Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtKẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hay một cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề) Lời giải chi tiết: * Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên về sản xuất và lao động 1. Con trâu là đầu cơ nghiệp 2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn 3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. 4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc * Những câu ca dao, tục ngữ hay về gia đình, tình cảm gia đình 1. Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy 2. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con. Câu 3 Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này. Lời giải chi tiết: “Hai năm học nói cả đời lắng nghe” Thật vậy, học tập, lắng nghe chính là chuyện mà con người luôn phải trau dồi trong cuộc đời của mình. Kho tàng văn học dân gian của đất nước ta là cả một kho tri thức, bài học cho con người học tập và noi theo. Sau khi đọc và nghe một số những câu chuyện ngụ ngôn thì bản thân mỗi học sinh đều rút ra được những bài học. Đó là những kinh nghiệm trong lao động sản xuất từ những câu ca dao về thiên nhiên và lao động sản xuất, đó là những bài học đạo lý làm người từ những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội. Hay là các bài học triết lý nhân sinh được rút ra từ các câu chuyện ngụ ngôn. Bất cứ một câu ca dao, tục ngữ hay truyện ngụ ngôn nào cũng đều đang làm phong phú và hoàn thiện hơn tâm hồn của mỗi con người. Con người từ đây biết nhìn nhận thời tiết, biết làm người nhân hậu, lương thiện, biết ơn, giàu lòng vị tha để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Câu 4 Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ Phương pháp giải: Truyện ngụ ngôn gắn liền với một thành ngữ: Thầy bói xem voi Có năm ông thầy bói mù nhân buổi ế hàng đã rủ nhau cùng chung tiền biếu người quản voi để có thể xem hình thù con voi trông như thế nào. Chợt nghe người ta rằng nói có voi đi qua, năm thầy bói bèn chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem thử hình thù của con voi như thế nào. Năm ông thầy bói, chẳng ai nói với ai câu nào, đều tiến lại gần con voi và bắt đầu sờ. Nhưng trớ trêu thay, mỗi thầy chỉ sở vào một bộ phận của con voi. Thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy sờ chân, thầy sờ đuôi. Tất cả các thầy đều cảm thấy vui vẻ khi lần đầu được thấy voi. Các thầy sờ một cách rất cần thận, và bằng cảm nhận của mình, họ đều đưa ra những nhận xét riêng. Thầy sờ vòi bảo rằng: - Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun giống như con đỉa. Thầy sờ ngà thì bảo: - Không phải! Con voi nó dài dài như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó trông bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi lại: - Ai bảo? Trông nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói rằng: - Các thầy nói đều sai cả. Con voi nó tua tủa như cái chổi xể cùn. Năm thầy, không thầy nào chịu thua, ai cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát với nhau, đánh nhau toác đầu chảy máu. Như vậy đấy các bạn ạ, câu chuyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" khôn chỉ là một câu chuyện cười mà nó còn để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc đó là: "Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào chúng ta cần nhìn một cách toàn diện và tổng thể các mặt của một vấn đề, không nên có cái nhìn phiến diện để kết luận về một sự vật". Bên cạnh đó, câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta nên học cách lắng nghe ý kiến của người khác
|