Giải bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuPhân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 37-38 , SBT Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau: Phương pháp giải: Bám sát vào phần Kiến thức Ngữ Văn, mục 4. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để phân tích được những đặc điểm ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau: - Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (lim dim mắt; rên lên,...). - Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe. - Sử dụng nhiều từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm (anh Chị ơi!; đấy thôi,...). - Sử dụng nhiều câu tỉnh lược (Lại say rồi!, Về bây giờ thế?,...). Câu 2 Câu 2 (trang 38-39 , SBT Ngữ Văn 11, tập một): Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì? Phương pháp giải: Bám sát vào phần Kiến thức Ngữ Văn, mục 4. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đồng thời liên hệ vào hai đoạn trích để nhìn nhận được sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ xưng hô. Lời giải chi tiết: a. Sử dụng nhiều lớp từ khẩu ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm thán, cách xưng hô không cân xứng về vị thế giao tiếp, thiếu tính chuẩn mực; tình huống giao tiếp là cuộc đối thoại căng thẳng, dễ gây xung đột bằng những từ ngữ đối thoại tiêu cực. b. Sử dụng từ khẩu ngữ tỉnh thái (chà chà...); ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (chặc lưỡi); cách xưng hô thứ bậc trên dưới rõ ràng về vị thế giao tiếp, có tính chuẩn mực (dạ bẩm; thầy, tôi); tình huống giao tiếp là cuộc đối thoại trang nhã, lịch sự, tích cực. Câu 3 Câu 3 (trang 39 , SBT Ngữ Văn 11, tập một): Từ ngữ nào trong đoạn trích sau đây cho thấy đó là dấu hiệu biểu đạt của ngôn ngữ nói? Phương pháp giải: Bám sát vào phần Kiến thức Ngữ Văn, mục 4. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và vận dụng vào đoạn trích đề bài đã cho để thấy được những dấu hiệu biểu đạt của ngôn ngữ nói. Lời giải chi tiết: Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau: - Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (bĩu môi; Chà,...). - Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe. - Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm (Thôi, biết bao lần rồi!; Chà!....). - Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, câu đặc biệt (Sao!; Trong nửa tháng! Chà) Câu 4 Câu 4 (trang 39 , SBT Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết có trong đoạn trích sau: Phương pháp giải: Bám sát vào phần Kiến thức Ngữ Văn, mục 4. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và vận dụng vào đoạn trích đề bài đã cho để thấy rõ được những đặc điểm của ngôn ngữ viết. Lời giải chi tiết: Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau: - Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết). - Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói / người viết; người nghe / người đọc vắng mặt trên văn bản. - Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ). - Không sử dụng ngữ chuyên ngành mang phong cách ngôn ngữ khoa học.
|