Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 35 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Đọc báo cáo nghiên cứu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở hộp bên phải Em rút ra được những bài học gì sau khi đọc báo cáo nghiên cứu đã nêu ở bài tập 1 và trả lời các câu hỏi ở hộp bên phải văn bản?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 35, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc báo cáo nghiên cứu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở hộp bên phải:

(1) Đọc lướt văn bản và cho biết nghiên cứu này thuộc lĩnh vực nào?

(2) Phần Tóm tắt cung cấp thông tin ngắn gọn về những khía cạnh nào?

(3) Phần Kết quả cho viết các tác giả đã nghiên cứu những nội dung nào?

(4) Những ý kiến nêu ra ở phần Bàn luận được dựa trên những căn cứ nào?

(5) Em có đồng tình với Kết luận của báo cáo không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào nôi dung của báo cáo nghiên cứu, cùng với việc xác định được từ khóa của các câu hỏi, đối chiếu thông tin và tìm được câu trả lời

Lời giải chi tiết:

(1) Nghiên cứu này thuộc lĩnh vực “y tế công cộng”

(2) Phần Tóm tắt cung cấp thông tin ngắn gọn về những khía cạnh: lí do nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả chính và kết luận.

(3) Phần Kết quả cho biết các tác giả đã nghiên cứu những nội dung sau: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; thời gian nghĩ đến và kiểm tra điện thoại thông minh; mức độ phụ thuộc điện thoại thông minh; sự liên quan giữa nghiện sử dụng điện thoại thông minh và rối loạn giấc ngủ. Tên các bảng đã nêu lên các nội dung nghiên cứu

(4) Những ý kiến nêu ra ở phần Bàn luận được dựa trên những căn cứ nghiên cứu điều tra thực tế trên đối tượng sinh viên vào năm 2015 và đối tượng học sinh trung học phổ thông vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

(5) Em hoàn toàn đồng tình với Kết luận của báo cáo. Có thể thấy, trên thực tế, đây là lứa tuổi trẻ, dễ dàng tiếp cận được với công nghệ nhất, vì thế việc ở độ tuổi này nêú không quản lí tốt thì việc nghiện điện thoại thông minh rất dễ. Hơn nữa, ở độ tuổi này, nhiều bạn chưa thực sự trang bị tốt những kĩ năng quản lí thời gian, quản lí bản thân, chưa nhận thức được rõ ràng những tác hại cũng như nguy hiểm của điện thoại thông minh ảnh hưởng tới nên dễ dàng bị cuốn theo, dẫn tới nghiện sử dụng.

Câu 2

Câu 2 (trang 40, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Em rút ra được những bài học gì sau khi đọc báo cáo nghiên cứu đã nêu ở bài tập 1 và trả lời các câu hỏi ở hộp bên phải văn bản?

Phương pháp giải:

Dựa vào những gì bản thân đã lĩnh hội, tiếp thu được kiến thức của bài báo cáo nghiên cứu để có thể nêu lên những bài học mình rút ra được.

Lời giải chi tiết:

Từ bài báo cáo nghiên cứu trên, bản thân em đã rút ra được bài học về việc quản lý thời gian biểu hàng ngày sao cho tốt, tránh dẫn tới tình trạng dành quá nhiều thời gian cho những việc không cần thiết. Việc trang bị kĩ năng quản lý thời gian biểu đóng vai trò hết sức cần thiết, quan trọng cho mỗi người; đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu biết sắp xếp, quản lý tốt thì các bạn sẽ có thể vừa lĩnh hội được nhiều điều của thế giới bên ngoài mà cũng có thể giải trí, thư giản trên điện thoại thông minh. Việc quản lý tốt sẽ giúp các bạn tránh được những thất bại không đáng có trong học tập, trong đời sống; hơn thế nữa còn giúp các bạn có thể cân bằng với việc giao tiếp ở ngoài xã hội và thế giới ảo trên mạng. Giúp các bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ, thực hiện được nhiều công việc, cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống cũng như trên Internet.

Câu 3

Câu 3 (trang 40, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Để viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, em cần lưu ý những gì?

Phương pháp giải:

Xem lại phần 1. Định hướng của hoạt động Viết trong SGK để nắm được nhiều điều cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Lời giải chi tiết:

Để viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, em cần lưu ý

- Tiến hành tự nghiên cứu (hoặc lập nhóm nghiên cứu) theo quy trình: xác định đề tài nghiên cứu (ở đây là một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà em quan tâm hoặc thích tìm hiểu), tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác định mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: xác định phương pháp nghiên cứu: thu thập, lựa chọn và dọc các tài liệu tham khảo có liên quan; tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi hoặc trực tiếp phỏng vấn về thực trạng của vấn đề (nếu cần), phân tích, xử lí số liệu, thu thập, phân tích, nhận xét thông tin để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, tổng hợp kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo nghiên cứu.

- Viết báo cáo nghiên cứu dựa trên dàn ý đã lập.

- Ngoài dàn ý và cách trình bày báo cáo như trường hợp đã nêu ở ý I.1. mục I. Định hướng, có thể trình bày theo các cách khác, nhưng cần nhân mạnh những những kết quả nghiên cứu mới về vấn đề, trích dẫn các nguồn tư liệu một cách đầy đủ, đúng quy định. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khảo.

Câu 4

Câu 4 (trang 40, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài:

Cho hai yêu cầu sau:

(1) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

(2) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh trường em.   

Em hãy chọn một trong hai yêu cầu trên, từ đó:

- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo nghiên cứu.

- Viết báo cáo nghiên cứu dựa trên dàn ý đã lập

Phương pháp giải:

Có thể tham khảo bài Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước (dangcongsan.vn, thứ Ba, 19-10-2021, 11:24 (GMT+7) khi triển khai yêu cầu (1)

Lời giải chi tiết:

(2) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh trường em.

