Soạn bài Đi lấy mật SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiếtHãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc Video hướng dẫn giải Câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Phương pháp giải: Hãy nhớ lại và kể tên theo các gợi ý sau: - Những miền quê, địa danh đó tên gì? - Em từng đến thăm lúc nào? Hoặc biết qua tác phẩm nghệ thuật nào? - Giới thiệu vài nét về địa danh đó. Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số miền quê ở Việt Nam: đảo Cô Tô, phố Kì Lừa, Lào Cai, An Giang, Cà Mau,… Bài tham khảo 1: Nơi để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phẩm bằng gốm sứ. Nơi đây thường xuyên là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch đến tham quan thủ đô. Chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi bắt gặp những bình hoa, chậu gốm trưng bày khắp các ngõ ngách trong làng hay những bức tường phơi than thật đặc sắc. Làng gốm Bát Tràng với nhiều điều hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, người dân Bát Tràng thân thiện, mến khách đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Bài tham khảo 2: Mỗi một nơi đều có nét đặc sắc riêng biệt, nhưng để lại nhiều ấn tượng nhất trong em đó là hòn đảo Cô Tô. Bởi nơi đây cảnh đẹp thiên nhiên rất trong trẻo, những dòng nước biển trong xanh, từng tia nắng chiếu xuống càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tráng lệ. Ngoài ra thì con người nơi đây cũng rất thân thiện, họ ngày đêm lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn, ...): Lạng Sơn, Nghệ An…. - Nơi ấn tượng nhất với em là Nghệ An bởi con người rất gần gũi, giọng nói hay và là nơi có nhiều cảnh đẹp “Đường vô xứ nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. - Một số miền quê của Việt Nam đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…): hang Én, đảo Cô Tô, tỉnh Bến Tre… - Nơi để lại ấn tượng sâu sắc nhất: tỉnh Bến Tre, bởi khung cảnh thiên nhiên miền Tây sông nước rộng lớn, những hàng dừa xanh và cả nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Cò giảng giải cho An những gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Cao quá đầu tôi một với tay…Nó tới liền bây giờ” Lời giải chi tiết: Cách 1 Cò giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật: “cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia”, “nhìn một chỗ trống ấy”, “nó tới liền bây giờ”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, nơi mà ong mật sẽ làm tổ. Cò đã giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi ngước nhìn tổ ong như cái thúng… người đốn củi lội đến” Lời giải chi tiết: Cách 1 Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật,….
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nội dung câu chuyện của má nuôi An: + kể về chỗ tìm cách gác kèo với những kinh nghiệm như hướng gió, đường bay của ong, chỗ ấm, ít gió, ít người qua lại + kể về cách làm tổ ong: chọn nhánh tràm non, to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật không bị chua; gác kèo làm tổ phải tỉa bớt xung quanh để khi lấy mật cho dễ. + kể về thời gian đóng tổ: giữa tháng mười một, như vậy cuối năm gặp mưa cành làm tổ sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống với các cành còn lại thì ong sẽ về làm tổ. Má nuôi của An đã dạy cho An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 1) So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi ngồi nhìn lên kèo ong…U Minh này cả” Lời giải chi tiết: Cách 1 Người dân vùng U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng bằng tổ ong hình dáng nhánh kèo. Đây là sự khác biệt so với người La Mã xưa, người Mễ Tây Cơ, người Ai Cập, châu Phi,…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh:
Người dân vùng U Minh đã có cách “thuần hóa” ong rừng bằng việc tạo tổ ong có hình nhánh kèo.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Đoạn trích có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật đó. Phương pháp giải: Em đọc kĩ lại văn bản và xác nhận mối quan hệ giữa các nhân vật Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bốn nhân vật trong đoạn trích là: An, Cò, tía nuôi và má nuôi - Mối quan hệ của bốn nhân vật: An được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi, anh em của thằng Cò. An đã được sống cùng với gia đình ba người họ như một gia đình hạnh phúc bình thường.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trong đoạn trích có 4 nhân vật: tía nuôi, má nuôi, An và Cò. - Mối quan hệ của các nhân vật: Cò là con đẻ của tía má, An là con nuôi của tía má. - Đoạn trích gồm các nhân vật: An, Cò, tía nuôi và má nuôi. - Mối quan hệ giữa các nhân vật: Họ là những người thân trong một gia đình. An được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi, còn Cò là con ruột của ông lão bán rắn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả hành động và cử chỉ của tía nuôi An Tía nuôi của An là một người lao động dày dạn kinh nghiệm, tính cách mạnh; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên. Những vẻ đẹp đó được thể hiện qua ngoại hình, qua cách ứng xử của ông với cậu bé An, với thiên nhiên. Một số chi tiết tiêu niểu: - Hình dáng bên ngoài của tía nuôi An toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khỏe mạnh. vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát... - Lời nói, cách cư xử của ông với An thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con nuôi: nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ ngơi; chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng... - Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trộng sự sống Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài tham khảo 1: Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Bài tham khảo 2: Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già. - Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An: