Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chạy giặcCó những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở bài MB1 Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy. MB2 Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông là gương mặt tiêu biểu của nhân dân Nam Bọ trong phong trào thơ ca yêu nước chống quân xâm lược. Những tác phẩm của ông thường có tính đấu tranh vô cùng mạnh mẽ. Phê phán và lên án sự tàn bạo của quân thực dân xâm lược. Bài thơ “Chạy giặc” là một tác phẩm điển hình cho phong cách thơ của ông. MB3 Các nhà thơ, nhà văn được coi là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, thật vậy, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là một trong số các tác giả như thế. Ông đã dùng ngòi bút sắc nhọn của mình để chĩa thẳng mũi súng căm thù vào quân xâm lăng, bài thơ "Chạy giặc" là một trong những bài thơ khắc họa khung cảnh khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, đó cũng là lời tố cáo của Nguyễn Đình Chiểu về tội ác của chúng. MB4 "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" (Hồ Chí Minh). Điều ấy không chỉ thể hiện trực tiếp qua hành động ra chiến trường chiến đấu với quân xâm lược mà nó còn thể hiện qua những vần thơ căm thù giặc sâu sắc. Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước của một người con Nam Bộ. MB5 Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước cuối thế kỉ XIX, một con người luôn giữ “khí tiết của người chí sĩ yêu nước”. Những áng thơ văn của ông thường hướng đến tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tái hiện chân thực tình cảnh của nhân dân. “Chạy giặc” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu viết về sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Gia Định năm 1959. Kết bài KB1 “Chạy giặc" là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế kỷ 19. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc, sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do. KB2 Ngôn ngữ hàm súc, nghiêm trang, chứa chan tình cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó cho thấy tính mẫn cảm chính trị của nhà thơ yêu nước "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Với ông, "thơ là súng là gươm". ("Đọc thơ Đồ Chiểu" - Lê Anh Xuân) KB3 Nguyễn Đình Chiểu không chỉ miêu tả chân thật cảnh tượng đất nước bị quân thực dân chà đạp, giày xéo mà còn thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Tuy rằng ông bị mù lòa, không thể trực tiếp ra trận nhưng ngòi bút chiến đấu của ông vô cùng sắc sảo. Bài thơ "Chạy giặc" là một bài thơ tiêu biểu của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX, là lời tố cáo đanh thép, hùng hồn về tội ác của thực dân Pháp. KB4 Thể thơ thất ngôn bát cú với kết cấu chặt chẽ cùng ngôn từ giản dị nhưng vô cùng hàm súc đã thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã làm rất tốt nhiệm vụ chiến đấu của mình khi dùng những vần thơ để chĩa thẳng mũi súng tinh thần vào thực dân Pháp xâm lược. Ông xứng đáng được coi là "ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc" (Phạm Văn Đồng). KB5 Chạy giặc là bài ca yêu nước xuất sắc không chỉ tái hiện được một giai đoạn dữ dội của đất nước mà còn thể hiện được tình yêu mãnh liệt của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với thế nước loạn lạc, đau thương.
|