Lập dàn ý:

Dưới đây là một dàn ý mẫu cho báo cáo về việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh trường em:

I. Giới thiệu:

   A. Đặt vấn đề: Tình trạng chấp hành luật giao thông của học sinh tại trường.

   B. Mục tiêu nghiên cứu: Nâng cao ý thức và tuân thủ luật giao thông của học sinh.

II. Phần nghiên cứu:

   A. Tìm hiểu tình hình hiện tại:

      1. Phân tích tình hình chấp hành luật giao thông của học sinh trường.

      2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức và thái độ của học sinh về luật giao thông.

   B. Nghiên cứu các phương pháp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông:

      1. Xem xét các phương pháp hiện tại trong việc giáo dục về luật giao thông.

      2. Tìm hiểu về các giải pháp đã áp dụng ở các nơi khác.

   C. Lựa chọn giải pháp phù hợp:

      1. Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của từng giải pháp.

      2. Chọn giải pháp phù hợp với tình hình và đặc điểm của trường.

III. Triển khai giải pháp:

   A. Mục tiêu cụ thể của giải pháp.

   B. Cách thức triển khai, phân công trách nhiệm.

   C. Xác định các chỉ tiêu đánh giá sự thành công của giải pháp.

IV. Đánh giá kết quả:

   A. Thu thập thông tin sau khi triển khai giải pháp.

   B. So sánh kết quả với mục tiêu đề ra.

   C. Đánh giá ảnh hưởng và hiệu quả của giải pháp đối với ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh.

V. Kết luận và đề xuất:

   A. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.

   B. Đề xuất những phương án mở rộng hoặc cải thiện giải pháp đã thực hiện.

   C. Rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển trong tương lai.

VI. Phụ lục:

   A. Bảng số liệu, biểu đồ thống kê.

   B. Hình ảnh, tài liệu tham khảo và các tài liệu liên quan

Viết báo cáo:

Luật giao thông đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, bảo đảm an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Tại trường học, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh đóng vai trò quan trọng, và việc nâng cao ý thức này đồng nghĩa với việc xây dựng thế hệ trẻ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc tham gia giao thông.

Tại trường [Tên Trường], chúng ta cần tập trung vào việc giáo dục và tạo ra môi trường giúp học sinh tiếp xúc và nắm vững luật giao thông. Đầu tiên, việc đưa vào giảng dạy nội dung về luật giao thông trong chương trình học là một bước quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn về quy tắc giao thông, các biển báo, quy định về động cơ, và những nguyên tắc cần tuân thủ khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, việc tạo ra các hoạt động thực tế để học sinh trải nghiệm và áp dụng kiến thức về luật giao thông cũng cần được thúc đẩy. Thiết kế các buổi tập huấn, thực hành tại trường hoặc khu vực xung quanh trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về việc áp dụng luật giao thông vào thực tế. Đồng thời, những buổi giảng chuyên đề, gặp gỡ với cán bộ từ cơ quan quản lý giao thông sẽ mang đến kiến thức bổ ích và chính xác hơn.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà chúng ta cần khuyến khích học sinh phát triển ý thức tư duy và trách nhiệm về việc chấp hành luật giao thông. Học sinh cần hiểu rằng, việc tuân thủ luật giao thông không chỉ mang lại an toàn cho bản thân mình mà còn đóng góp vào việc duy trì trật tự, an toàn và văn minh giao thông của xã hội.

Ngoài việc tạo ra các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội trải nghiệm, việc tạo lập môi trường giáo dục tích cực, khích lệ sự tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động xã hội là điều quan trọng. Học sinh cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng, và từ đó nhận thức rõ hơn về ý thức chấp hành luật giao thông và trách nhiệm của mình.

Nhìn chung, việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh tại trường là nhiệm vụ không chỉ của trường học mà còn của toàn xã hội. Cần tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và cùng nhau xây dựng thế hệ trẻ có ý thức, hiểu biết và trách nhiệm cao về việc tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội an toàn và phát triển.

Câu 5

Câu 5 (trang 41, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Để trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, em cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Xem lại phần 1. Định hướng của hoạt động Nói và nghe trong SGK để nắm được những điều cần lưu ý khi trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Lời giải chi tiết:

-  Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là:

+ Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.

+ Các thông tin, dẫn chứng cần phải rõ ràng, chính xác.

+ …

Câu 6

Câu 6 (trang 41, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo em, khi trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, người nói cần làm gì để thu hút sự chú ý của người nghe?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kĩ năng, hiểu biết của bản thân sau khi thực hành trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trên lớp để có thể đưa ra những chú ý mà người nói cần làm để thu hút người nghe.

Lời giải chi tiết:

  Theo em, khi trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, người nói cần làm gì để thu hút sự chú ý của người nghe:

- Phần mở đầu cần có sự dẫn dắt người đọc một cách thu hút, hấp dẫn, để người nghe cảm thấy thích thú, tò mò, muốn được lắng nghe, tìm hiểu.

- Nội dung trình bày cần có tính xác thực, thuyết phục và đúng với thực tế nhất

- Khi trình bày chỉ nên đưa ra những ý chính, ý lớn, quan trọng; tránh nói rườm rà, lan man, dài dòng, không cần thiết.

- Cần có những cách trình bày thu hút, sinh động, logic, dễ hiểu; có thể sử dụng hình ảnh minh họa, dẫn chứng bằng video, trình bày nội dung bằng slides…

- Khi kết thúc cần biết tổng kết lại vấn đề chung nhất, chính xác và cần thiết nhất cho người đọc. 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close