C

    bản chất của hai bản tụ điện

  • D

    điện môi giữa hai bản tụ điện

Câu 8 :

Trong các yếu tố sau đây:

I. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

II. Vị trí tương quan giữa hai bản.

III. Bản chất giữa điện môi giữa hai bản.

Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  • A

    I, II, III

  • B

    I, II

  • C

    II, III

  • D

    I, III

Câu 9 :

Đơn vị của điện dung của tụ điện là

  • A

    V/m (Vôn/mét)

  • B

    C.V (Culông nhân vôn)

  • C

    V (Vôn)

  • D

    F (Fara)

Câu 10 :

Cho mạch điện gồm 2 tụ điện có điện dung C1, C2 mắc nối tiếp với nhau. Điện dung tổng hợp của mạch điện là:

  • A

    \(\frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{B}}}}} = \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{1}}}}} + \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{2}}}}}\)

  • B

    CB = C1 + C2

  • C

    \(\frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{B}}}}} = \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{1}}}}} - \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{2}}}}}\)

  • D

    CB = C1 - C2

Câu 11 :

Cho mạch điện gồm 2 tụ điện có điện dung C1, C2 mắc song song với nhau. Biểu thức nào sai?

  • A

    CB > C1, C2

  • B

    CB = C1 + C2

  • C

    UB = U1 + U2

  • D

    QB = Q1 + Q2

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.

  • B

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.

  • C

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.

  • D

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 13 :

Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng

  • A

    hóa năng

  • B

    cơ năng

  • C

    nhiệt năng

  • D

    năng lượng điện trường trong tụ điện

Câu 14 :

Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

  • A

    \({\text{W}} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

  • B

    \({\text{W}} = \frac{{{U^2}}}{{2C}}\)

  • C

    \({\text{W}} = \frac{{C{U^2}}}{2}\)

  • D

    \({\text{W}} = \frac{{QU}}{2}\)

Câu 15 :

Hai bản tụ điện được nối vào nguồn điện có điện áp U = 4 V thì tụ được tích điện đến điện tích Q1 = 2.10-6 C. Nếu nối tụ đó vào nguồn điện có điện áp U’ = 10 V thì điện tích của tụ bằng

  • A

    5.10-5 C.

  • B

    1.10-6 C.

  • C

    5.10-6 C

  • D

    0,8.10-6 C.

Câu 16 :

Năng lượng điện trường trong một tụ điện xác định sẽ tỉ lệ thuận với

  • A

    Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.

  • B

    Điện tích trên tụ.

  • C

    Điện dung của tụ điện.

  • D

    Bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ

Câu 17 :

Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong khoảng không gian giữa hai tụ là

  • A

    100 V/m.

  • B

    1 kV/m.

  • C

    10 V/m.

  • D

    0,01 V/m.

Câu 18 :

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A

    hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất

  • B

    hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí

  • C

    hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit

  • D

    hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm

Câu 19 :

Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó?

  • A
     Hình 2
  • B
     Hình 1
  • C
     Hình 4
  • D
     Hình 3
Câu 20 :

Hai vật nào sau đây tạo nên một tụ điện?

  • A
     Hai tờ giấy nhiễm điện đặt gần nhau.
  • B
     Hai tấm kim loại phẳng đặt gần nhau và cách điện với nhau.
  • C
     Hai tấm nhựa đặt gần nhau.
  • D
     Một tấm kim loại và một tấm nhựa đã nhiễm điện đặt gần nhau.
Câu 21 :

Tụ điện là hệ thống:

  • A
     gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • B
     hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • C
     gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
  • D
     gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Câu 22 :

Trên vỏ một tụ điện có ghi \(20\mu F,\) số liệu đó cho biết

  • A
     Điện dung của tụ.
  • B
     điện tích cực đại của tụ.
  • C
     hiệu điện thế hai đầu tụ.
  • D
     điện tích của tụ.
Câu 23 :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  • A
     hình dạng và kích thước hai bản tụ
  • B
     khoảng cách giữa hai bản tụ
  • C
     bản chất của hai bản tụ điện
  • D
     điện môi giữa hai bản tụ điện

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tụ điện là?

  • A

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

  • B

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn điện đặt gần nhau, tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

  • C

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường dẫn điện

  • D

    Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.

  • B

    Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.

