Giải bài tập tiếng Việt trang 15 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuXác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ dưới đây. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biên pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 15, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ dưới đây. Phương pháp giải: Tìm được biện pháp tu từ có trong khổ thơ của Xuân Diệu và phân tích chức năng biểu đạt của chúng trong cảm nhận của tác giả về mùa thu như thế nào? Các em đọc lại các biện pháp tu từ đã được học trước đó để nhận diện các biện pháp tu từ. Lời giải chi tiết: - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Nhân hóa (nàng trăng tự ngẩn ngơ); ẩn dụ bổ sung (đã nghe rét nướt); đảo ngữ (đã vắng ngươid sang những chuyến đò) - Giá trị biểu đạt: tác giả đã dùng những hình ảnh đặc trưng nhất của mùa thu để biểu đạt tâm trạng của tác giả trứơc sự hắt hiu, đượm buồn nhưng nên thơ của cảnh thu, tình thu. Câu 2 Câu 2 (trang 15, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biên pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng? Phương pháp giải: Đọc và tìm ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ của Nguyễn Quang Thiều và phân tích tác dụng biểu đạt của chúng như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng. Sau khi đọc, các em nên ghi chú những từ ngữ có nghĩa biểu cảm, hình tượng trong khổ thơ để xác định và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng. Lời giải chi tiết: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: lặp cấu trúc (Sông Đáy oi, sông Đáy ơi), so sánh tu từ (Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả; tôi như người bước hụt; Mẹ tôi đã già như cát bên bờ) - Giá trị biểu đạt: Thông qua các biện pháp tu từ được sử dụng, đặc biệt là phép so sánh tu từ với những liên tưởng khác lạ, ẩn chứa nhiều hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, biểu trưng như: Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu; một tiếng nấc âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn; già như cát bên bờ,....đã làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ Câu 3 Câu 3 (trang 15-16, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định các yếu tố trong cấu trúc so sánh tu từ có ở các đoạn trích sau: Phương pháp giải: Cần ôn lại một cấu trúc so sánh tu từ gồm những yếu tố nào để xác định đúng các yếu tố ấy có trong đoạn trích của bài tập: sự vật được so sánh (vế A), sự vật dùng để so sánh (vế B), phương diện so sánh, từ ngữ so sánh. Lời giải chi tiết: a. Sự vật được so sánh (vế A): mình đại bàng, tiếng đại bàng; phương diện so sánh: êm, ấm, kêu; từ so sánh: như; sự vật dùng để so sánh (vế B): bông, nắng, tiếng sáo. b. Sự vật được so sánh (vế A): hoa tường vi; từ so sánh: như, sự vật dùng để so sánh (vế B): thực, mơ. c. Sự vật được so sánh (vế A): vườn; phương diện so sánh: mướt, từ so sánh: như, sự vật dùng để so sánh (vế B): ngọc. Câu 4 Câu 4 (trang 16, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong các đoạn trích sau: Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học để xác định đúng và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: a. Nhân hóa (chàng Dế Choắt) và so sánh tu từ: người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. b. Ẩn dụ tu từ: tiếng thở của thời gian. c. Hoán dụ tu từ: Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
|