Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuXác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 11, tập hai
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 57, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 11, tập hai
Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức đã được học về các văn bản đọc hiểu trong chương trình SGK Ngữ Văn 11, tập hai để hệ thống lại kiến thức và thực hiện bài tập theo bảng đã được cung cấp. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 58, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu tên văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ Văn 11, tập hai ở câu 1 sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
Phương pháp giải: Dựa vào bài tập 1, phân loại các văn bản đã học ở SGK Ngữ Văn 11, tập hai sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản theo bảng mà đề bài cung cấp. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 58, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai Phương pháp giải: Cần chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ Văn 11, tập hai. Lời giải chi tiết: Các văn bản là các bài thơ có chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa. Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo. Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian: buổi chiều; các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên. Đây là những kết hợp từ bất thường gợi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động tiếng huyền”. Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có thể được hiểu là “chuyển động” (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô hình) được hữu hình hoá, như cựa mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng và vì thế là một phát hiện mầu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khắc thu về. Câu 4 Câu 4 (trang 58, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí của bài học này Phương pháp giải: Cần làm rõ sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của thể kí, đồng thời làm rõ được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí. Lời giải chi tiết: Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu: - Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” - Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình. - Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm. - Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn: + Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình + Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên. + Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả. + Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình. - Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí: Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Câu 5 Câu 5 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8, sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy. Phương pháp giải: Tóm tắt nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong Bài 8 và nêu các nhân vật tiêu biểu trong các văn bản kịch ấy. Lời giải chi tiết:
Câu 6 Câu 6 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5, trong sách Ngữ văn 11, tập hai viết về những đề tài, chủ đề gì? Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này có ý nghĩa và tính thời sự như thế nào? Phương pháp giải: Xem lại Bài 5 đã học những văn bản truyện ngắn hiện đại nào.Từ đó, nêu nội dung chính của mỗi văn bản. Lời giải chi tiết: - Các truyện ngắn Bài 5: Trái tim Đan - kô (Go-rơ-ki), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Tầng hai (Phong Điệp), Nắng đẹp miền quê ngoại (Trang Thế Hy) - Từ các truyện nêu trên xác định đề tài, chủ đề của mỗi văn bản; có thể tham khảo gợi ý sau:
Câu 7 Câu 7 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai có gì giống và khác nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập một? Phương pháp giải: Dựa vào mục lục, thống kê các nội dung viết của mỗi tập sách Ngữ Văn 11, từ đó sẽ thấy những điểm giống nhau và khác nhau. Lời giải chi tiết:
Câu 8 Câu 8 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai. Phương pháp giải: Thống kê dựa vào phần mục lục và nội dung cụ thể mục kĩ năng viết trong mỗi bài học. Từ đó, rút ra ý nghĩa của các kĩ năng. Lời giải chi tiết: - Kỹ năng được rèn luyện: + Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ. + Cách trích dẫn trong bài viết. + Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận. +Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ. - Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu. Câu 9 Câu 9 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng) Phương pháp giải: Dựa vào mục 1. Định hướng của phần Viết, Bài 5 (Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện) và Bài 8 (Nghị luận phân tích một tác phẩm kịch) Lời giải chi tiết:
Câu 10 Câu 10 (trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): a) Thống kê tên các phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai. b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6. Phương pháp giải: Cần hệ thống, thống kê lại những nội dung tiếng Việt, nội dung đọc hiểu và viết trong các các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai để lần lượt giải quyết được các yêu cầu đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: a)
b) Mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết: Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn. c) Tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. - Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” - Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
|