  • C

    Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

  • D

    Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C- đúng

D - sai vì: Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện chưa bị đánh thủng.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau, mỗi vật dẫn là một bản tụ điện

  • B

    Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

  • C

    Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ

  • D

    Điện dung của tụ điện được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D- đúng

B - sai vì: Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện chưa bị đánh thủng.

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Tụ điện cho dòng điện không đổi đi qua

  • B

    Tụ điện dùng để tích và phóng điện trong mạch điện có dòng điện không đổi

  • C

    Tụ điện không cho dòng xoay chiều đi qua

  • D

    Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tụ điện:

- Không cho dòng điện không đổi đi qua (dòng điện một chiều)

- Tụ điện dùng để tích và phóng điện trong mạch điện.

Câu 5 :

Ta tích điện cho tụ bằng cách:

  • A

    Nối tụ với nguồn xoay chiều

  • B

    Nối tụ với nguồn pin một chiều

  • C

    Nối tụ với nguồn xoay chiều hoặc nguồn một chiều

  • D

    Không tích được điện cho tụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tụ điện được tích điện bằng cách nối tụ với nguồn pin một chiều

Câu 6 :

Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi e. Điện dung của tụ điện được tính theo công thức

  • A

    \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.2\pi .d}}\)

  • B

    \(C = \frac{{{{9.10}^9}.S}}{{\varepsilon .4\pi .d}}\)

  • C

    \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

  • D

    \(C = \frac{{{{9.10}^9}.\varepsilon S}}{{4\pi .d}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điện dung của tụ điện được xác định được biểu thức:

\(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

Câu 7 :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  • A

    hình dạng và kích thước hai bản tụ

  • B

    khoảng cách giữa hai bản tụ

  • C

    bản chất của hai bản tụ điện

  • D

    điện môi giữa hai bản tụ điện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về điện dung của tụ điện và biểu thức xác định điện dung của tụ điện\(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Điện dung của tụ điện: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

=> Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào:

       + Khoảng cách giữa hai bản tụ điện (d)

       + Diện đối diện giữa hai bản tụ (S)

       + Điện môi giữa hai bản tụ (ε)

Mà không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ điện

Câu 8 :

Trong các yếu tố sau đây:

I. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

II. Vị trí tương quan giữa hai bản.

III. Bản chất giữa điện môi giữa hai bản.

Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  • A

    I, II, III

  • B

    I, II

  • C

    II, III

  • D

    I, III

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về điện dung của tụ điện và biểu thức xác định điện dung của tụ điện

\(C = \dfrac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(C = \dfrac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)

=> Điện dụng của tụ điện phụ thuộc vào:

       + Khoảng cách giữa hai bản tụ điện (d)

       + Diện đối diện giữa hai bản tụ (S)

       + Điện môi giữa hai bản tụ (ε)

Câu 9 :

Đơn vị của điện dung của tụ điện là

  • A

    V/m (Vôn/mét)

  • B

    C.V (Culông nhân vôn)

  • C

    V (Vôn)

  • D

    F (Fara)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của điện dung của tụ điện là Fara (F)

Câu 10 :

Cho mạch điện gồm 2 tụ điện có điện dung C1, C2 mắc nối tiếp với nhau. Điện dung tổng hợp của mạch điện là:

  • A

    \(\frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{B}}}}} = \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{1}}}}} + \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{2}}}}}\)

  • B

    CB = C1 + C2

  • C

    \(\frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{B}}}}} = \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{1}}}}} - \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{2}}}}}\)

  • D

    CB = C1 - C2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điện dung tổng hợp khi nối tiếp tụ:

\(\frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{B}}}}} = \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{1}}}}} + \frac{{\text{1}}}{{{{\text{C}}_{\text{2}}}}}\)

Câu 11 :

Cho mạch điện gồm 2 tụ điện có điện dung C1, C2 mắc song song với nhau. Biểu thức nào sai?

  • A

    CB > C1, C2

  • B

    CB = C1 + C2

  • C

    UB = U1 + U2

  • D

    QB = Q1 + Q2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi mắc C1 song song C2, ta có:

CB = C1 + C2

CB > C1, C2

UB = U1 = U2

QB = Q1 + Q2

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.

  • B

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.

  • C

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.

