Giải bài tập tiếng Việt trang 7 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuNhững trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ? Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 7, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ? Phương pháp giải: Đọc Kiến thức Ngữ Văn trong SGK để hiểu được hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ là như thế nào, từ đó chỉ ra các trường hợp cụ thể trong bài tập. Lời giải chi tiết: a. Tách rời các tiếng trong từ phức: đắn đo (phải đắn phải đo) b. Tách rời các tiếng trong từ phức: lả lơi (bướm lả ong lơi) c. Tách rời các tiếng trong từ phức: ngẩn ngơ/ ngơ ngẩn (ra ngẩn vào ngơ) d. Sử dụng thành ngữ biến thể không theo quy luật thông thường: xa mặt cách lòng (“Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng”) Câu 2 Câu 2 (trang 8, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau: Phương pháp giải: Đọc phần Kiến thức Ngữ Văn trong SGK để hiểu và xác định đúng yêu cầu của bài tâp Lời giải chi tiết: a. Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: tình thư một bức (Trật tự thông thường: một bức thư tình) b. Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: tiều vài chú; chợ mấy nhà (Trật tự thông thường: vài chú tiều; mấy nhà chợ) c. Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng nghèo nàn. (Trật tự thông thường: Thứ nghệ thuật phấn son mà bên trong mục ruỗng nghèo nàn đã hết thời) d. Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Trật tự thông thường: Những người gầy gò, rách rưới sống một đời khốn nạn) Câu 3 Câu 3 (trang 8, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào? Phương pháp giải: Cần nhận diện và phân tích mục đích, tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt trong những ngữ liệu đã cho. Lời giải chi tiết: a. Câu đặc biệt: Trông gớm chết! b. Câu rút gọn: Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! c. Câu đặc biệt: Khuya rồi. d. Câu rút gọn: Không. Việc sử dụng những câu đặc biệt, câu rút gọn trong các ngữ liệu trên có tác dụng miêu tả được rõ ràng hành động, thái độ, tình cảm của nhân vật đối với vấn đề hữu quan. Câu 4 Câu 4 (trang 9, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nhận xét về những cách diễn đạt phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các ngữ liệu sau: Phương pháp giải: Cần nhận diện và phân tích được những từ ngữ/ cấu trúc cú pháp không theo quy luật thông thường nhưng tạo ra tác dụng tu từ cao. Lời giải chi tiết: a. Kết hợp từ bất thường: Cách dùng từ say trong câu với nhiều lớp nghĩa khác nhau, vừa nghĩa gốc, vừa nghĩa phát sinh đã tạo nên cách nói/ diễn đạt hấp dẫn, biểu cảm cao. b. Thay đổi trật tự từ trong câu: Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Bằng cách này, tác giả đã tạo nên những câu thơ bất hủ với thời đại. c. Rút gọn thành phần chính của câu và tách một bộ phận câu thành câu độc lập: Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.
|