Giải bài Trái tim Đan-kô trang 3 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuTrong văn bản Trái tim Đan-kô, nhân vật chính là ai? Đọc đoạn văn sau cho thấy đoàn người đang lâm vào tình thế gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 3, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Trong văn bản Trái tim Đan-kô, nhân vật chính là ai? Phương pháp giải: Dựa vào nội dung văn bản cũng như chính tên văn bản Trái tim Đan-kô, từ đó lựa chọn đáp án chính xác Lời giải chi tiết: Nội dung văn bản tập trung nói tới nhân vật Đan-kô, đồng thời tên nhan đề văn bản là Trái tim Đan-kô cũng đã cho người đọc thấy được nhân vật chính là Đan - kô. Câu 2 Câu 2 (trang 3, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc đoạn văn sau cho thấy đoàn người đang lâm vào tình thế gì? Phương pháp giải: Đọc và phân tích những chi tiết nổi bật để từ đó có thể đưa ra được tình thế mà đoàn người đang lâm vào. Lời giải chi tiết: Thông qua một vài những chi tiết nổi bật như “phía sau thì có những kẻ thù mạnh và hung dữ”, “cây khổng lồ, cành cây khỏe, ôm chặt lấy nhau, rễ ngoằn ngoèo….”, “cả khu rừng gào thét như hăm dọa và hát bài ca đưa đám họ..”. Có thể thấy tình cảnh được miêu tả trong đoạn văn là tình thế khó khăn. → Đáp án đúng: B. Khó khăn. Câu 3 Câu 3 (trang 3-4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Lời nói của Đan-kô thể hiện triết lí nhân sinh nào? Phương pháp giải: Phân tích và tìm ra lời nói của Đan-kô có thể hiện triết lí nhân sinh và chọn được đáp án đúng nhất. Lời giải chi tiết: Có thể thấy lời nói của Đan-kô đang muốn thúc giục, vận động mọi người hãy đứng lên đương đầu với khó khăn thử thách mà đừng nhụt chí, nếu không làm thì mãi mãi chẳng làm nên điều gì. → Đáp án đúng: A. Khẳng định lẽ sống, hành động. Câu 4 Câu 4 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Đối mặt với sự mệt mỏi, khó khăn và cái chết khi di chuyển trong rừng rậm, đoàn người đã đối xử với Đan-kô như thế nào? Phương pháp giải: Đọc nội dung văn bản trong SGK và tập trung khai thác tâm trạng, thái đô, cách đối xử của mọi người khi lâm vào khó khăn đối với Đan-kô để có thể chọn được đáp án đúng nhất. Lời giải chi tiết: Trước hoàn cảnh khắc nghiệt, những người được anh dẫn dắt với tâm lý sợ hãi đã không suy nghĩ thấu đáo mà quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ” khi anh dẫn đường sai. Họ “kết tội” anh là “kẻ hèn mọn”. Họ nói “anh phải chết”. → Đáp án đúng: C. Oán trách, khép vào tội chết. Câu 5 Câu 5 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Trước thái độ, giận dữ, thù địch của đoàn người, tâm trạng của Đan-kô diễn biến ra sao? Phương pháp giải: Đọc nội dung văn bản trong SGK, phân tích kĩ tâm trạng, thái độ của mọi người đối với Đan-kô và cách Đan-kô thể hiện cảm xúc theo diễn biến ra sao để lựa chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người. Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người. → Đáp án đúng: B. Hiên ngang - Uất hận - Yêu thương - Buồn rầu Câu 6 Câu 6 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Hành động của Đan-kô: “Bỗng nhiên, anh đưa hai tay lên xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên trên đầu” thể hiện điều gì? Phương pháp giải: Phân tích hành động của Đan-kô dựa vào mạch cảm xúc của văn bản cũng như những cảm nhận, quan sát khi phân tích văn bản của bản thân mình và lựa chọn đáp án phù hợp nhất. Lời giải chi tiết: Hành động của Đan-kô: “Bỗng nhiên, anh đưa hai tay lên xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên trên đầu” đã thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô. Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sông họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm. → Đáp án đúng: D. Sẵn sàng hi sinh vì đoàn người. Câu 7 Câu 7 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nhân vật Đan-kô là người như thế nào? Phương pháp giải: Sau khi đã học và phân tích kĩ nội dung đoạn văn, đúc kết lại những nhận xét về nhân vật này và lựa chọn đáp án phù hợp. Lời giải chi tiết: Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người. Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người. → Đáp án đúng: A. Can trường, bao dung. Câu 8 Câu 8 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Văn bản “Trái tim Đan-kô” có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào? Phương pháp giải: Dựa vào việc đọc và phân tích văn bản để trả lời câu hỏi trên của đề bài, chỉ rõ số người và đó là những ai, kể chuyện ra sao 1 cách cụ thể, chính xác nhất. Lời giải chi tiết: Văn bản Trái tim Đan-kô có hai người kể chuyện. Đó là bà lão I-déc-ghim và nhân vật xưng “tôi”. Bà lão I-déc-ghim kể câu chuyện về chàng trai Đan-kô dũng cảm dẫn đoan người vượt qua rừng rậm và đầm lầy hôi thối để đến thảo nguyên bao la và tự do (đoạn 2, đoạn 3). Nhân vật xưng “tôi” miêu tả quang cảnh thảo nguyên nơi bà lão kể chuyện, ghi cuộc đối thọại giữa họ (đoạn 1), bình luận về câu chuyện, về nhân vật Đan-kô, bình luận về giọng kể chuyện của bà lão I-déc-ghim… (đoạn 3). Văn bản Trái tim Đan-kô có hình thức truyện khung (truyện trong truyện). Khung bên ngoài là chuyện “tôi” được bào lão I-déc-ghim kể cho nghe câu chuyện về chàng Đan-kô. Ở khung bên ngoài này, nhân vật xưng “tôi” ngầm chỉ tác giả (tôi - tác giả). “Tôi” lúc này đóng vai trò là người kể chuyện ngôi thứ nhất, can dự trực tiếp vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật. Lồng trong khung này là câu chuyện về trái tim cháy sáng của Đan-kô do bà lão I-déc-ghin kể. Giờ đây người kể chuyện ngôi thứ nhất trở thành người nghe chuyện, đưa ra các nhận xét, bình luận về câu chuyện và giọng điệu kể chuyện của bà lão I-déc-ghin. Khác với tôi - tác giả , nhân vật bà lão I-déc-ghin đứng bên ngoài câu chuyện về chàng Đan-kô do bà lão kể, hoàn toàn không can dự gì vào các sự việc. Vì thế, câu chuyện về chàng Đan-kô có hình thức trần thuật từ người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự luân phiên giữa kể, tả, bình luận của người kể chuyện và người nghe chuyện tạo nên nét độc đáo của văn bản. Câu 9 Câu 9 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô. Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện có gì đáng chú ý? Phương pháp giải: Sau khi đọc và tìm hiểu cũng như phân tích văn bản này, dựa vào hiểu biết của bản thân để tóm tắt câu chuyện đồng thời phân tích rõ được những điều đáng chú ý trong bối cảnh diễn ra các sự kiện trong chuyện. Lời giải chi tiết: - Tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô: Thuở xưa, có một đám người sinh sống ở khu vực nọ, xung quanh có ba bè rừng rậm bao bọc, một bề là thảo nguyên. Rồi những bộ lạc khác từ đâu xuất hiện, xua đuổi họ vào tít trong rừng sâu, ở đó chỉ có đầm lầy và bóng tối ghê rợn. Mọi người cứ ở đó lo nghĩ, những ý nghĩ buồn rầu làm họ hoang mang và kiệt sức. Nỗi khiếp sợ dần nảy nở trong họ, vì thế họ đã định nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận kiếp sống nô lệ. Đúng lúc đó, Đan-kô xuất hiện. Anh là một chàng trai đẹp và can đảm. Anh dẫn dắt đòan người đi xuyên qua rừng rậm, qua đầm lầy hoi thối. Đùờng đi vô cùng khó khăn, sức đoàn người suy kiệt. Họ bắt đầu oán trách, kết tội chết, muốn vây bắt và giết Đan-kô. Dù phẫn uất sôi sục nhưng lòng thương người, tình yêu đối với đoàn người rừng rực trong trái tim Đan-kô. Anh liền xé toang lồng ngực của mình, dứt trái tim cháy rực sáng, soi tỏ con đường, đưa đoàn người vượt qua rừng rậm âm u, đầm lầy hôi thối, đến thảo nguyên bao la và tự do. Đúng lúc nhìn thấy thảo nguyên, Đna-kô gục xuống và chết. Một người cẩn thận trong đoàn người dẫm lên trái tim rực sáng của Đan-kô. Trái tim tóe ra một loạt tia sáng rồi tắt ngấm. - Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện: + Không gian diễn ra sự kiện là rừng rậm và thảo nguyên.Rừng rậm là nơi cây cối lâu đời, rậm rạp, toàn bóng tối và đầm lầy thì bốc hơi hôi thối vây chặt lấy đoàn người. Bối cảnh thiên nhiên khắc nghiệt thử thách ý chí, phẩm chất của đoàn người. Trong thử thách này, đoàn người vốn gòm “những người vui vẻ khỏe mạnh và dũng cảm”, nay bộc lộ dần sự mất can đảm và trở nên hèn yếu. Đối lập với họ là Đan-ko. Trong bối cảnh thiên nhiên đó, anh bộc lộ phẩm chất can trường, lòng yêu thương con người, tinh thần dám xả thân vì đoàn người. +Thời gian diễn ra các sự kiện trong