Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtEm hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT (BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT) Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy. Phương pháp giải: Em đọc từng đoạn và dựa vào sự liên kết giữa các câu để nhận biết nội dung Lời giải chi tiết: - Nội dung đoạn 1: “Ông” kể cho Sam về cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông. - Nội dung đoạn 2: “Ông” luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi. => Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức Câu 2 Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Chỉ ra phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức về liên kết câu để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Ở đoạn thứ nhất: Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu - tấm bản đồ của ông); câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông); câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông - bà) và bằng việc lặp lại từ ông; câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ) và bằng việc lặp lại từ ông. - Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp từ ông. Câu 3 Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó? Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức về liên kết câu để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông” - Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: quan hệ từ nhưng - chữ đầu tiên nằm ở câu (1) của đoạn thứ hai, bên cạnh đó lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết Câu 4 Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2,4,1,5,3 (đoạn thứ nhất) và 7,3,4,6,1,5,2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét. Phương pháp giải: Em thử sắp xếp lại trật tự các câu trong từng đoạn để rút ra nhận xét Lời giải chi tiết: - Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3 => Nhận xét: một số câu liền kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung - Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 => Nhận xét: về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung. => Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là những câu văn lộn xộn Câu 5 Câu 5 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét Phương pháp giải: Em thử sắp xếp lại trật tự các đoạn văn để rút ra nhận xét Lời giải chi tiết: Khi hoán đổi hai đoạn thì cả hai đoạn không còn quan hệ lô-gíc, tính liên kết với nhau nữa. Đoạn đầu là mở đầu và giới thiệu quan điểm, đoạn sau là nêu ý kiến của bản thân, bình luận, suy nghĩ về quan điểm đó. Chính vì vậy ta không thể đảo vị trí của hai đoạn.
|