Tía nuôi của An là một người rất cẩn thận và chu đáo, tâm lí với con cái. - Cảm nhận đó được thể hiện qua chi tiết: thôi dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hang đi! Nghe tiếng thở sau lưng cũng biết An mệt. - Tía nuôi của An là một người từng trải, hiểu biết nhiều và yêu thương con cái. - Chi tiết tiêu biểu:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy. Phương pháp giải: Em đọc kĩ lại văn bản đoạn miêu tả cảnh sắc rừng U Minh để tìm câu trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An. Nhân vật An đã quan sát, cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, đầy chất thơ của rừng U Minh: buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành; buổi trưa tràn đầy nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên: những loài cây thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng con chim vụt bay lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ; thế giới đầy bí ẩn của loài ong... - Những bức tranh thiên nhiên cho thấy An có khả năng quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An. - Khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An tinh tế, chi tiết, cụ thể. Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An. Khả năng quan sát và cảm nhận của An: tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Qủa là tôi đã mệt…gì nữa là!” Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam. Chi tiết nhân vật “tôi” suy nghĩ về nhân vật Cò “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…” đã cho thấy điều đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. - Khẳng định như vậy là bởi: + Cò có những hiểu biết về rừng, nhận biết bầy ong mật. + Qua lời chia sẻ của An: Cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng. Nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở đất rừng phương Nam. Bởi cậu đã quen thuộc với khu rừng, biết được cách nhìn ong mật…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật An Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết: - Hành động: + chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn. + Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật + Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp + Ngước nhìn tổ ong như cái thúng. - Suy nghĩ: + Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa. + Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi; + Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết. + Nghĩ lại những lời má kể - Trạng thái, cảm xúc: + Mệt mỏi sau một quãng đường đi. + Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. - An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh. - An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lắng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó. → An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết: + lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má. + hành động: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn + suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ. + mối quan hệ với các nhân vật khác: với Cò xưng tao- mày thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép. => Tính cách của nhân vật An: là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng. - Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”... - Hành động: chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp ; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… - Suy nghĩ: những lời má nuôi kể, về thằng Cò… - Trạng thái, cảm xúc: mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong… - Mối quan hệ với các nhân vật khác: yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu… => An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, nêu cảm nhận của em Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua đoạn trích, em thấy con người và rừng phương Nam thật đẹp và đặc biệt. Con người nơi đây có vốn sống phong phú vừa có những nét sắc sảo, tự do, từng trải, vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên. Còn thiên nhiên đất rừng nơi đây quả thật rất hùng vĩ, đó vừa là sự hoang sơ của các cây già, đó là sự nên thơ của sinh vật trong rừng,….
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc đoạn trích, em có ấn tượng về con người và rừng phương Nam: Vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên với rừng rậm bạt ngàn, trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài. Con người chất phác, thuần hậu, trọng nghĩa, can đảm. Con người: am hiểu nhiều kiến thức, sống bình dị, tự do và phóng khoáng… Rừng phương Nam: hoang sơ, hùng vĩ với sự đa dạng sinh học.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối với đọc Video hướng dẫn giải Câu hỏi (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và chọn một chi tiết mà em cho là thú vị để trình bày cảm nhận của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài tham khảo 1: Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài tham khảo 2: Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm ghì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình. Đoạn trích Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích em ấn tượng nhất với “sân chim” trong khu rừng U Minh. Giữa rừng U Minh rậm rạp, những tia nắng len lỏi vào các tán lá để soi xuống mặt đất còn hơi sương; ánh nắng xen lẫn hương tràm ngây ngất phang phảng khắp rừng khiến con người cảm thấy dễ chịu. Trong không gian đó, một đàn chim hàng ngàn con cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng ồn ào và náo nhiệt như nhà có hội với đủ sắc màu: chim già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ, chim nhỏ bay vù vù… Tất cả làm nên một không gian U Minh tuyệt vời khiến ai đọc cũng khao khát một lần được ghé thăm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài đọc
|