Giải bài Một thời đại trong thi ca trang 48 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuThời đại thi ca mà Hoài Thanh đề cập trong bài viết của mình diễn ra trong bao lâu? Tác giả nào trong phong trào Thơ mới không được nhắc đến trong phần một của văn bản Một thời đại trong thi ca (trích)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Thời đại thi ca mà Hoài Thanh đề cập trong bài viết của mình diễn ra trong bao lâu? Phương pháp giải: Chú ý vào đoạn mở đầu của văn bản để khai thác thông tin dựa trên những cụm từ khóa của câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong đoạn đầu của văn bản, tác giả đã nhấn mạnh: “Một thời đại vừa chẵn mười năm. Trong mười năm ấy,.....” → Đáp án đúng: B. Mười năm Câu 2 Câu 2 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Tác giả nào trong phong trào Thơ mới không được nhắc đến trong phần một của văn bản Một thời đại trong thi ca (trích) Phương pháp giải: Chú ý vào đoạn đầu của văn bản, dựa vào những liệt kê tên các tác giả của phong trào Thơ mới mà tác giả nói tới để xác định và lọc đáp án. Lời giải chi tiết: Trong phần một của văn bản, trong phong trào Thơ mới, các tác giả được nhắc tên tới: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Xuân Diệu. → Đáp án cần chọn: A. Hàn Mặc Tử. Câu 3 Câu 3 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Để thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới đối với thơ ca, Hoài Thanh đã: Phương pháp giải: Đọc văn bản, chú ý vào cách tác giả Hoài Thanh lập luận, chứng minh, thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới đối với thơ ca. Lời giải chi tiết: Dựa vào nội dung phần (2) của văn bản, có thể thấy Hoài Thanh đã sử dụng cách so sánh cái hay của thời đại thơ mới so với thời đại cũ để thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới đối với thơ ca. → Đáp án đúng: D. so sánh thời đại thơ mới với thời đại thơ cũ. Câu 4 Câu 4 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai: Để làm rõ sự khác nhau giữa tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới, tác giả đã lập luận như thế nào? Phương pháp giải: Đọc văn bản, chú ý từ khóa của câu hỏi để tìm kiếm thông tin chính xác để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong đoạn “Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào…..cùng Huy Cận” là đoạn tác giả làm rõ sự khác nhau giữa tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới. → Đáp án đúng: C. Làm rõ nôi hàm của tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới trong hai chữ “tôi” và “ta”, rồi chứng minh sự khác nhau về chữ “tôi” trong mỗi thời đại Câu 5 Câu 5 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Nội dung chính của phần (3) là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào? Phương pháp giải: Đọc nội dung của phần (3) và đưa ra khái quát của bản thân về nội dung chính ấy bằng một luận điểm. Lời giải chi tiết: - Phần (3) nói về cảm hứng bao trùm của thơ mới và tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới. - Luận điểm: Cảm hứng bao trùm của thơ mới là nỗi buồn và tình yêu quê hương của các nhà thơ mới được gửi gắm trong tình yêu tiếng Việt. Câu 6 Câu 6 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Hãy nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong các câu văn sau ở cuối phần (3): “ Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu câu nói can đảm của ông chú báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.” Phương pháp giải: Xác định được biện pháp tu từ trong các câu văn mà đề bài đã cho; từ đó chỉ ra được tác dụng của nó. Lời giải chi tiết: - Ở cuối phần (3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cú pháp: Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu…; Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy…; Chưa bao giờ như bay giờ, họ thấy… - Biện pháp này vừa giúp tác giả nhấn mạnh đặc điểm riêng trong tâm hồn các nhà thơ mới, vừa làm rõ khía cạnh cụ thể, phong phú trong nhận thức và tình cảm của các nhà thơ mới đối với đất nước, dân tộc, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những đồng cảm của người viết với các thi nhân. - Biện pháp trên còn tạo nhịp điệu cho câu văn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn củ văn bản về phương diện ngôn ngữ. Câu 7 Câu 7 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì? “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” Phương pháp giải: Đọc và nhận xét về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt, đồng thời chỉ ra tác dụng của nó trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết. Lời giải chi tiết: Đoạn văn cho thấy sự kết hợp của các phương thức thuyết minh và biểu cảm. → Tác dụng: vừa thuyết minh về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới vừa biểu lộ nhận định, đánh giá và sự thấu cảm của nhà phê bình văn học đối với các nhà thơ. Câu 8 Câu 8 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập hai): Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn: “ Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về: - Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh? - Phong trào Thơ mới 1932 - 1945? Phương pháp giải: Đọc đoạn văn bản trích mà đề bài đưa ra, kết hợp với sự hiểu biết và những tài liệu tham khảo cũng như thông tin mà đoạn văn cung cấp để trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: Đoạn văn bản “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” cho thấy: - Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh: giàu hình ảnh và chất thơ, câu văn có nhịp điệu, được tạo nên bởi những cấu trúc tương xứng lặp đi lặp lại như một điệp khúc. - Phong trào Thơ mới 1932 - 1945: là một phong trào thơ ca phong phú về nội dung cảm xúc và đa dạng về cả tính sáng tạo. Đó là một trào lưu văn học với nhiều nhà thơ nổi tiếng
|