Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Sau khi đã ôn tập kiến thức về các thể loại văn bản và tiếng Việt; kiểu bài viết, kiểu bài nói và hoạt động nghe tương ứng trong các bài học của học kì I, em hãy thực hành theo các phiếu học tập sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc

   

Chọn phương án đúng

Câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích có gì đặc biệt?

A. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các dòng thơ

B. Không viết hoa tên riêng trong các dòng thơ

C. Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu

D. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ

Câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ sau đây: “tôi yêu đất nước này áo rách”?

A. Nhân hoá

B. Hoán dụ

C. Nói giảm nói tránh

D. So sánh

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý hình thức trình bày.

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

- Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích: Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu.

- Đáp án: C

Câu 2:

- Biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng: “tôi yêu đất nước này áo rách” (từ “áo rách” hoán dụ cho sự nghèo khó, thiếu thốn của đất nước.)

- Đáp án: B

Trả lời câu hỏi 1

Câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý những hình ảnh, dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất: tôi yêu đất nước này, như yêu, yêu: bộc lộ trực tiếp tình cảm của nhà thơ

- Hình ảnh thơ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm của nhà thơ với đất nước:

+ tôi yêu đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

+ như yêu cây cỏ ở trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

+ yêu một giọng hát hay/ có bài mái đẩy thơm hoa dại

Trả lời câu hỏi 2

Câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bộ văn bản, chú ý những hình ảnh miêu tả đất nước

Lời giải chi tiết:

Trong cảm nhận của nhà thơ, đất nước hiện lên với những hình ảnh gần gũi, giản dị:

- Hình ảnh đất nước nghèo khổ, lam lũ: đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

- Hình ảnh đất nước chan chứa tình cảm yêu thương, hi vọng: vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài/ thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai…

=> Tất cả những nét đẹp đó đã in sâu trong tâm trí tác giả để khi nghĩ về đất nước, những đặc điểm gần gũi, thân thương ấy lại hiện về

Trả lời câu hỏi 3

Câu 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ:

- Hình ảnh “cây” và “cội” (gốc cây) gợi liên tưởng tới những gì gắn bó, bền chặt: “như cây với cội”, tương tự như tình cảm sâu sắc không dễ gì lay chuyển của con người.

- Đây là cách liên tưởng tương đồng dựa vào đặc điểm, phẩm chất của hai sự vật: sự vật cụ thể được nêu ở đây là “cây”, “cội” (gốc cây) và thế giới của những gì tương tự với “cây” và “cội” – những giá trị bền vững, gắn bó của đất nước, quê hương, con người (giống như cái cây và gốc cây không dễ rời xa mảnh đất quen thuộc của nó)


Trả lời câu hỏi 4

Câu 4 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em những liên tưởng gì về đất nước, con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 câu thơ trên và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em liên tưởng về một đất nước Việt Nam nghèo khó, phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn nhưng con người vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, quan tâm lẫn nhau, tình người là sức mạnh dể vượt qua gian khó.

Viết

(trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản, sau đó viết cảm nhận về tình cảm với đất nước được thể hiện trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

 Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Ngay từ nhan đề bài thơ đã thông báo, truyền tải đến độc giả về một tình yêu thiêng liêng, sâu đậm: tình yêu nước. Tiếp đó là những câu thơ bình dị, không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm, dấu phẩy. Hình thức thơ độc đáo này như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không ngắt quãng, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”:

tôi yêu đất nước này áo rách

tôi yêu đất nước này như thế

Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng nhưng cũng mang đậm giá trị hiện thực “đất nước áo rách”, “căn nhà dột phên”. Và, cuộc sống của những con người ở đó, nơi chiến trinh lửa đạn đi qua đầy những cơ cực nhưng cũng để lại muôn vàn thương yêu. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất: “cây cỏ trong vườn”, “bài mái đẩy”, “câu vọng cổ”… Tất cả đã đi vào trong thơ của Trần Vàng Sao một cách tự nhiên và chan chứa yêu thương

Nói và nghe

(trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những văn bản mà mình đã đọc hoặc đã học và tóm tắt trước lớp

Lời giải chi tiết:

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:

Ta làm con chim hót

  Ta làm một canh hoa

Ta nhập vào hoà ca

        Một nốt trầm xao xuyến.

     Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close