  • D

    Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng và năng lượng này là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 13 :

Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng

  • A

    hóa năng

  • B

    cơ năng

  • C

    nhiệt năng

  • D

    năng lượng điện trường trong tụ điện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng và năng lượng này là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 14 :

Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

  • A

    \({\text{W}} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

  • B

    \({\text{W}} = \frac{{{U^2}}}{{2C}}\)

  • C

    \({\text{W}} = \frac{{C{U^2}}}{2}\)

  • D

    \({\text{W}} = \frac{{QU}}{2}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(W = \frac{{Q.U}}{2} = \frac{{C.{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

Câu 15 :

Hai bản tụ điện được nối vào nguồn điện có điện áp U = 4 V thì tụ được tích điện đến điện tích Q1 = 2.10-6 C. Nếu nối tụ đó vào nguồn điện có điện áp U’ = 10 V thì điện tích của tụ bằng

  • A

    5.10-5 C.

  • B

    1.10-6 C.

  • C

    5.10-6 C

  • D

    0,8.10-6 C.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(C = \dfrac{{{Q_1}}}{U} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{4} = {5.10^{ - 7}}F\)

\(U' = 10V \Rightarrow Q = CU = {5.10^{ - 7}}.10 = {5.10^{ - 6}}C\)

Câu 16 :

Năng lượng điện trường trong một tụ điện xác định sẽ tỉ lệ thuận với

  • A

    Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.

  • B

    Điện tích trên tụ.

  • C

    Điện dung của tụ điện.

  • D

    Bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năng lượng điện trường trong một tụ điện:

\({\rm{W}} = \dfrac{{C{U^2}}}{2} = \dfrac{{{Q^2}}}{{2C}} = \dfrac{{QU}}{2}\)

=> Năng lượng điện trường trong một tụ điện bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

Câu 17 :

Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong khoảng không gian giữa hai tụ là

  • A

    100 V/m.

  • B

    1 kV/m.

  • C

    10 V/m.

  • D

    0,01 V/m.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(U = E.d \Rightarrow E = \frac{U}{d} = \frac{{10}}{{0,01}} = 1000V/m\)

Câu 18 :

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A

    hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất

  • B

    hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí

  • C

    hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit

  • D

    hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất ta có một tụ điện.

Câu 19 :

Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó?

  • A
     Hình 2
  • B
     Hình 1
  • C
     Hình 4
  • D
     Hình 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.

\(Q = C.U\)  hay \(C = \frac{Q}{U}\)

+ Sử dụng lí thuyết về đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(Q = C.U\,\,\,\left( * \right)\)

\(\left( * \right)\) có dạng \(y = a.x\) \( \Rightarrow \) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 20 :

Hai vật nào sau đây tạo nên một tụ điện?

  • A
     Hai tờ giấy nhiễm điện đặt gần nhau.
  • B
     Hai tấm kim loại phẳng đặt gần nhau và cách điện với nhau.
  • C
     Hai tấm nhựa đặt gần nhau.
  • D
     Một tấm kim loại và một tấm nhựa đã nhiễm điện đặt gần nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết cấu tạo của tụ điện.

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Ta thấy chỉ có đáp án B tạo nên một tụ điện.

Câu 21 :

Tụ điện là hệ thống:

  • A
     gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • B
     hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • C
     gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
  • D
     gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa về tụ điện.

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Câu 22 :

Trên vỏ một tụ điện có ghi \(20\mu F,\) số liệu đó cho biết

  • A
     Điện dung của tụ.
  • B
     điện tích cực đại của tụ.
  • C
     hiệu điện thế hai đầu tụ.
  • D
     điện tích của tụ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng đơn vị của tụ điện.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy: đơn vị của tụ điện là Fara (F), ngoài ra còn các đơn vị \(\mu F,{\mkern 1mu} mF,pF...\)

Con số \(20\mu F\) cho biết điện dung của tụ.

Câu 23 :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  • A
     hình dạng và kích thước hai bản tụ
  • B
     khoảng cách giữa hai bản tụ
  • C
     bản chất của hai bản tụ điện
  • D
     điện môi giữa hai bản tụ điện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về điện dung của tụ điện và biểu thức xác định điện dung của tụ điện: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Điện dung của tụ điện: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)

→ Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào:

+ Khoảng cách giữa hai bản tụ điện (d)

+ Diện đối diện giữa hai bản tụ (S)

+ Điện môi giữa hai bản tụ \(\left( {\varepsilon {\rm{ \;}}} \right)\)

Mà không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ điện

close