Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiếtKể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào? Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết của em về các loài hoa Lời giải chi tiết: Cách 1 - Một số loài hoa em biết là: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa xuyến chi… - Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng: đặc điểm hình dáng, màu sắc, mùi hương… Ví dụ: hoa hồng nhiều cánh, cánh màu đỏ thẫm, cánh tròn, mịn như nhung, nhụy màu vàng, mùi thơm quyến rũ
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Một số loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. - Cách nhận biết: + Hoa hồng: có nhiều màu (đỏ, trắng, vàng) với những cánh tròn to mịn như nhung, có mùi thơm. Những chiếc lá dạng hình tròn viền có răng cưa và thân có gai nhọn để tự vệ. + Hoa cúc: có màu vàng, trắng, có nhiều cánh. Cánh hoa dài cong nhỏ xíu. Những chiếc lá màu xanh to giống như những ngón tay. + Hoa đồng tiền: có màu vàng, hồng, cam, cánh hoa dài nhỏ. Cuống hoa dài mềm, lá mọc ở dưới gốc, cuống không có lá. Một số loài hoa như: hoa sữa, hoa hồng, hoa cúc, hoa lan… Các loài hoa ấy có thể được “nhận ra” bằng cách: nhìn hình dáng hay màu sắc, ngửi mùi hương…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị? Phương pháp giải: Đọc kĩ nhan đề và nêu ấn tượng Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một nhan đề rất độc đáo và thu hút người đọc. Nhan đề là sự kết hợp giữa hai vế có nội dung mang tính chất đối lập. Vừa nhắm mắt mà vẫn mở cửa sổ. Thường thì con người ta mở cửa sổ để ngắm nhìn không gian ngoài kia, nhưng theo nhan đề thì các nhân vật trong tác phẩm dường như đang cảm nhận cuộc sống theo một cách thức mới lạ. Nhan đề gợi hứng thú và sự tò mò cho người đọc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi cho chúng ta điều thú vị là: khi chúng ta nhắm mắt nhưng lòng chúng ta mở, chúng ta nhìn nhận vạn vật xung quanh không bằng đôi mắt mà bằng tâm hồn. Khi chúng ta cảm nhận bằng tấm lòng thì chúng ta sẽ có suy nghĩ và cách nhìn nhận khác khi chúng ta nhìn nhận bằng mắt. Nhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” gợi sự thú vị: Từ “vừa… vừa” cho thấy hành động được thực hiện cùng một lúc. Trong thực tế, chúng ta không thể nhắm mắt mà mở cửa sổ, bởi vậy nhan đề này đã khơi gợi sự hứng thú, tò mò cho người đọc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Trò chơi này, tôi có một kỉ niệm đáng nhớ…du dương như một bài hát” Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí nhờ vào khả năng lắng nghe âm thanh tài tình. Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhân vật tôi có thể giúp bố cứu được bạn Tí là vì nhờ vào trò chơi đoán bước chân của bố hàng ngày, khi nghe tiếng hét lớn thì “tôi” đã đóa được ngay ở hướng nào và cách bao xa. Nhân vật “tôi” biết được tiếng hét phát ra từ hướng nào.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Ở trường tôi…Chỉ để nghe âm thanh” Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố vì để nghe âm thanh từ cái tên. Bởi bố có nói mỗi cái tên đều là một thanh âm tuyệt vời. + Tên của Tí khi đọc lên âm thanh cứ du dương như một bài hát + Gọi tên bố hàng ngày chỉ để nghe âm thanh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố là vì: tên đẹp, âm thanh du dương, người càng thân với mình thì âm thanh tên gọi càng tuyệt diệu. Mỗi cái tên có một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Bạn hãy tưởng tượng…an toàn và thơm ngát” Lời giải chi tiết: Cách 1 Điều bí mật mà nhân “tôi” muốn chia sẻ là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt.Nhân vật “tôi” hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là: con mắt thần và cái mũi tuyệt vời và những bông hoa chính là “người đưa đường”, qua đó chúng ta hiểu “thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình. Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ con mắt thần của “tôi” nằm ở mũi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích trang 59, 60, 62 Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật “tôi" đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn: + nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa và đoán tên các loài hoa. + nhắm mắt ngửi hương các loài hoa và đoán tên loài hoa. => Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con. Nhắm mắt lại, chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Nhắm mắt lại, ngửi rồi gọi tên loài hoa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. - Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng làm nhiệm vụ dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện, và người kể xưng tôi khiến cho câu chuyện đáng tin cậy, chân thật hơn và nhân vật dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình hơn. Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật: “tôi”. Tác dụng: Người bố hiện lên dưới cái nhìn của đứa con sẽ khách quan hơn là tự kể về chính mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật người bố Bố là người yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Tìm mọi cách khiến đứa con của mình thân thuộc với khu vườn: + Bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một. + Chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa. → Gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình. - Dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó. → Thiên nhiên là quà tặng của cuộc sống. Đó là một bài học ý nghĩa về cuộc sống này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật người bố: - Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết; coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời;... - Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,... - Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,... => Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: là một người cẩn thận tỉ mỉ, yêu thiên nhiên, yêu thương với đứa con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành) => Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn. - Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó là: + Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì. + Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa. + Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách…. - Người bố: kiên nhẫn, tốt bụng, tinh tế và giàu tình yêu thương. - Một số chi tiết:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản từ “Trò chơi này không chỉ…như một bài hát” Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ bờ sông là nhờ thói quen hàng ngày bố luyện tập cho là đoán khoảng cách bước chân của bố. - Chi tiết này có mối liên hệ mật thiết với chi tiết trước đó: là kết quả của chi tiết trước đó. Nhờ có sự luyện tập, chỉ bảo hàng ngày của bố mà người con có thể nghe và định hướng được chính xác tiếng kêu cứu của Tí. Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu: “Tôi” đã được luyện tập nhắm mắt và lắng nghe âm thanh, nhờ vậy mà đoán ra được tiếng kêu cứu vang lên từ hướng nào. Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết: Nhân vật “tôi” chỉ nghe tiếng bước chân của người bố cũng có thể đoán được chính xác bố đang cách mình bao nhiêu bước chân, bao nhiêu mét.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và chú ý các chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về bố và bạn Tí Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: + yêu quý + gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn + bố là món quà “bự” nhất của tôi,... - Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí: + coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con + thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,... => Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí: + Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm. + Bố tôi bơi giỏi lắm + Tôi thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, âm thanh du dương như một bài hát + Tí trèo cây giỏi lắm, nó hay đem cho bố những trái ổi ngon nhất. + Cả con người tôi là món quà to bự của bố => Tính cách của nhân vật tôi: là người con ngoan ngoãn, kiên trì học tập và cũng là người yêu bố, gắn bó thân thiết với bố, có tình yêu thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên. - Chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: Chạm vào bố và la lên: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!”; Thích gọi tên “bố”... - Chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí: Coi Tí là người bạn thân thiết nhất, chia sẻ bí mật cho Tí; Thích gọi tên của Tí để lắng nghe âm thanh… => Những chi tiết trên cho thấy nhân vật “tôi” là một người nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Bạn hãy tưởng tượng…” đến hết Lời giải chi tiết: Cách 1 Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” là: tiếng những bước chân, mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,... => Những bí mật ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật”: + Hiểu được khu vườn muốn nói gì. + Hiểu bây giờ là mùa gì, bông hoa nào đang nở, tên gì. + Biết chính xác khoảng cách bước chân trong khu vườn. + Khi nhắm mắt vẫn nhìn thấy những bông hoa đang nở, thấy nguyên khu vườn, đêm nằm đắp chăn nhưng vẫn có thể đi dạo…những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn. => Những “bí mật" ấy mang lại cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật: ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình. Những bí mật: Hiểu được khu vườn, lắng nghe được những âm thanh kì diệu.. Những bí mật đó giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, ý nghĩa hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Video hướng dẫn giải Câu 7 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao? Phương pháp giải: Nêu quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”. Vì vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Em có đồng tình với những điều của người bố nói về các “món quà” vì món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. Từ đó em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta. Ý kiến: Đồng tình. Nguyên nhân: Những món quà dù lớn hay nhỏ đều gửi gắm tình cảm của người tặng. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng món quà đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối với đọc Video hướng dẫn giải (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế về món quà em đặc biệt yêu thích và viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu. Gợi ý: - Đó là món quà của ai? - Em nhận được khi nào? - Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó? - Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em? Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài tham khảo 1: “Món quà” mà em đặc biệt yêu thích chính là nụ cười của mẹ. Khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ đã nở nụ cười hạnh phúc, dường như mọi đau đớn đã xua tan. Khi em chập chững biết đi, mẹ vui sướng khôn nguôi. Nhất là khi em được điểm tốt, mẹ nở một nụ cười hiền hậu, không ngừng động viên em học hành. Khi em biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà, nụ cười ấy lại thường trực trên môi. Được nhìn thấy nụ cười của mẹ chính là niềm hạnh phúc của em. Bài tham khảo 2: Bất cứ một món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đối với tôi thì món quà giá trị nhất mà tôi được nhận đó chính là bài học về việc trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta. Đó có thể là thiên nhiên tươi đẹp, là những người thân luôn dành cho ta tình yêu vô hạn. Chúng ta cần trân trọng những người đã tặng cho ta những món quà quý giá để ta hiểu và thêm trân trọng cuộc sống này. Món quà ý nghĩa này mà tôi nhận được tôi sẽ giữ gìn và lan tỏa đến mọi người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhà tôi ở vùng nông thôn nghèo khó, cả năm bố mẹ phải vất vả cấy cày ngoài đồng ruộng mới đủ nuôi hai anh em ăn học. Vì thế quà cáp với anh em tôi là một thứ xa xỉ. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó, cũng giống như mọi năm, khi lĩnh giấy khen HSG về tôi treo gọn gàng vào cánh tủ quần áo và ngồi ngắm nhìn hồi lâu. Sáng hôm sau là ngày nghỉ, bố không đi làm đồng mà lại đi ra phố, lúc về bố đưa cho tôi một chiếc túi bóng màu trắng đục, bên trong lấp lánh sắc màu. Bố nói “phần thưởng cho gái diệu của bố”. Tôi òa lên sung sướng vì quà là thứ mà anh em tôi không bao giờ nghĩ đến. Cầm gói quà trên tay, tôi mở ra nhẹ nhàng, đó là một dây buộc tóc với vài chục quả ớt bằng nhựa lóng lánh sắc màu. Vậy là món quà đó theo tôi suốt đến nay, tuy là đã dão chun không còn sử dụng được nữa, những quả ớt cũng đã bạc màu nhưng với tôi nó là vô giá. Mỗi khi buồn tôi vẫn đem ra ngắm nghía chúng, ở đâu còn có bán những chiếc dây buộc tóc như vậy? Gợi ý: Giá trị của món quà nằm ở tấm lòng của người trao tặng. Món quà tuyệt vời nhất với em chính là nụ cười của mẹ. Chắc hẳn chúng ta đều cảm nhận được rằng, mẹ là người quan trọng nhất. Trên mỗi chặng đường, em đều có mẹ ở bên cạnh dạy dỗ, động viên. Mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ, em như được tiếp thêm nguồn động lực to lớn. Kể từ đó, em có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Bởi vậy, em tự hứa sẽ luôn ngoan ngoãn để mẹ luôn cảm thấy tự hào.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|