Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtEm hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 NGHĨA CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG VÀ NGHĨA CỦA NHỮNG TỪ CÓ YẾU TỐ HÁN VIỆT ĐÓ Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách nào? Phương pháp giải: Em dựa vào sự hiểu biết về nghĩa của từ Hán Việt để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Đầu tiên để hiểu được nghĩa của từ tín ngưỡng thì ta sẽ tách từ ra làm hai phần, mỗi phần là một tiếng: tín và ngưỡng. Với yếu tố tín, ta có thể nghĩ đến các từ mà yếu tố đó hiện diện như: uy tín, tín nhiệm, tín tâm, thư tín,..... Với yếu tố ngưỡng, ta có thể nghĩ đến các từ mà yếu tố đó hiện diện như: chiêm ngưỡng, ngưỡng mộ,.... Yếu tố tín và ngưỡng đều có những nghĩa cụ thể: Tín (1. đức tính thật thà, 2. tin tưởng, 3. Thư từ), Ngưỡng (1. Ngước lên, 2. Kính mến). Mặc dù có nhiều nghĩa khác nhau nhưng khi kết hợp lại hai yếu tố tín và ngưỡng thì ta có thể xác định rằng Tín trong tín ngưỡng là tin tưởng, ngưỡng trong tín ngưỡng là kính mến. Nghĩa chung của từ tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo hoặc một điều nào đó có giá trị thiêng liêng). Câu 2 Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bản sắc, ưu tú, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Lập bảng theo mẫu được gợi ý sau đây để xác định nghĩa của chúng: Phương pháp giải: Em dựa vào sự hiểu biết về nghĩa của từ Hán Việt để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết:
|