câu chuyện về chàng Đan-kô là “thửo xưa”, khoảng thời gian không xác định. Khoảng thời gian này tô đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại, bộc lộ trí tưởng tượng phi thường của tác giả và tính chất lãng mạn của truyện. Trong thời gian “thửo xưa” đó, có “một hôm” dông bão gầm thét. Đây là thời khắc đặc biệt, thời điểm thiên nhiên thể hiện sức mạnh dữ dội, khủng khiếp của nó với đoàn người, thử thách phẩm chất ý chí và nghị lực của họ. Đây cũng là thời khắc người anh hùng tỏa sáng bằng hành động xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy sáng, dẫn đoàn người đi xuyên qua rừng rậm và đầm lầy, đến thảo nguyên và tự do Thiên nhiên thù nghịch với đoàn nguời nhưng lại cộng hưởng với bản lĩnh, sức mạnh của người anh hùng, tạo nền và gây phấn khích để phẩm giá người anh hùng tỏa sáng rực rỡ. Câu 10 Câu 10 (trang 5, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Có ý kiến cho rằng: Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Em tán thành hay phản đối quan điểm đó? Vì sao? Phương pháp giải: Thể hiện sự đồng tình hay phản bác của bản thân với ý kiến mà đề bài đưa ra và lập luận giải thích theo quan điểm của mình. Lời giải chi tiết: Trước hết, cần khẳng định, văn bản Trái tim Đan-kô có ẩn chứa một số triết lí nhân sinh. - Đó là triết lí nhân sinh thể hiện trực tiếp trong lời nói của Đan-kô với đoàn người nhằm khẳng định lẽ sống hành động, khích lệ con người hành động: “Nghĩ ngợi không thể hất bỏ được tảng đá trên con đường ta đi. Kẻ nào không mó tay vào việc thì chẳng làm nên công chuyện gì. Cứ lo nghĩ làm chi cho hao tâm tổn sức? Hãy đứng lên, chúng ta sẽ đi sâu vào rừng và xuyên qua rừng, bởi vì rừng có chỗ kết thúc, mọi cái trên đời đều có chỗ kết thúc! Ta đi đi! Nào! Tiến bước!...” Trên hết, hành động cần được thúc đẩy từ những suy xét, ngẫm nghĩ kĩ càng. Nhưng lo nghĩ mà không dẫn đến hành động hoặc không chịu hành động thì không thể giải quyết được vấn đề thực tiễn, không thể dẫn đến thành công trong thực tiến. Lời nói của Đan-kô nêu cao vai trò, giá trị của hành động, thôi thúc ta phải vận động tích cực, tham gia các hoạt động thực tiễn nhằm thể hiện, phát triển bản thân, giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cụ thể, đóng góp cho sự phát triển giàu mạnh của cộng đồng. - Đó là triết lí nhân sinh được thể hiện gián tiếp qua mối quan hệ giữa hình tượng Đan-kô và đoàn người. Đây là triết lí nhân sinh sâu sắc, thể hiện ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống vì lợi ích cộng đồng, vì lợi ích nhân loại. Trong văn bản Trái tim Đan-kô, Đan-kô xuất hiện đúng lúc đoàn người rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đoàn người đòi hỏi Đan-kô dẫn dắt họ. Anh không từ nan mà sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Trong quá trình di chuyển, đoàn người dần mất đi sự can đảm, trở nên yếu hèn, tỏ thái độ bất công, thù địch, đòi giết người anh hùng. Đan-kô phẫn nộ sục sôi nhưng rồi anh thấu hiểu, yêu thương đoàn người. Anh sẵn sàng hi sinh thân mình để đưa đoàn người đến thảo nguyên bao la và tự do. Bàn luận mở rộng: - Mỗi cộng đồng được tạo nên nhờ sự liên kết, ràng buộc tự nguyện của các cá nhân với nhau. Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng vừa mang giá trị cá nhân vừa phát triển những phẩm chất, tính cách phù hợp với hệ giá trị của cộng đồng. Mỗi cá nhân sẽ chỉ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa đích thực khi được sống giữa cộng đồng gắn bó với cộng đồng, thuộc về một cộng đồng. - Trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển, các cộng đồng thường gặp những tình thế khó khăn, thử thách. Mỗi khi ở vào tình thế đó, các cộng đồng đều đòi hỏi lòng dũng cảm, sự hi sinh của các thành viên cho lợi ích chung của cộng đồng. Những người dũng cảm, cao thượng, dám xả thân dẫn dắt cộng đồng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, vươn lên giành lấy cuộc sống tự do, hạnh phúc (như Đan-kô) sẽ luôn được cổ vũ, ngợi ca. Những người hèn nhát hoặc ích kỉ, chỉ biết lo nghĩ cho mình, không dám hi sinh vì lợi ích cá nhân cho lợi ích cộng đồng sẽ bị cộng đồng khinh ghét, xa lánh, ruồng bỏ (như La-ra).
|